Chương II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC
2.4.2.3 Chi phí không chính thức.
Cũng như kết quả điều tra những năm trước, lĩnh vực này không có sự cải thiện mạnh mẽ như kỳ vọng. Điều này cho thấy cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn trong nỗ lực phòng chống tham nhũng và giảm thiểu chi phí không chính thức cho doanh nghiệp. Theo điều tra PCI 2010, mức độ phổ biến của chi phí không chính thức có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức tương đối cao. Tại tỉnh trung vị, tỷ lệ các doanh nghiệp thường xuyên phải trả chi phí không chính thức là 58,23%,
mức giảm không đáng kể so với tỷ lệ 59,4% của PCI 2009. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết phải trả hơn 10% tổng thu nhập của doanh nghiệp cho các khoản chi phí không chính thức có giảm từ 8,75% xuống 6,78%. Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng các cán bộ của tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương với mục đích trục lợi giữ nguyên mức năm 2009 là 50%. Khi doanh nghiệp đã trả các khoản chi phí không chính thứ, tỷ lệ % doanh nghiệp cho biết công việc được giải quyết sau khi chi trả chi phí không chính thức là 56,32%, tăng nhẹ so với mức 51,51% của PCI 2009.
Điều tra năm nay có sử dụng phương pháp mới để tính toán tỷ lệ doanh nghiệp chi trả chi phí không chính thức để có được hợp đồng với các cơ quan Nhà nước và trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra trong năm 2010 cho thấy 41,4% doanh nghiệp tư nhân phải trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan Nhà nước và 22,62% doanh nghiệp tư nhân trả chi phí không chính thức trong quá trình đăng ký kinh doanh.
Bảng 15: Các chỉ tiêu đánh giá chi phí không chính thức của tỉnh Vĩnh Phúc Chỉ tiêu
Vĩnh Phúc Cả nước (2010) 2009 2010 Median Min Max
% DN cho rằng các DN cùng ngành trả chi phí không chính thức.
48,15 61,21 58,00 20,78 77,11
% DN phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức
7,14 7,92 6,78 0,00 16,92
Chính quyền tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương để trục lợi (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)
42,11 45,10 50,00 22,00 73,11
Công việc được giải quyết sau khi đã trả chi phí không chính thức (% luôn luôn hoặc thường xuyên)
53,64 52,17 56,32 36,47 71,64
DN trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan nhà nước (% Đúng)
49,53 34,25 41,43 21,74 63,33
DN chi trả chi phí không chính thức khi đăng ký kinh doanh (% Đúng)
31,24 22,63 2,04 49,44
Điềm chỉ số chi phí không chính thức của tỉnh Vĩnh Phúc
- Năm 2006 : 6,13
- Năm 2007 : 7,58
- Năm 2008 : 7,94
- Năm 2009 : 7,00
- Năm 2010 : 5,84
Nguồn: báo cáo PCI 2010.
Đánh giá cảm nhận của khu vự doanh nghiệp đối với chỉ số chi phí không chính thức của tỉnh Vĩnh Phúc. Theo báo cáo PCI thì điểm thành phần này của Vĩnh Phúc thấp nhất trong các năm từ 2006 trở lại đây. Năm 2010 đạt 5,84 điểm, trong khi năm 2009 là 7,00 điểm, năm 2008 là 7,94 điểm, và năm 2006 là 6,13 điểm. Theo báo cáo thì tỷ lệ doanh nghiệp cùng ngành trả chi phí không chính thức tăng lên 61,21% năm 2010 so với năm 2009 là 48,15%, so với Hà Nội thì con số này là 72,80% năm 2010, Đà Nẵng là 54,88% thấp hơn nhiều so với Hà Nội và Vĩnh Phúc. Tỷ lệ doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các chi phí không chính thức ở Vĩnh Phúc cũng tăng từ 7,14% năm 2009 lên 7,92% năm 2010, cao hơn nhiều so với Đà Nẵng (4,43%). Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá rằng công việc được thực hiện sau khi đã trả chi phí không chính thức năm 2010 xấp xỉ năm 2009 là 52,17%. Tỷ lệ doanh nghiệp phải trả hoa hồng để có được hợp đồng từ cơ quan Nhà nước đã giảm nhanh chóng xuống còn 34,25% năm 2010 so với năm 2009 là 49,53%.
Còn dưới góc nhìn của doanh nghiệp FDI trong cả nước, họ đá giá về chỉ số chi phí không chính thức ở khia cạnh “chi phí bôi trơn”. Nguyên nhân của điều này là do các doanh nghiệp FDI thường xuất khẩu, ít ký các hợp đồng với cơ quan Nhà nước. Việc chi trả hoa hồng trong đấu thầu xẩy ra phổ biến hơn trong đăng ký kinh doanh.
Nhìn chung, việc doanh nghiệp trả Chi phí không chính thức là vấn đế khá phổ biến không chỉ ở Vĩnh Phúc mà ở trên cả nước. Vấn đề còn tồn tại khá lâu nên tỷ lệ khá lớn doanh nghiệp mặc dù phải chi trả chi phí này, nhưng vẫn coi đó là bình thường, gần như không những không ảnh hưởng mà còn giúp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của họ. Do vậy, cơ quan quản lý từ cấp Trung ương tới địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa CCHC, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, đồng thời tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc và có những chế tài sử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp làm sai nguyên tắc.