Chương II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC
2.1.2.4 Phát triển các thành phần kinh tế
Trong cơ cấu các thành phần kinh tế, khu vực kinh tế Nhà nước luôn giữ vai trò đầu tàu trong nền kinh tế, nhưng trong giai đoạn mới, cơ cấu của các công ty nhà nước không còn phù hợp, làm ăn không còn hiệu quả. Trong năm 2010, khu vực kinh tế nhà nước chỉ còn chiếm 18,37%.
Kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành ngề mà pháp luật không cấm. Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế thị trường, nhằm huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kinh tế ngoài nhà nước phát triển nhanh, nhất là các doanh nghiệp dân doanh. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2010, thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm 40,3%.
Bên cạnh đó là sự phát triển của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2010 thành phần này chiếm 41,3%, trong đó có thể kể ra một số các công ty nước ngoài của một số tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đang hoạt động trên địa bàn tỉnh như: Honda, Toyota, Daewoo, Piagio…
Bảng 4: Cơ cấu theo thành phần kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2010
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Nhà nước (%) 19,2 17,7 16,1 18,6 18,4 Ngoài nhà nước (%) 39,9 38,3 44,3 41,5 40,3 Kinh tế có vốn ĐTNN (%) 40,9 44,0 39,6 39,9 41,3
Nguồn: phòng tổng hợp – sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc.