Các nhân tố ảnh hưởng tới PCI 1 Cải cách hành chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 35)

Chương II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới PCI 1 Cải cách hành chính

2.2.1 Cải cách hành chính

Phát triển và hội nhập toàn cầu là xu thế tất yếu và không thể đảo ngược của đất nước ta. Hiện nay Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN, APEC, WTO. Trong tiến trình phát triển và hội nhập vào thế giới và khu vực nhiều vấn đề mang tính chiến lược đang đặt ra (vừa là thời cơ, vừa là thách thức) đối với đất nước ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội – quốc phòng – an ninh và đối ngoại.

Trong rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết – Vấn đề đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội đang là vấn đề cấp thiết nhất. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: ”Chính phủ tập trung vào việc hoạch định thể chế, chính sách, xây dựng giải pháp, cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực và hiệu quả của chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, thanh tra thực hiện thể chế. Xác định rõ phạm vi và nội dung quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội của cơ quan công quyền các cấp”.

Để thấy được vai trò của cải cách thủ tục hành chính, trước hết ta cần hiểu cải cách hành chính và thủ tục cải cách hành chính là gì?

Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy Nhà nước,

là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan Nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân.

Hiện nay thủ tục hành chính ở nước ta nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng còn nhiều hạn chế: hình thức đòi hỏi quá nhiều giấy tờ, gây phiền hà cho nhân dân; nặng nề, nhiều cửa, nhiều cấp trung gian, rườm rà, không rõ ràng và trách nhiệm; không phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mở cửa và hội nhập. Thủ tục hành chính thiếu thống nhất, thường bị thay đổi một cách tùy tiện, thiếu công khai minh bạch.

Hậu quả mà những hạn chế này gây ra là gây phiền hà cho việc thực hiện quyền tự do, lợi ích và công việc chung của cơ quan, gây trở ngại cho việc giao lưu và hợp tác giữa nước ta với nước ngoài, gây ra tệ cửa quyền, bệnh giấy tờ hệ trong hệ thống cơ quan hành chính, là nơi thuận lợi cho nạn tham nhũng, lãng phí phát sinh, hoành hành.

Chính vì vậy, cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu bức xúc của nhân dân, doanh nghiệp, của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, là khâu đột phá của tiến trình cải cách hành chính Nhà nước. Trong tiến trình phát triển và hội nhập, cải cách thủ tục hành chính có vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu thủ tục hành chính không được hay chậm cải cách thì sẽ là rào cản kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế.

Cải cách hành chính có thể được hiểu như là một quá trình thay đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới trong lĩnh vực quản lý của bộ máy hành chính Nhà nước. Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý Nhà nước của nhân dân. Cải cách thủ tục được coi là khâu đột phá trong cải cách nền hành chính Nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển động của toàn bộ hệ thống nền hành chính quốc gia; thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên, cải cách thủ tục hành chính sẽ gây ra sự chuyển động của toàn bộ hệ thống khi bị tác động.

Để giải quyết những bất cập nói trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 phê duyệt Đề án Đơn giản hóa Thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quỷ lý Nhà nước giai đoạn 2007 – 2010 ( gọi tắt là Đề án 30) và Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04/01/2008 ban hành kế hoạch thực hiện Đề án 30, đưa ra một hệ thống giải pháp tổng thể, công khai, minh bạch nhằm thống kê, rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Mục tiêu của Đề án 30 nhằm hỗ trợ việc thực hiện thành công kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm (giai đoạn 2006 – 2010), tuân thủ các cam kết của Việt Nam và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và xây dựng một nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiệu quả và có hiệu suất cao, góp phần phòng chống tham nhũng và lãng phí thông qua việc đơn giản hóa loại bớt các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết, cắt giảm đáng kể chi phí trong thực hiện các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp.

Thực hiện Đề án 30 của Chính phủ, tỉnh đã kết thúc giai đoạn II; công bố các thủ tục hành chính (TTHC), các đơn vị đã đề ra phương án đơn giản hoá TTHC theo thẩm quyền đạt 69,9% (vượt 39,9% so với yêu cầu của Chính phủ). Cơ chế một cửa, một cửa liên thông tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh ở cả 3 cấp: tỉnh, huyện và xã. Trong năm 2010 đã khai trương Bộ phận một cửa hiện đại tại UBND thành phố Vĩnh Yên, các TTHC đựơc giải quyết một cách khoa học và công khai hoá, người dân có thể tra cứu tình trạng giải quyết hồ sơ của mình bằng phiếu hẹn có mã vạch; Lãnh đạo UBND thành phố cũng có thể giám sát quá trình giải quyết của cán bộ, công chức trực tại Bộ phận một cửa hiện đại qua hệ thống mạng và camera, góp phần hiện đại hoá nền hành chính, giảm tiêu cực và phiền hà đối với người dân và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w