Chương II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC
2.4.1.1 Chi phí gia nhập thị trường
Với bất kỳ một doanh nghiệp nào, để có thể đi vào hoạt động kinh doanh, thì các doanh nghiệp cần phải có giấy phép hoạt động. Từ khi hình thành ý tưởng kinh doanh đến việc hoạt động thì việc thực hiện đăng ký kinh doanh là điều hết sức quan trọng. Việc đăng ký kinh doanh nhanh hay chậm ảnh hướng tới cơ hội kinh
doanh của doanh nghiệp. Để hạn chế những khó khăn đối với doanh nghiệp để có thể hoạt động kinh doanh được thuận lợi, bên cạnh tiếp tục thực hiện Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tiếp tục quy định chức năng, nhiệm vụ một số sở, ngành và UBND cấp huyện theo Nghị định số 13 và 14 của Thủ tướng Chính phủ đạt 20/20 sở, ban, ngành và 9/9 huyện, thành, thị. Qua đó đã giúp các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực.
Chỉ số “Chi phí gia nhập thị trường” đo lường thời gian, mức độ đánh giá khó khăn của doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục cần thiết để đăng ký kinh doanh, nhận các giấy phép và xin cấp đất để bắt đầu tiến hành hoạt kinh doanh.
Theo chỉ số này, năm 2007, Vĩnh Phúc đạt 7,59 điểm, năm 2009 chỉ số này tăng lên là 8,38 điểm, nhưng đến năm 2010, tỉnh chỉ đạt 6,60 điểm. Điều này cho thấy đã có những thay đổi không tích cực trong công tác đổi mới. Một số chỉ số thành phần trong chỉ số “Chi phí gia nhập thị trường” bị giảm sút: thời gian đăng ký kinh doanh mất 14 ngày vào năm 2009, trong năm 2010 đã bị tăng lên 15 ngày. Thời gian đăng ký kinh doanh bổ xung năm 2009 là 7 ngày, còn năm 2010 là 10 ngày. Tổng số giấy đăng ký và giấp phép cần thiết cho hoạt động kinh doanh cũng tăng lên từ 1 giấy vào năm 2009 thì năm 2010 cần 2 giấy. % doanh nghiệp phải chờ hơn ba tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để bắt đầu hoạt động từ 0% năm 2009 đã bị tăng lên là 3,13% năm 2010. Chỉ có % doanh nghiệp phải chờ hơn một tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để bắt đầu hoạt động năm 2009 là 31,57% nay đã giảm xuống là 26,56% vào năm 2010, và thời gian chờ đợi để được cấp GCNQSD đất năm 2009 là mất 30 ngày nay giảm xuống là mất 27,5 ngày vào năm 2010.
Bảng 11: Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số chi phí gia nhập thị trường của Vĩnh Phúc
Chỉ tiêu
Vĩnh Phúc Cả nước (2010)
2009 2010 Max Min
Thời gian đăng ký kinh doanh (ngày) 14 15 7 15
Thời gian đăng ký kinh doanh bổ xung (ngày) 7 10 2,5 12,5
% DN cần thêm giấy phép kinh doanh khác 14,58 1 33
Tổng số giấy đăng ký và giấy phép cần thiết cho hoạt động
1 2,00 1 4
% DN phải chờ hơn một tháng để hoàn thành 31,57 26,56 0,00 39,62
tất cả các thủ tục để bắt đầu hoạt động
% DN phải chờ hơn ba tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để bắt đầu hoạt động
0,00 3,13 0,00 18,87
Thời gian chờ đợi để được cấp GCNQSD đất. 30 27,5 20,0 150,0 Điểm chỉ số chi phí gia nhập thị trường
- Năm 2007 : 7,59 - Năm 2008 : 8,37 - Năm 2009 : 8,38 - Năm 2010 : 6,60
Nguồn: báo cáo PCI 2010.
Những cải cách về thủ tục đăng ký kinh doanh của Vĩnh Phúc đã thu được những kết quả đáng khích lệ trong năm 2008 và năm 2009, nhưng trong năm 2010, chỉ số này của tỉnh đã bị giảm xuống. Điều này đã gây ra những khó khăn đối với doanh nghiệp cần được chính quyền tỉnh quan tâm xem xét.
Đánh giá nhóm chỉ tiêu của “Chi phí gia nhập thị trường” của tỉnh Vĩnh Phúc: thời gian đăng ký kinh doanh của tỉnh năm 2010 là 15 ngày xếp vào các tỉnh có chỉ số xếp hạng thấp nhất. Và thời gian đăng ký kinh doanh bổ xung là 10, trong khi giá chị của tỉnh có chỉ số xếp hạng thấp nhất là 12,5 ngày, và chỉ số xếp hạng cao nhất là 2,5 ngày. Điều này cho thấy việc để có được giấp phép đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thủ tục tuy đã có nhưng cải cách nhưng vẫn còn chưa thực sự mang lại hiệu quả.
Nhóm chỉ tiêu liên quan đến những thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai của tỉnh đã được các doanh nghiệp ghi nhận. Thời gian chờ để được cấp GCNQSD đất giảm từ 30 ngày năm 2009 xuống còn 27,5 ngày năm 2010. So với chỉ số xếp hạng thấp nhất là 150 ngày và chỉ số xếp hạng cao nhất là 20 ngày, thì tỉnh đã đạt những kết quả tích cực.
Nhìn chung, thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được một số điểm tích cực trong công tác cải cách để giúp doanh nghiệp có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh được thuận lợi hơn. Nhưng vẫn còn một số vấn đề mà tỉnh thực hiện chưa hiệu quả. Do vậy, trong giai đoạn tiếp theo, tỉnh cần có nhiều cải cách hơn nữa để tao ra môi trường kinh doanh thuận lợi, nhằm mục tiêu thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh.
Theo PCI 2010 thì Gia nhập thị trường là lĩnh vực có sự thay đổi lớn nhất qua các cuộc điều tra PCI trước đây. Đây là lĩnh vực các địa phương thực hiện tốt nhất trong 9 lĩnh vực của môi trường kinh doanh cấp tỉnh được PCI phản ánh. Thời gian
thành lập doanh nghiệp được rút ngắn, thành lập mô hình một cửa, một cửa liên thông…mà các tỉnh đều thực hiện.