Chương II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC
2.4.2.4 Thiết chế pháp lý
Hệ thống thiết chế pháp lý là yếu tố quan trọng, tạo cơ sở để các doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh. Cùng với hệ thống các quy phạm pháp luật, thiết chế pháp lý là nền tảng căn bản, tao ra “sân chơi”, “luật chơi” chung cho hoạt động doanh nghiệp. Đặc biệt khi mà Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì vấn đề cải cách tư pháp là vấn đề hết sức
quan trọng để hoàn thiện hệ thống luật pháp, và giúp cho công tác quản lý ở Việt Nam được phù hợp và hiệu quả hơn với các tiêu chuẩn hóa quốc tế.
Đánh giá rõ tầm quan trọng, sự cần thiết của hệ thống pháp lý, Vĩnh Phúc đã tập trung chỉ đạo và triển khai đồng bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp của mình như đưa ra chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tư pháp được khẩn trương ban hành; quy định rõ rang chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan tư pháp và cán bộ tư pháp… Điều này đã giúp cho công tác tư pháp của tỉnh được nâng cao, hoạt động thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạt động bổ trợ tư pháp tiếp tục được thực hiện theo hướng tông trọng quyền dân chủ, đảm bảo công bằng xã hội; chất lượng công tác thi hành án dân sự đã có những biến đổi theo hướng tích cực.
Theo báo cáo PCI 2010 thì chỉ số Thiết chế pháp lý hầu như không có sự thay đổi đáng kể so với năm 2009 ngoài chỉ tiêu về số vụ án tranh chấp mà doanh nghiệp dân doanh đưa ra giải quyết tại hệ thống tòa án tỉnh, dữ liệu lấy từ Toàn án Nhân dân tối cao, tính trung bình cả nước giảm từ 3,04 vụ án/100 doanh nghiệp xuống còn 1.74 vụ án/100 doanh nghiệp.
Bảng 16: Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số thiết chế pháp lý của tỉnh Vĩnh Phúc Chỉ tiêu
Vĩnh Phúc Cả nước (2010) 2009 2010 Median Min Max
Hệ thống tư pháp cho phép các doanh nghiệp tố cáo hành vi tham nhũng của các công chức (% luôn luôn hoặc thường xuyên).
37,97 32,09 25,00 14,16 53,33
Doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng bảo vệ của pháp luật (bản quyền hoặc thực thi hợp đồng (% Đồng ý hoặc Hoàn toàn đồng ý).
67,09 62,69 62,69 43,36 71,11
Số lượng vụ việc tranh chấp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Tòa án kinh tế cấp tỉnh thụ lý trên 100 doanh nghiệp.
1,73 0,35 1,75 0,00 11,00
Tỉ lệ % nguyên đơn không thuộc nhà nước trên
tổng số nguyên đơn tại Toàn án kinh tế tỉnh. 48,72 83,33 73,47 0,00 100,00
Doanh nghiệp sử dụng tòa án hoặc các thiết chế
pháp lý khác để giải quyết tranh chấp (%). 21,05 20,00 25,00 0,00 90,91
Số ngày trung vị để giải quyết vụ kiện tại tòa. 3,28 3,50 6,00 0,50 12,63 % Chi phí (chính thức và không chính thức) để
giải quyết tranh chấp trong tổng giá trị tranh chấp.
3,50 15,92 11,73 2,50 44,50
Điềm chỉ số thiết chế pháp lý của tỉnh Vĩnh Phúc. - Năm 2006 : 4,03 - Năm 2007 : 4,31 - Năm 2008 : 6,93 - Năm 2009 : 5,78 - Năm 2010 : 5,29
Nguồn: báo cáo PCI 2010.
Điều tra PCI năm 2010 cũng cho thấy toàn án không phải là lựa chọn ưa thích của các doanh nghiệp, chỉ 25% doanh nghiệp cho biết họ đã sử dụng toàn án để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Số doanh nghiệp tin tưởng hệ thống giải quyết tố cáo và khiếu nại hành chính khi đồng tình với nhận định nếu một cán bộ nhà nước làm sai với quy định của pháp luật (như thanh tra, kiểm tra thái quá và đòi các khoản chi phí không chính thức…) thì doanh nghiệp có thể phản ánh lên cấp trên của người đó để được giải quyết đúng cũng chiếm tỷ lệ tương tự.
Không thay đổi so với điều tra năm 2009, thời gian tại tỉnh trung vị từ khi doanh nghiệp nộp đơn đến khi toà án ban hành bản án có hiệu lực là 6 tháng (khoảng 180 ngày) và chi phí chính thức và phi chính thức chiếm gần 12% tổng giá trị tranh chấp.
Cũng theo đánh giá cảm nhân của doanh nghiệp trong tỉnh thì một vài chỉ tiêu không có sự thay đổi nhiều trong năm 2010 so với năm 2009. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng toàn án hoặc các thiết chế pháp lý khác để giải quyết tranh cấp năm 2010 xấp xỉ năm 2009 là 20,00%. Số ngày trung vị để giải quyết vụ kiện tại tòa năm 2010 là 3,5 ngày.
Đáng lo ngại là niềm tin của doanh nghiệp vào khả năng bảo vệ của pháp luật giảm từ 67,09% năm 2009 xuống còn 62,69% năm 2010. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải tăng chi phí (chính thức và không chính thức) để giải quyết tranh chấp trong tổng giá trị tranh chấp năm 2009 là 3,50% đã tăng lên 15,92% năm 2010, cao hơn cả tỉnh trung vị là 11,73%.
Nhìn chung, mặc dù đã có những cố gắng nhưng thiết chế pháp lý của Vĩnh Phúc vẫn còn ở mức trung bình. Tỉnh vẫn còn những hạn chế trong việc tổ chức, bộ máy thực hiện còn chưa đáp ứng được kỳ vọng của các doanh nghiệp.