CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG TRONG DOANH NGHIỆP
2.1 Cán bộ quản lý trong doanh nghiệp
Trong quá trình điều hành và phát triển đất nước hiện nay vấn đề cán bộ quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng cần giải quyết và làm ngay. một vài năm vừa qua và những năm tới Đảng và Nhà Nước đã có những chủ trương và chính sách thực hiện việc chỉnh đốn Đảng và cán bộ quản lý từ trung ương đến địa phương nhằm hoàn thiện hệ thống cán bộ quản lý trong quá trình quy hoạch nền kinh tế quốc dân.
2.1.1 Khái niệm và phân loại cán bộ quản lý
Nhiệm vụ cơ bản của quản lý bao gồm hoạch định, tổ chức, bố trí nhân lực, lãnh đạo động viên và kiểm soát. Hoạch định là việc xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong tương lai và lên các kế hoạch hành động. Tổ chức là việc sử dụng một cách tối ưu các nguồn lực được yêu cầu để thực hiện kế hoạch. Bố trí nhân lực là việc phân tích công việc, tuyển mộ và phân công từng cá nhân cho từng công việc thích hợp. Lãnh đạ động viên: Giúp các nhân viên khác làm việc hiệu quả hơn để đạt được các kế hoạch (khiến các cá nhân sẵn lòng làm việc cho doanh nghiệp). Kiểm soát là việc giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch (kế hoạch có thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra).
Theo nghĩa rộng, cán bộ quản lý là những người làm việc trong bộ máy tổ chức, là người thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức với kết quả và hiệu quả cao.
Theo nghĩa hẹp, cán bộ quản lý là những người có thẩm quyền ra quyết định dù được phân quyền hay ủy quyền.
Nói chung cán bộ quản lý là những người phụ trách và đưa ra quyết định.
Một cán bộ quản lý được xác định bởi ba yếu tố.
- Có vị thế trong tổ chức với những quyền hạn nhất định trong quá trình ra
quyết định .
- Có chức năng thể hiện những công việc cần thực hiện trong toàn bộ hoạt động của tổ chức.
- Có nghiệp vụ thể hiện phải đáp ứng những đòi hỏi nhất định của công việc.
Phân loại cán bộ quản lý: Với những mục đích và góc nhìn khác nhau thì cán bộ quản lý được phân thành các loại khác nhau.
Theo cấp quản lý thì ta có ba cấp:
- Cán bộ quản lý cấp cao: là những người chịu trách nhiệm ra những chiến lược quyết định hoặc có những ảnh hưởng lớn tới các quyết định chiến lược, đề ra các chính sách chỉ đạo quan hệ giữa tổ chức và môi trường. Đây là những người chịu trách nhiệm toàn diện đối với hoạt động của tổ chức .
- Cán bộ quản lý cấp trung: là người điều hành việc thực hiện ra quyết định , các chính sách đưa ra bởi cấp cao. Thiết lập mối quan hệ giữa đòi hỏi của nhà quản lý với năng lực của nhân viên. Họ thương là những người phụ trách các phân hệ, các bộ phận trong tổ chức.
- Cán bộ quản lý cấp thấp: là những người chịu trách nhiệm vể công việc của các nhân viên là những người lao động trực tiếp. Chỉ đạo, điều hành, giám sát hoạt động của người lao động.
Theo phạm vi quản lý, có thể chia cán bộ quản lý thành 2 loại:
- Cán bộ quản lý tổng hợp: là người phụ trách doanh nghiệp hay đơn vị tương đối độc lập trong doanh nghiệp.
- Cán bộ quản lý chức năng: là những người quản lý chức năng chuyên môn riêng biệt như quản lý trong bộ phận tài chính, nghiên cứu, nhân lực…. Theo tính chất của lao động ;
- Cán bộ lãnh đạo là những người giữ cương vị chỉ huy trong điều hành công việc của tổ chức, đơn vị. Đây là bộ phận quan trọng nhất, quyết định tính hiệu lực và hệu quả của bộ máy quản lý.
- Chuyên gia; là những người có trình độ chuyên môn nhất định, có khả năng nghiên cứu. Họ là những người tư vấn cho lãnh đạo, đồng thời cũng là những nhà chuyên môn thực thi những công việc đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn phức tạp.
- Cán bộ thực thi, thực hành công vụ nhân danh quyền lực. Họ là những người mà bản thân họ không có thẩm quyền ra quyêt định mà là những người thừa hành công việc, thực thi công việc. Đây là lực lượng đông đảo trong hệ thống cán bộ trực tiếp thực thi các thủ tục hành chính.
- Nhân viên là những người thực hành nhiệm vụ do cá cán bộ lãnh đạo giao phó. Họ là những người làm công tác phục vụ, bản thân họ có những trình độ chuyên môn kỹ thật ở mức thấp nên chỉ tuân thủ sự hướng dẫn của cấp trên.
Sơ đồ 2.1 Phân loại lao động theo cơ cấu chức năng
2.1.2 Vai trò của cán bộ quản lý.
- Là người liên kết, người làm việc với người khác.
Nhà quản lý đại diện cho đơn vị mình trong các cuộc gặp mặt chính thức tạo ra và duy trì động lực cho người lao động nhằm hướng cố gắng của họ tới mục tiêu chung của tổ chức.
- Là người xử lý thông tin.
Bao hàm sử dụng trao đổi thông tin với những người khác. Nhà quản lý tìm kiếm những thông tin phản hồi cần thiết cho quản lý. Chia sẻ thông tin với những người trong đơn vị
Quản lý cấp cao
Quản lý cấp trung
Viên chức thừa hành
Quản lý cấp cơ sở
Lao động SX trực tiếp
- Là người ra quyết định.
Đây là vai trò quan trọng để tác động lên con người nhằm tìm kiếm cơ hội để tận dụng xác định vấn đề để giải quyết chỉ đạo việc thực hiện quyết định.
Vai trò của cán bộ quản lý được chia làm 3 nhóm lớn: Vai trò quan hệ với con người (vai trò tượng trưng; vai trò lãnh đạo; vai trò liên hệ giữa nhiều mức trong doanh nghiệp), vai trò thông tin (Xử lý thông tin; phổ biến thông tin; phát ngôn), vai trò ra quyết định (người sáng tạo; người xử lý rắc rối; điều phối các nguồn lực; nhà thương lượng). Henry Mintzberg mô tả một tập hợp của mười vai trò mà một nhà quản lý cần có. Những vai trò này được chia thành ba loại:
Bảng 2.1 Vai trò của cán bộ quản lý cấp trung
Thể loại Vai trò Hoạt động
Thông tin Giám sát Tìm kiếm và nhận thông tin, định kỳ quét và báo cáo; duy trì liên lạc cá nhân với các bên liên quan.
Tuyên truyền Chuyển tiếp thông tin cho các thành viên doanh nghiệp thông qua bản ghi nhớ, báo cáo, và các cuộc gọi điện thoại.
Người phát ngôn Truyền thông tin đến bên ngoài thông qua các báo cáo, bản ghi nhớ, và bài phát biểu.
Giữa các cá nhân
Bung xung Thực hiện các nhiệm vụ nghi lễ và biểu tượng, chẳng hạn như chào đón khách tham quan và ký kết các văn bản quy phạm pháp luật.
Nhà lãnh đạo Chỉ đạo và động viên cấp dưới, tư vấn và giao tiếp với cấp dưới.
Liên lạc Duy trì các liên kết thông tin cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp thông qua mail, gọi điện thoại, và các cuộc họp.
Ra quyết định
Doanh nhân Khởi tạo dự án cải tiến, xác định các ý tưởng mới và trách nhiệm ý tưởng đại biểu cho những người khác.
Xử lý xáo trộn Hành động khắc phục trong thời gian tranh chấp, khủng hoảng, giải quyết xung đột giữa các cấp dưới, thích ứng với môi trường.
Nguồn lực cấp phát
Quyết định nguồn nhân lực thực hiện, chuẩn bị ngân sách, tiến độ đề ra và xác định ưu tiên.
Người thương thuyết
Đại diện bộ phận trong quá trình đàm phán hợp đồng công đoàn, bán hàng, mua hàng, và ngân sách.
Nguồn: Henry Mintzberg(1973), The nature of managerial work
Đối với cán bộ quản lý cấp trung cũng thực hiện các vai trò này, tuy nhiên
với mỗi cấp bậc quản lý khác nhau sẽ thể hiện từng vai trò ở lĩnh vực, thời điểm, phạm vi… khác nhau.
2.1.3 Yêu cầu đối với cán bộ quản lý cấp trung
Kỹ năng cần có của một cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý cấp trung nói riêng có thể chia làm 3 loại:
Thứ nhất, kỹ năng, chuyên môn: Khả năng thực hiện một công việc cụ thể.
Kỹ năng này đòi hỏi phải có khả năng sử dụng thành thạo đặc biệt và chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Kế toán, kỹ sư, các nhà nghiên cứu thị trường, và các nhà khoa học máy tính, ví dụ, có kỹ năng kỹ thuật. Các nhà quản lý có được những kỹ năng ban đầu thông qua giáo dục chính thức và sau đó tiếp tục phát triển thông qua đào tạo và kinh nghiệm công việc. Kỹ năng kỹ thuật quan trọng đối với cán bộ quản lý cấp trung để họ có thể kiểm soát, đánh giá thực hiện công việc của nhân viên.
Thứ hai, kỹ năng tư duy, nhận thức: Khả năng nắm bắt, nhận thức thông tin, cơ hội, nguy cơ. Kỹ năng này gọi cho khả năng suy nghĩ phân tích. Kỹ năng phân tích cho phép quản lý để phá vỡ các vấn đề thành những phần nhỏ hơn, để xem mối quan hệ giữa các bộ phận, và nhận ra tác động của bất kỳ một vấn đề đối với những người khác. Là người quản lý cho rằng trách nhiệm cao hơn trong các doanh nghiệp, họ phải đối phó với nhiều vấn đề mơ hồ có hậu quả lâu dài. Một lần nữa, các nhà quản lý có thể có được những kỹ năng ban đầu thông qua giáo dục chính thức và sau đó tiếp tục phát triển chúng bằng cách đào tạo và kinh nghiệm làm việc. Cấp quản lý cao hơn, kỹ năng khái niệm trở nên quan trọng hơn.
Thứ ba, kỹ năng nhân sự: Khả năng giao tiếp, lãnh đạo, động viên. Kỹ năng này thể hiện khả năng làm việc tốt trong hợp tác với những người khác. Kỹ năng con người xuất hiện tại nơi làm việc như là một tinh thần tin cậy, nhiệt tình, và sự tham gia thực sự trong mối quan hệ. Một người quản lý có kỹ năng tốt của con người có một mức độ cao của sự tự nhận thức và năng lực để hiểu và đồng cảm với những cảm xúc của người khác. Một số nhà quản lý tự nhiên sinh ra với những kỹ năng tuyệt vời của con người, trong khi những người khác cải thiện kỹ năng của họ
thông qua các lớp học hoặc kinh nghiệm. Làm thế nào để có được kỹ năng con người tốt vì rất quan trọng cho tất cả các nhà quản lý do tính chất cao giữa các cá nhân trong công tác quản lý.
Mặc dù tất cả ba loại có chứa các kỹ năng cần thiết cho các nhà quản lý, tầm quan trọng tương đối của họ có xu hướng khác nhau tùy theo mức độ trách nhiệm quản lý. Đối với cán bộ quản lý cấp trung, họ là cầu nối giữa nhân viên với lãnh đạo cấp cao nên các kỹ năng trên đòi hỏi họ phải có sự mềm dẻo hơn đặc biệt là trong kỹ năng nhân sự.
Tất cả những kỹ năng, phẩm chất, năng lực cần có ở một cán bộ quản lý cấp trung đều nhằm hướng tới kết quả cuối cùng của công tác quản lý đó là: Phải làm đúng; Quản lý sự thay đổi; Đạt mục tiêu thông qua hệ thống chính sách, mệnh lệnh hành chính; Phải biết lập kế hoạch, ngân sách; Phải tổ chức thực hiện; Phải kiểm tra, giám sát; Phải thực hiện việc nghiệm thu, đánh giá kết quả công việc.
Với vai trò, yêu cầu đối với cán bộ quản lý cấp trung như trên, rất cần quản lý công tác đào tạo sao cho hiệu quả nhằm hướng tới mục tiêu của doanh nghiệp. Tố chất quản lý, lãnh đạo có thể hình thành sẵn trong mỗi con người nhưng không có sự học tập, rèn luyện các kỹ năng quản lý, cập nhật những kiến thức mới thì khó có thể đạt được hiệu quả quản lý cao và bắt kịp được xu thế thời đại.
2.2 Công tác đào tạo cán bộ quản lý cấp trung trong doanh nghiệp