Chương III: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc
của tỉnh Vĩnh Phúc
Nhìn chung, chỉ số PCI của Vĩnh Phúc năm 2010 có sự sụt giảm đáng kể như vậy do nhiều nguyên nhân. Do vậy, tỉnh cần thực hiện những giải pháp chính sau:
• Nâng cao năng lực lãnh đạo địa phương.
Để thực hiện được vấn đề này cần chú ý đến một số vấn đề sau như:
- Coi việc đánh giá các lãnh đạo địa phương là việc cần thực hiện thường xuyên, là quá trình lâu dài, xuyên suốt quá trình phát triển.
- Chú trọng công tác tuyển dụng cán bộ công chức ngày từ đầu cần minh bạch, công bằng.
- Cần có chế độ đãi ngộ cán bộ hợp lý, mang tính khuyến khích khi có thành tích, những có biện pháp kỷ luật thích đang khi làm sai, làm trái quy định.
- Đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, hối lộ, chạy chức, chạy quyền. • Tập trung đẩy mạnh đổi mới cơ chế chính sách, cải cách thủ tục hành
chính nhằm giảm tối đa chi phí kinh doanh, chi phí không chính thức, tiếp cận đất đai đối với doanh nghiệp
Để thực hiện được điều này cần:
- Đơn giản hóa các thủ tục, cải cách hành chính giúp doanh nghiệp giảm chi phí gia nhập thị trường, chi phí không chính thức, và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận và sử dụng đất. • Phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ.
Để thực hiện được việc này, tỉnh cần:
- Đẩy nhanh các tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng
- Phát triển nhanh các dịch vụ viễn thông, internet.
- Nhanh chóng triển khai các quy hoạch tỉnh đã phê duyệt
- Làm mới và nâng cấp các tuyến đường giao thông.
• Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Để thực hiện được điều này, tỉnh cần:
- Mở thêm các lớp, các trung dạy nghề cho người lao động.
- Nâng cao kỹ năng, tay nghề, chuyên môn cho người lao động.
- Nâng cao tinh thần kỷ luật, tác phong cho người lao động.
Cần thực hiên các giải pháp một cách tích cực, nhanh chóng để có thể cải thiện được vị trí hiện tại, đưa tỉnh trở lại vị trí những tỉnh nằm trong nhóm “Rất Tốt”.