Chương III: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC
3.1 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong giai đoạn tiếp theo
tiếp theo
Thời gian qua, Vĩnh Phúc đã nỗ lực, cố gắng triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, nhưng theo đánh giá thì từ năm 2009 và năm 2010, thứ hạng và điểm chỉ số PCI của tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang bị đảo chiều đi xuống. Đây là điều làm giảm yếu tố hấp dẫn tới môi trường đầu tư của tỉnh, cần được chú trọng và tìm ra hướng giải quyết trong thời gian tới.
Căn cứ vào báo cáo PCI thì mỗi đơn vị của tỉnh cần tiến hành rà soát, tìm ra những giải pháp cụ thể để cải thiện các chỉ số PCI, cần đặc biệt quan tâm đến những chỉ tiêu còn thấp, đó là những nhược điểm chính trong công tác điều hành mà tỉnh còn gặp phải, đòi hỏi chính quyền sớm giải quyết các vấn đề:
- Cần nhanh chóng khẩn chương nắm bắt cơ hôi, phát huy nội lực để nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh là quá trình xuyên suốt, liên tục, đòi hỏi các tỉnh liên tục khai thác các tiềm năng, lợi thế, tận dụng cơ hội để thu hút đầu tư, luôn phải nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, chú trọng nghiên cứu và phát triển trình độ, phát huy sáng tạo, sáng kiến hay.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên chiến lược cạnh tranh vững chắc và phù hợp. Trong đó, chiến lược cạnh tranh cần phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, có tầm nhìn xa và bao quát nhiều lĩnh vực liên quan đến hoạt động của tỉnh mình. Trên cơ sở đó, cần có những bước đi vững chắc trong việc khai thác năng lực, lợi thế cạnh trnah, huy động tổng hợp các nguồn lực, kết hợp nhiều phương pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Tích cực tận dụng cơ hội do hội nhập mang lại: tỉnh cần tích cực nắm bắt, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nghiên cứu và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm công nghệ phù hợp, học hỏi kinh nghiệm quản lý, tăng cường liên kết, hợp tác giữa các sở ban ngành … Đồng thời nhanh chóng vượt qua những
khó khăn, thách thức còn gặp phải trong công tác lập và thi hành các chính sách, quy định mới.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trước hết cần có sự nỗ lực của tỉnh , đồng thời cần có sự quan tâm hỗ trợ của chính phủ.
Để thực hiện được những yêu cầu trên thì các tỉnh cần phải:
Thứ nhất, cần nhận thức đúng về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của cấp
tỉnh. Đầu tiên, hiểu được các tỉnh cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh. Các tỉnh đều đưa ra những chính sách ưu đãi của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư vào đầu tư. Tránh tình trạng một số tỉnh vì muốn thu hút đầu tư mà phá rào, thu hút đầu tư một cách tràn lan, thiếu quy hoạch tổng thể, gây ra tình trạng mất cân đối trong quá trình phát triển. Xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, giúp cho các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, từ đó nâng cao năng suất, thúc đẩy phát triển.
Thứ hai, Nâng cao năng lực cạnh tranh là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố và
chịu tác động của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài. Các yếu tố bên trong như: sự đoàn kết, nhất trí cao của cán bộ cấp tỉnh và địa phương trong công tác soạn thảo và thực thi các quyết định, chính sách, kết hợp với các yếu tố bên ngoài như: điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong nước và thế giới.
Thứ ba, Coi quá trình Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh là quá trình lâu
dài, xuyên suốt. Lãnh đạo tỉnh cần chú trọng việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để có thể phát triển kinh tế tỉnh một cách toàn diện.