Lựa chọn đối tượng đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển cán bộ quản lý cấp trung của Công ty 621 (Trang 70 - 73)

3.3 Phân tích hoạt động đào tạo và phát triển cán bộ quản lý cấp trung của công ty 621

3.3.5 Lựa chọn đối tượng đào tạo

Đối tượng đào tạo là cán bộ quản lý cấp trung của Công ty, nhưng phải cụ thể hóa là đào tạo cán bộ phụ trách khối nào, khối trực tiếp hay gián tiếp, các phòng phục vụ thương mại hay phục vụ kỹ thuật và cụ thể là đào tạo ai.

Cán bộ quản lý cấp trung được tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình

độ quản lý, ngoại ngữ ngoài các khóa đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

Ngoài ra cán bộ quản lý cấp trung còn được cử đi tham gia các khóa đào tạo về lĩnh vực quản lý để nâng cao kỹ năng quản lý theo Bảng 3.15 sau:

Bảng 3.14 Đào tạo lý luận chính trị và hành chính doanh nghiệp

Đơn vị tính: Người

STT Năm

Nội dung 2011 2012 2013

1 Cao cấp lý luận chính trị 2 3 2

2 Hành chính doanh nghiệp 2 2 2

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Công ty) Thông qua điều tra bảng hỏi, tác giả tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ về việc lựa chọn đối tượng đào tạo như sau:

Bảng 3.15 Kết quả đánh giá lựa chọn đối tượng đào tạo

STT Nội dung câu hỏi Kết quả trả lời Tỷ lệ %

1

Số người đăng ký nhu cầu đào tạo của bản thân trong kế hoạch đào tạo hàng năm

0 0

2

Số người nắm được trong năm được tham gia bao nhiêu khóa đào tạo và đào tạo gì

0 0

3

Khóa học đáp ứng những kiến thức, kỹ năng mà anh chị thiếu hụt trong quá trình thực hiện công việc

17 45,94

Nguồn: Kết quả điều tra tại Công ty 621, tác giả Thông qua Bảng 3.15 và qua phân tích dữ liệu, việc lựa chọn đối tượng đào tạo hiện nay vẫn còn một số bất cập như sau:

Thứ nhất là việc lựa chọn đối tượng đào tạo không xuất phát từ nhu cầu của bản thân cán bộ quản lý cấp trung.

Hiện Công ty chưa tổ chức lấy ý kiến nhu cầu đào tạo của cán bộ quản lý cấp trung hàng năm, chính vì vậy 100% cán bộ quản lý cấp trung cho rằng mình không được đăng ký nhu cầu đào tạo của cá nhân (37/37 phiếu). Việc đào tạo cán bộ quản

lý cấp trung do bộ phận đào tạo tự phân tích, tự tìm hiểu chương trình dựa trên tiêu chuẩn chức danh của cán bộ quản lý cấp trung với hồ sơ đào tạo của đối tượng này.

Về nguyên tắc, cán bộ quản lý cấp trung phải được trao đổi và thống nhất chương trình học cho năm kế hoạch để bản thân họ cũng chủ động trong việc bố trí sắp xếp thời gian và công việc để đi học. Hơn ai hết, cán bộ quản lý cấp trung hiểu được mình còn thiếu những kỹ năng, kiến thức gì trong quá trình thực hiện công việc để đăng ký chương trình đào tạo cho bản thân.

Thứ hai là việc triển khai chương trình đào tạo đến đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung chưa theo một quy chế hay quy định cụ thể.

Việc thông tin cho cán bộ quản lý cấp trung về kế hoạch đào tạo, thời gian đào tạo cũng không có nguyên tắc hay theo 1 quy định cụ thể nào. Cán bộ không nắm bắt được trong cả năm tới, họ sẽ được đi đào tạo những lớp kỹ năng quản lý hay chuyên môn nào. Chỉ có đến từng khóa học, khi thời gian đào tạo đã gần tới thì cán bộ quản lý cấp trung mới biết mình phải đi học chương trình này. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc lập kế hoạch công việc của cán bộ, có thể chương trình đào tạo sẽ không hiệu quả khi cán bộ quản lý cấp trung đang thực hiện những công việc khác theo kế hoạch hành động của đơn vị hay kế hoạch công việc được ban lãnh đạo giao phó. Theo bảng 3.15, 100% cán bộ quản lý cấp trung đã trả lời rằng họ không được phổ biến kế hoạch đào tạo của họ trong cả năm sắp tới. Các chương trình đào tạo chỉ mang tính chung chung, không cụ thể là ai phải học, có kế hoạch đào tạo nhưng lại không có đối tượng đào tạo cụ thể.

Thứ ba là việc lựa chọn đối tượng đào tạo vẫn xa rời với kết quả thực hiện công việc của cán bộ quản lý cấp trung.

Trong quá trình thực hiện công việc, cán bộ sẽ biết mình đang thiếu hụt những kiến thức, kỹ năng gì. Việc lựa chọn đối tượng đào tạo phải căn cứ vào những thiếu hụt đó. Tuy nhiên, công tác đào tạo cán bộ quản lý cấp trung của Công ty dàn trải theo tiêu chuẩn chức danh mà không gắn với thiếu hụt cụ thể. Điều này gây lãng phí cho chi phí đào tạo do đào tạo không đúng đối tượng. Trong 37 phiếu điều tra, có 16 phiếu cho rằng chương trình đào tạo đáp ứng những thiếu hụt trong quá trình thực hiện công việc chiếm tỷ lệ 43,32%, số còn lại cho rằng chưa đáp ứng được những thiếu hụt đó. Con số này chứng tỏ phần nào việc lựa chọn đối tượng đào tạo xa rời với kết quả thực hiện công việc của cán bộ quản lý cấp trung trong Công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đào tạo và phát triển cán bộ quản lý cấp trung của Công ty 621 (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w