Hỗ trợ kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 39)

Chương II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC

2.2.3Hỗ trợ kinh doanh

Để tập trung tháo gỡ những khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, cơ quan quản lý tỉnh đã có những chỉ đạo tới các Sở, Ban, Ngành, Ban quản lý khu công nghiệp, Ngành nghiên cứu, đề xuất quy định về ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhất là đầu tư vào các địa bàn khó khăn, các sản phẩm lợi thế, công nghệ cao; quy định về đầu tư đối với các dự án xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao; Cơ chế huy động vốn đầu tư xây dựng đô thị thành phố Vĩnh Phúc theo quy hoạch chung đô thị của tỉnh; Cơ chế huy động đầu tư hạ tầng các khu đất dịch vụ, đất giãn dân, đất giá và đất tái định cư theo Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 11/11/2009 của UBND tỉnh.

Đẩy mạnh công tác rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế phân cấp quản lý đầu tư, đấu giá đầu tư theo Quyết định 43/2009/ QĐ-UBND ngày 9/7/2009, quyết định 57/2009/QĐ-UBND ngày 06/11/2009 của UBND và Nghị định số 113/2009/NĐ- CP ngày 15/12/2009 của chính phủ.

Cần phối hợp các cấp, các sở, ban, ngành, UBND các cấp kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án sản xuất công nghiệp, dịch vụ để nhanh chóng đưa các dự án vào hoạt động. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ động thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu; tăng năng suất, giảm chi phí, hạ giá thành nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, có giá trị tăng cao. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào khai thác các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trên địa bàn, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ngành dịch vụ.

Lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, Nghiên cứu đề xuất, tham mưa cho UBND tỉnh chỉ đạo công ty Điện lực Vĩnh Phúc cần có kế hoạch đảm bảo cơ bản đáp ứng nhu cầu điện phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn trên cơ sở sản lượng điện được phẩn bổ cho tỉnh. Ưu tiên cấp điện cho các cơ quan như Tỉnh ủy, doanh nghiệp lớn trên địa bàn như công ty TOYOTA Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam, công ty TNHH Piagio, công ty sản xuất phanh Nissin và Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc. Rà soát, kiểm tra tất

cả các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh sử dụng điện, yêu cầu chuyển đổi dần sang công nghệ tiêu hao ít điện và tiết giả sản lượng điện, nhất là đối với các doanh nghiệp cán thép sử dụng công nghệ lạc hậu trên địa bàn tỉnh.

Cần chú trọng kiểm tra, giám sát các đơn vị kinh doanh điện, xăng dầu trên địa bàn; tuyên truyền, khuyến cáo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm điện nhằm giảm chi phí đầu vào trong sản xuất, kinh doanh.

Cơ quan quản lý cấp tỉnh còn chỉ đạo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tham gia bình ổn giá, mở rộng mạng lưới, tăng điểm bán háng; tích cực thực hiện các chương trình khuyến mại, giảm giá.

Tổ chức triển khai các biện pháp đầy mạnh hoạt động xuất khẩu và công tác xúc tiến thương mại để doanh nghiệp có thể tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu. Các cấp lãnh đạo kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu những mặt hàng chưa thực sự cần thiết, mặt hàng trong nước đã sản xuất được.

Tỉnh đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chú trọng kiểm tra việc đăng ký giá, niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết; xử lý nghiêm các hành vi tăng giá, nhất là các mặt hàng trong diện phải bình ổn giá để phục vụ tiêu dùng và sản xuất. Đồng thời tăng cường công tác phòng, chống buôn bán hàng nhập lậu, gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Căn cứ theo quyết định số 59/2009/QĐ-UBND ngày 11/11/2009, quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 11/11/2009 và nghị quyết số 15/2004/NQ-HĐND của UBND tỉnh, yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng đất của các dự án đầu tư, doanh nghiệp; kiên quyết thu hồi đất sử dụng không đúng mục đich, sử dụng lãng phí, kém hiệu quả. Phối hợp với Thanh tra Nhà nước tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các khiếu nại, tố cáo của doanh nghiệp liên quan đến đất đai, tránh gây hậu quả xấu và bức xúc trong dự luận. Xử lý theo thẩm quyền và đề xuất xử lý nghiêm các hành vi, vi phạm quy định pháp luật về quản lý và sử dụng đất. Nhanh chóng tập trung giải quyết bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng và đưa công trình vào sử dụng. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án lớn triển khai đầu tư nhanh chóng đưa vào sản xuất kinh doanh. Đổi mới cơ cấu và chính sách thu hút đầu tư nhanh chóng đưa vào những lĩnh vực, ngành sản xuất có hàm lượng công nghệ cao sử dụng ít đất, ít ảnh

hưởng đến môi trường và sản phẩm xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh được thuận lợi.

Ngoài ra, các địa phương đã phối hợp với nhau để có thể theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động của các dự án đầu tư, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc để có những giải pháp tháo gỡ khắc phụ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiêp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 39)