Chương II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC
2.4.1.2 Chi phí thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước
Chi phí thời gian của doanh nghiệp thực hiện các quy định của Nhà nước như: thủ tục thuế quan, hải quan, các thủ tục xin dấu, chữ ký…là một loại chi phí mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không thể tránh khỏi. Chi phí này càng nhiều thì thời gian doanh nghiệp dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giảm xuống, gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này kéo theo việc ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh, làm giảm nguồn lực của doanh nghiệp cũng như làm giảm nguồn lực của xã hội.
Thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Vĩnh Phúc đã chỉ đạo triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước. Đến này, mô hình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa là cơ chế hoạt động chính được chuẩn hóa về cơ sở pháp lý, số lượng và gọi tên, thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết, yêu cầu về hồ sơ hành chính, thời gian giải quyết, mức phí và lệ phí …được niêm yết công khai tại các sở, ban, ngành, UBND tỉnh, huyện và xã. Nhiều cơ quan của tỉnh đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý và sử lý thủ tục, và cung cấp thông tin trên website của đơn vị mình, giúp cho việc tìm kiếm thông tin được công khai, minh bạch.
Bảng 12: Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước Chỉ số Vĩnh Phúc 2010 Cả nước Min Max
%DN sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để làm việc với chính quyền
12,9 35,37 8,14
Số cuộc thành tra (số trung vị) 1 2,00 1,00
Số giờ làm việc với thanh tra thuế (số trung vị)
5,5 28,00 1,00
Các cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả hơn sau khi thực hiện CCHCC (% có)
44,78 61,11 26,00
Số lần đi xin dấu, xin chữ ký của doanh nghiệp giảm sau khi thực hiện CCHCC (% có)
28,36 53,16 17,79
Thủ tục giấy tờ giảm sau khi thực hiện CCHCC (% có)
50,75 68,75 30,09
Các loại phí, lệ phí của nhiều thủ tục giảm sau khi thực hiện CCHCC (% có)
21,64 32,22 9,80
Không có bất kỳ sự thay đổi nào sau khi thực hiện CCHCC (% có)
17,16 30,00 4,69
Điềm chỉ số Chi phì thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước - Năm 2007 : 4,48
- Năm 2008 : 4,99 - Năm 2009 : 6,65 - Năm 2010 : 6,91
Nguồn: báo cáo PCI 2010.
Theo báo cáo PCI các năm từ 2006 tới 2010, điểm chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc liên tục tăng, năm 2007 là 4,48 điểm, năm 2008 là 4,99 điểm, và năm 2010 là 6,91 điểm.
Đánh giá của doanh nghiệp về % doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để làm việc với chính quyền phản ánh thời gian mà doanh nghiệp phải sử dụng để chấp hành các quy định Nhà nước (làm việc với thuế quan, hải quan, thanh tra…) năm 2010 của Vĩnh Phúc là 12,9%, so với tỉnh có chỉ số xếp hạng thấp nhất là 35,37% và tỉnh có chỉ số xếp hạng cao nhất là 8,12%, thì Vĩnh Phúc đã thực hiện khá tốt công tác này. Trong khi đó, Đà Nẵng là một tỉnh có điểm về Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước là 7,43 điểm, cao hơn Vĩnh Phúc, nhưng về % doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để làm việc với chính quyền là 22,1%.
Ngoài ra tỉnh cũng đã thực hiện tốt một số chỉ tiêu như: số cuộc thanh tra (trung vị là 1), số giờ làm việc với thanh tra thuế (số trung vị là 5,5), điều này đã mang đến những đóng góp tích cực trong công tác thủ tục đối với hải quan, cơ quan thuế.
Tuy nhiên, một số các chỉ số liên quan đến CCHC vẫn còn nhiều hạn chế. Các cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả hơn sau khi thực hiện CCHC (% có) năm 2010 là 44,78%, trong khi chỉ số của tỉnh xếp hạng thấp nhất là 61,11% và chỉ số của tỉnh xếp hạng cao nhất là 26,00%. Số lần đi xin dấu, xin chữ ký của doanh nghiệp giảm sau khi thực hiện CCHC (% có) năm 2010 là 28,36%, của tỉnh có chỉ số xếp hạng thấp nhất là 53,16% và chỉ số của tỉnh có chỉ số xếp hạng cao nhất là 17,79%. Các loại phí, lệ phí của nhiều thủ tục giảm sau khi thực hiện CCHC (% có) còn ở mức cao 21,64% so với tỉnh có chỉ số xếp hạng thấp nhất là 32,22% và tỉnh có chỉ số xếp hạng cao nhất là 9,80%. Cần có những thay đổi mạnh hơn nữa của cơ quan chính quyền tỉnh trong công
tác CCHC để có thể thu được những kết quả tích cực, tạo ấn tượng tốt đối với doanh nghiệp.
Nhìn chung đánh giá của doanh nghiệp thấy rõ rằng hầu hết các nỗ lực của tỉnh nên đẩy mạnh vào CCHC để rút ngắn thời gian mà doanh nghiệp đang phải gặp phải trong việc thực hiện các qui định của Nhà nước. Bên cạnh đó cũng cần cố gắng hơn nữa trong thời gian làm việc với thanh tra thuế.