5. Bố cục của đề tài
4.3.1 Đối với Tổng công ty 622
Công ty 621 là công ty con của Tổng công ty 622, hạch toán phụ thuộc vào Tổng công ty. Do phụ thuộc hoàn toàn tài chính vào Tổng công ty nên Công ty 621 chưa thực sự chủ động trong công tác đào tạo nói chung và công tác đào tạo cán bộ quản lý cấp trung nói riêng. Việc phát sinh các chương trình đào tạo cho phù hợp với những biến động, yêu cầu của thực tiễn không phải không thường xuyên diễn ra, tuy nhiên để xin được kinh phí và doanh nghiệp đào tạo lại mất quá nhiều thời gian. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của việc doanh nghiệp đào tạo cán bộ quản lý cấp trung, đặc biệt khi chi phí đào tạo cho đội ngũ này không nhỏ. Trong quá trình lập kế hoạch chi phí và chương trình đào tạo của năm kế hoạch, bao giờ cũng xây dựng chi phí dự phòng, nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Vì vậy để đảm bảo doanh nghiệp đào tạo kịp thời, đạt hiệu quả, kiến nghị với Tổng công ty như sau:
- Kế hoạch đào tạo cần gắn với kế hoạch và định hướng phát triển của Tổng công ty 622 nói chung và công ty 621 nói riêng, vì vậy phê duyệt kinh phí đào tạo cần nhìn nhận ở góc độ định hướng hoạt động kinh doanh và năng lực cán bộ thực tế của từng đơn vị. Hiện nay việc phê duyệt kinh phí đào tạo chủ yếu căn cứ vào chi phí năm trước, việc bảo vệ kế hoạch chi phí không có tiêu chí cụ thể, cắt giảm các khóa đào tạo không dựa trên các nguyên tắc thống nhất và công khai, vẫn thực hiện theo cơ chế xin cho.
- Cắt giảm các khâu thẩm định không cần thiết trong quá trình phê duyệt kế hoạch đào tạo phát sinh, tránh lãng phí thời gian.
- Tổng công ty 622 cần có sự kiểm soát chặt chẽ hơn về hiệu quả của các chương trình đào tạo cán bộ quản lý cấp trung. Việc cấp chi phí đào tạo kịp thời chỉ là một trong những yếu tố tạo nên hiệu quả của công tác đào tạo cán bộ quản lý cấp trung, nhưng nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ về hiệu quả đầu tư thì lãng phí về
cả tài chính và thời gian.