Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 50)

Chương II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC

2.4.2.1 Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp có xu hướng mở rộng đầu tư nhất khi hoạt động kinh doanh ở những tỉnh có thông tin quy định, các kế hoạch quy hoạch tổng thể và các bản đồ cơ sở hạ tầng dễ tiếp cận nhất. Các cơ quan Trung ương đã nhận thức rõ về việc tiếp cận thông tin cho doanh nghiệp. Cơ quan quản lý tỉnh cần có những quy đinh, những văn bản để cải thiện tính công khai minh bạch. Những thay đổi này đã giúp cải thiện tính công khai, minh bạch và khuyến khích sự tham gia của người dân và doanh nghiệp.

Bảng 13: Các chỉ tiêu đánh giá chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin tỉnh Vĩnh Phúc Chỉ tiêu Vĩnh Phúc 2010 Cả nước Max Min

Tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch 2,28 2,00 2,62

Tính minh bạch của các quyết định, nghị định 3,06 2,79 3,44

Cần có “mối quan hệ” để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh (%quan trọng hoặc rất quan trọng)

79,44 37,29 97,41

Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh (%hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý)

37,62 23,75 67,05

Khả năng có thể dự đoán được trong thực thi pháp luật của tỉnh (%luôn luôn hoặc thường xuyên)

7,22 2,38 20,24

Độ mở của trang web của tỉnh 15 0,00 19,00

Các Hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh (% quan trọng hoặc rất quan trọng)

36,00 15,15 55,56

Điềm chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin - Năm 2006 : 6,27

- Năm 2007 : 7,00 - Năm 2008 : 7,39 - Năm 2009 : 6,76 - Năm 2010 : 5,61

Nguồn: báo cáo PCI 2010.

Trong quá trình đổi mới, tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, các doanh nghiệp và người dân tiếp cận các chính sách, thủ tục, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và của tỉnh. Các trang website của một số sở, ban, ngành như Sở Kế hoạch và đầu tư, sở Khoa học và công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trường, UBND tỉnh… đều đăng tải những thông tin, công khai các thủ tục hành chính và các mẫu hồ sơ… Danh mục kêu gọi đầu tư, các dự án đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư sau khi tỉnh phê duyệt đều được thông báo công khai.

Bên cạnh những cố gắng của chính quyền tỉnh trong việc công khai, minh bạch thông tin đến với các doanh nghiệp, nhưng vẫn còn hạn chế. Điểm chỉ số Tính minh bạch và công khai tiếp cận thông tin giảm, năm 2006 là 6,27 điểm, năm 2008 là 7,39 điểm, và năm 2010 đã giảm xuống còn 5,61 điểm. Các chỉ số thành phần cấu tạo nên chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin đều ở mức thấp, như cần “mối quan hệ” để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh (% quan trọng hoặc rất quan trọng) là 79,44; trong khi chỉ số của tỉnh xếp hạng thấp nhất là 97,91% và chỉ số của tỉnh xếp hạng cao nhất là 37,29%.

Tính minh bạch thể hiện ở chỗ doanh nghiệp có dễ dàng tiếp cận được các văn bản pháp quy, các kế hoạch của tỉnh. Nhìn chúng, theo đánh giá của doanh nghiệp, ở tỉnh Vĩnh Phúc, việc doanh nghiệp địa phương tiếp cận đối với các văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành, các chính sách khuyến khích đầu tư, các khuyến khích đầu tư của tỉnh, thông tin về các thay đổi trong các quy định về thuế… dễ dàng hơn so với các tài liệu kế hoạch của tỉnh. Một số tỉnh có điểm chỉ số thành phần này cao trong năm 2010 như Lào Cai là 7,39 điểm, Đà Nẵng là 6,86 điểm…

Để tiếp cận các thông tin, tài liệu kế hoạch theo đánh doanh nghiệp thì việc sử dụng “mối quan hệ” đang tăng lên. Có đến 78,64% doanh nghiệp qua điều tra PCI 2010 cho biết “cần có mối quan hệ để tiếp cận thông tin của tỉnh”, tăng 17% so với

năm 2009. Đây cũng là mức tăng cao nhất trong 6 năm qua của chỉ tiêu này. Ngoài ra, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến về các chính sách, quy định của Nhà nước cũng có xu hướng giảm trong năm 2010 (22,37% so với 25,21% của năm 2009).

Chỉ số tính minh bạch sụt giảm trong năm 2009 và tiếp tục giảm trong năm 2010 là một chỉ báo đáng lo ngại về môi trường kinh doanh cấp tỉnh. Chỉ số này tác động lớn nhất đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và là một trong hai chỉ số có trọng số cao nhất trong hệ thống các chỉ số thành phần của PCI. Môi trường kinh doanh minh bạch giúp doanh nghiệp thêm tin tưởng vào hiệu quả quản lý của cơ quan Nhà nước, đưa ra các kế hoạch đầu tư dài hạn, góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp, đồng thời giảm chi phí không chính thức của doanh nghiệp trong tiếp cận thông tin tăng tính bình đẳng về cơ hội kinh doanh cho các đối tượng như nhau.

Nhìn chung những nỗ lực của tỉnh và thực tế đánh giá của doanh nghiệp cho thấy Vĩnh Phúc đã có những chỉ đạo tích cực trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng thông tin. Nhưng những kết quả đạt được chủ yếu mang tính kỹ thuật như: xây dựng cổng giao tiếp điện tử, các trang web… , song hiệu quả cung cấp thông tin cho tỉnh cho doanh nghiệp còn chưa cao. Đặc biệt doanh nghiệp còn rất khó tiếp cận đến những tài liệu quan trọng như: quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế, chính sách của tỉnh. Việc chưa phổ biến để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch, quy định…không những làm giảm tính khả thi, sự ổn định trong thực hiện chính sách, mà còn gây khó khăn cho doanh nghiệp trong dự đoán. Để khắc phục những tình trạng trên, tỉnh cần đưa ra những quy định để đẩy mạnh tính công khai, minh bạch, đưa ra những quy định để xử lý những sai phạm của cơ quan Nhà nước trong việc chậm cung cấp thông tin, hoặc che giấu thông tin.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI ở tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w