Đánh giá thực trạng hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Vĩnh Phúc 1 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 58)

Chương II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC

2.4.3Đánh giá thực trạng hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân ở tỉnh Vĩnh Phúc 1 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

2.4.3.1 Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

Chỉ số thành phần tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh đo lường tính sáng tạo của lãnh đạo tỉnh trong quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách của

Trung ương, xây dựng cơ chế, chính sách riêng nhằm đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng những cơ chế, chính sách nhằm tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp để tạo thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp. Đánh giá những nỗ lực cố gắng của chính quyền tỉnh thông qua báo cáo PCI các năm vừa qua, đây là một trong những điểm chỉ số thành phần mạnh của tỉnh. Trong năm 2006 là 7,74 điểm tăng lên 8,23 điểm năm 2008, và năm 2010 là 8,08 điểm, cao nhất năm 2010 trong cả nước.

Theo đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thì, tỷ lệ “ cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp” đã tăng đáng kể từ mức 53,28% năm 2009 lên 87,37% năm 2010, đây là một điều tốt đáng được ghi nhận. Trong khi đó thì tính rất linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân đã giảm mạnh từ 86,99% năm 2009 xuống 70,24% năm 2010, mức giảm này còn thấp hơn so với tỉnh trung vị là 75,31%. Mặt bằng trung cả nước về chỉ số này đã tăng từ 72,65% năm 2009 lên 75,31% năm 2010, nhưng tỷ lệ này vẫn thấp hơn năm 2008 là 77,28%. Đánh giá chung trong cả nước thì tỷ lệ % doanh nghiệp đánh giá tính sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng doanh nghiệp đã tăng từ 42,46% lên 49,38%. Cảm nhận của doanh nghiệp về thái độ tích cực của chính quyền đối với khu vực tư nhân cũng tăng từ 43,75% lên 47%. Còn ở tỉnh thì cảm nhận của doanh nghiệp về thái độ tích cực của chính quyền đối với khu vực tư nhân đã giảm từ 66,36% năm 2009 xuống 62,26% năm 2010, nhưng vẫn cao hơn so với tỉnh trung vị (49,38%).

Bảng 17: Các chỉ tiêu đánh giá tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc

Chỉ tiêu

Vĩnh Phúc Cả nước (2010) 2009 2010 Median Min Max

Cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)

53,28 87,37 47,00 31,11 67,09

Tỉnh sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng doanh nghiệp tư nhân (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý)

86,99 70,24 75,31 54,37 90,14

Cảm nhận của DN về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân (% Tích cực hoặc Rất tích cực).

66,36 62,26 49,38 25,00 71,11

Điềm chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

- Năm 2006 : 7,74

- Năm 2007 : 7,32

- Năm 2008 : 8,23

- Năm 2009 : 7,97

- Năm 2010 : 8,08

Nguồn: báo cáo PCI 2010.

So sánh đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh trong cả nước thì, nhìn chung, tỷ lệ doanh nghiệp FDI tin rằng chính quyền tỉnh có thái độ tích cực đối với doanh nghiệp cao hơn tỷ lệ doanh nghiệp trong nước (47,8% và 35,6%). Mặt khác, tỷ lệ doanh nghiệp FDI cho rằng chính quyền tỉnh ưu đãi doanh nghiệp Nhà nước cũng cao hơn doanh nghiệp trong nước (59,6% và 45,6%). Chênh lệch trong cảm nhận của hai nhóm doanh nghiệp về thái độ của chính quyền tỉnh ở Hà Nội và Hải Phòng là lớn nhất, trong khi Đà Nẵng và Long An là hai tỉnh mà doanh nghiệp FDI hài lòng nhất về chính quyền tỉnh.

Nhìn chung, các doanh nghiệp đánh giá cảm nhận của mình về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc tuy vẫn là mức cao trong cả nước, nhưng đã có sự giảm xuống. Tuy trong năm 2010 điểm chỉ số có tăng lên so với năm 2009 nhưng vẫn có thấp hơn năm 2008 (8,23 điểm). Tỉnh cần có các chính sách, quy định rõ ràng để các doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm được nội dung. Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ của cán bộ lãnh đạo, tham khảo ý kiến đóng góp của doanh nghiệp tư nhân trong việc ra quyết định, chính sách…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 58)