Chương II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC
2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân
Tuy đã đạt được một số kế quả, song vẫn còn tồn tại những cần được khắc phục ở những chỉ số thành phần có điểm số giảm như: chỉ số chi phí gia nhập thị trường (năm 2009 là 8,38 điểm giảm xuống 6,60 điểm năm 2010), tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất đai (năm 2009 là 6,93 điểm giảm xuống 6,02 điểm năm 2010), tính minh bạch và tiếp cận thông tin (năm 2009 là 6,76 điểm giảm xuống 5,61 điểm năm 2010), chi phí không chính thức (năm 2009 là 7,00 điểm giảm xuống 5,84 điểm năm 2010), thiết chế pháp lý (năm 2009 là 5,78 điểm giảm xuống 5,29 điểm năm 2010). Như vậy có tới 5/9 chỉ số thành phần giảm điểm, điều này cho thấy môi trường kinh doanh của tỉnh còn nhiều hạn chế, bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc gia nhập thị trường: chi phí thời gian mà doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh (năm 2010 mất 15 ngày, tăng 1 ngày so với năm 2009), xin cấp GCNQSD đất. Các thủ tục liên quan đến giấy tờ, các hướng dẫn về thủ tục mà các doanh nghiệp phải giải quyết vẫn còn nhiều vướng mắc. Điều này bắt nguồn từ hệ thống cơ sở pháp lỹ vẫn còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho doanh nghiệp; bên cạnh đó là sự thiếu hiểu biết của doanh nghiệp về các quy định của nhà nước.
Việc doanh nghiệp tiếp cận thông tin còn gặp nhiều khó khăn. Dù tỉnh đã có những nỗ lực trong việc đưa thông tin tới doanh nghiệp một cách công khai, minh bạch thông qua cung cấp các văn bản, các cơ chế, các chính sách của tỉnh nhưng doanh nghiệp vẫ gặp khó khăn. Những nỗ lực của tỉnh cũng đã được ghi nhận như: xây dựng cổng giao tiếp điện tử, website…nhưng hiệu quả cung cấp thông tin đến doanh nghiệp vẫn còn chưa cao. Các kế hoạch, văn bản, quy định được xây dựng để giúp đỡ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, nhưng doanh nghiệp lại không được tham gia làm giảm tính hiệu quả trong việc thực hiện chính sách. Những hạn chế này làm giảm tính minh bạch, tính công bằng trong việc thực thi các quy định của Chính phủ và của tỉnh.
Các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, môi trường kinh doanh có phát triển nhưng vẫn còn nhiều hàng rào cản trở đối với các thành phần kinh tế. Vẫn có tới 61,21% doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp cùng ngành trả chi phí không chính thức; 52,17% doanh nghiệp thường xuyên cho rằng công việc được giải quyết sau khi đã trả chi phí không chính thức; 31,24% doanh nghiệp chi trả chi phí không chính thức khi đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó có vẫn còn có sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp dân doanh. Các doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa được tiếp cận đến các cơ chế, chính sách của tỉnh nhanh hơn, đầy đủ hơn.
Hệ thống tư pháp cho phép các doanh nghiệp tố cáo hành vi tham nhũng của các công chức còn yếu. Doanh nghiệp mất tới 15,92% chi phí để giải quyết tranh chấp trong tổng giá trị tranh chấp cũng gây ra những khó khăn đối với doanh nghiệp.
Ngoài ra, tuy chất lượng giáo dục đào tạo của Vĩnh Phúc đã tăng lên, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Dịch vụ do các cơ quan nhà nước tại địa phương cung cấp: giáo dục phổ thông được 57,55% doanh nghiệp đánh giá tốt. 69,40% doanh nghiệp hài lòng với chất lượng lao động. Nguyên nhân của vấn đề này là do còn có sự chưa tương thích giữa đào tạo ở các cơ sở đối với việc sử dụng ở các doanh nghiệp.
Nhìn chung, điểm nổi bật nhất trong chỉ số PCI của Vĩnh Phúc những năm vừa qua đó là:Chỉ số PCI của tỉnh Vĩnh Phúc tuy đã ở mức “Tốt” hoặc “Rất Tốt”, thứ bậc xếp hạng của tỉnh không ổn định. Theo báo cáo thì từ năm 2005 đến 2010, Vĩnh Phúc luôn là tỉnh có thứ hạng cao trong cả nước. Năm 2005 xếp thứ hạng 5 với 65,09 điểm, nằm trong nhóm “Tốt”, năm 2007 xếp hạng thứ 7 với 66,07 điểm,
nằm trong nhóm “Tốt”, năm 2008 và 2009 đã có sự thay đổi lớn khi Vĩnh Phúc nằm trong nhóm “Rất tốt” với vị trí xếp hạng tương ứng là 3 và 6, và số điểm
tương ứng là 69,37 điểm và 66,65 điểm. Nhưng tới năm 2010 tỉnh đã bị rơi xuống nhóm “Tốt” xếp hạng 15 với 61,73 điểm. Điều này thể hiện sựu thiếu nhất quán trong điều hành chính sách, sự yếu kém trong hoạch định chính sách của địa phương và lúng túng trong điều hành hoạt động thành phố. Cũng có thể, các hành động giải quyết của tỉnh còn mang tính vụ việc và thiếu tính ổn định. Có thể thấy còn có khá nhiều bất ổn trong môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh, qua đó thể hiện còn có bất cập trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm khắc phục những khó khăn đã nếu ở trên. Có thể chỉ ra các nguyên nhân gây ra những hạn chế ở trên đó là:
Thứnhất: Nguyên nhân khách quan.
Do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008 đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới kinh tế của nước ta nói chung cũng như tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Như đã biết, Vĩnh Phúc là một tỉnh có nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đóng trên địa bàn, cuộc khủng ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, làm cho chính quyền tỉnh cần có những giải pháp trước mắt khắc phục những biến đổi này, dẫn đến sự thay đổi trong một vài chính sách là cho một số chỉ tiêu được VCCI đánh giá giảm.
Thứ hai: Nguyên nhân chủ quan.
1) Lãnh đạo tỉnh chưa có những hoạt động thực sự cụ thể để nhằm giải quyết những bất cập, chủ yếu các giải pháp đưa ra chưa đi sâu vào giải quyết vấn đề. Lãnh đạo tỉnh chưa chú trọng tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, các
giải pháp đưa ra chưa chú trọng tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh tổng thể, chủ yếu là thực hiện các giải pháp đã hoạch định từ trước, chú trọng vào cải cách hành chính, thu hút đầu tư, đào tạo lao động, bỏ qua các yếu tố như tính mình bạch và trách nhiệm, tiếp cận thông tin; giảm thiểu các chi phí mà doanh nghiệp gặp phải.
2) Chưa có văn bản chính thức về công tác nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Các văn bản chỉ đạo liên quan đưa ra nhưng đưa vào hoạt động còn chậm, các giải pháp thực hiện chưa đồng bộ, toàn diện, các công tác chỉ đạo chưa thực sự hiệu quả. Tỉnh chưa có văn bản chính thức về công tác nâng cao năng lực
cạnh tranh. Các văn bản đưa ra nhưng việc thực thi còn chậm, thiếu những văn bản quy bổ sung vê những thay đổi trên địa bàn như đền bù, tranh chấp còn chưa được người dân đồng tình.
3) Thủ tục hành chính mặc dù đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chưa thực sự thông thoáng và cởi mở. Tình trạng tham nhũng vẫn còn xuất hiện trong quá
trình hoạt động đăng ký kinh doanh và đấu thầu. Công tác quản lý đất, và cấp đất còn nhiều bất cập…Tỉnh còn nhiều hạn chế trong xúc tiến thương mại, tổ chức hội trợ việc làm, công tác đào tạo lao động gặp nhiều khó khăn.
Tóm lại, nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan là những nguyên tạo tạo nên sự thiếu ổn định trong công tác điều hành chính quyền tỉnh. Cần có những biện pháp đề giải quyết những vấn đề này.