CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG TRONG DOANH NGHIỆP
2.2 Công tác đào tạo cán bộ quản lý cấp trung trong doanh nghiệp .1 Khái niệm công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
2.2.4 Mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển đều là công việc cung cấp kiến thức, rèn luyện các kỹ năng phẩm chất nghề nghiệp cho người lao động; tuy nhiên đào tạo nhấn mạnh đến việc huấn luyện trong hiện tại và chú trọng đến công việc trong hiện tại, còn phát triển là chú trọng đến các công việc trong tương lai. Như vậy, đào tạo luôn gắn với chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của doanh nghiệp. Đào tạo chỉ đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại, còn phát triển giúp thoả mãn nhu cầu thăng tiến và làm tăng khả năng thích ứng của người lao động đối với những biến đổi của công việc trong
tương lai
Đào tạo nguồn nhân lực là một trong những hoạt động cơ bản của quản trị nhân lực, “là hoạt động duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp, đảm bảo việc thực hiện được yêu cầu công việc hiện tại cũng như đón bắt được xu hướng công việc trong tương lai của người lao động”. Đào tạo hay còn được gọi là đào tạo kỹ năng là hoạt động học tập nhằm giỳp người lao động hiểu rừ công việc, từ đó thực hiện có hiệu quả những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi công việc của mình.
“Phát triển là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của doanh nghiệp”. Như vậy để phát triển được nguồn nhân lực nói chung là phải thực hiện tốt và triệt để từ hoạt động giáo dục, đào tạo và phát triển.
Tuy nhiờn cần phõn biệt rừ ràng đào tạo và phỏt triển nguồn nhõn lực, bởi mỗi hoạt động lại mang một mục đích riêng, có thể so sánh giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực như sau
Bảng 2.2 Phân biệt đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Tiêu chí Đào tạo Phát triển
1.Tập trung Công việc hiện tại Công việc tương lai
2. Phạm vi Cá nhân Cá nhân và doanh nghiệp
3.Thời gian Ngắn hạn Dài hạn
4.Mục đích Khắc phục sự thiếu hụt về
kiến thức và kĩ năng hiện tại Chuẩn bị cho tương lai
Nguồn: Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), Gtr Quản trị nhân lực 2.2.5 Công tác đào tạo cán bộ quản lý cấp trung trong doanh nghiệp
Công tác đào tạo nguồn nhân lực được xem xét từ góc độ tầm nhìn, chiến lược của doanh nghiệp cho đến các chuẩn mực năng lực (khung năng lực) và chương trình đánh giá thực hiện công việc của doanh nghiệp, nhìn nhận ra những yếu điểm cần khắc phục, cần bồi dưỡng cho người lao động để đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại và tương lai. Nói đến công tác đào tạo ta có thể xem xét thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2 Hệ thống đào tạo cán bộ quản lý cấp trung Nguồn: Chương trình giảng dạy của công ty 621
Cán bộ quản lý cấp trung là cầu nối trung gian giữa quản lý cấp cao với người lao động trong doanh nghiệp. Một nhà quản lý cấp trung có trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo công tác của bộ phận, giám sát công việc của nhân viên. Cán bộ quản lý cấp trung là những người nắm bắt rừ ràng cụng việc của bộ phận, nhưng không phải là người thực hiện công việc của bộ phận tốt nhất. Điều này thực sự quan trọng đối với người quản lý để họ biết họ phải làm thế nào để quản lý nhân viên, kiểm soát được công việc hơn là làm thế nào để làm tốt công việc của một nhân viên. Người quản lý cấp trung có quyền đề bạt thuê ai, sa thải ai và tạo động lực thúc đẩy như thế nào. Bản thân họ có quyền thay đổi nhiệm vụ của lao động cấp dưới sao cho phù hợp với năng lực của mỗi người. Cán bộ quản lý cấp trung có
Tầm nhìn, chiến lược của doanh nghiệp Mục tiêu, kế hoạch
hành động ngắn hạn Mục tiêu, định hướng
dài hạn
Hệ thống đánh giá nội
bộ ngắn hạn Hệ thống đánh giá nội
bộ dài hạn và dự báo Khung
năng lực cán bộ cấp
trung
Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển
Đánh giá hiệu quả sau đào tạo
Doanh nghiệp đào tạo và phát triển
trách nhiệm thực hiện các mục tiêu được thiết lập bởi các nhà quản lý cấp cao.
Thông qua các mục tiêu, định hướng lớn thì các nhà quản lý cấp trung sẽ thiết lập mục tiêu, hành động của mình theo phân cấp. Họ vừa thúc đẩy, hỗ trợ cho nhân viên cấp dưới đồng thời cũng là kênh phản hồi cho các nhà quản lý cấp cao. Với những khác biệt lớn của cán bộ quản lý cấp trung với cán bộ cấp cao trong doanh nghiệp và cũng hoàn toàn khác với người lao động nên công tác đào tạo cán bộ quản lý cấp trung phải có những sự khác biệt.
2.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo cán bộ cấp trung trong