Chương II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH Ở TỈNH VĨNH PHÚC
2.1.2 Điều kiện kinh tế Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2010 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
2.1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Sau 14 năm tái lập tỉnh, từ một tỉnh thuần nông, xuất phát điểm thấp, Vĩnh Phúc đã có những bước phát triển kinh tế rất ấn tượng,trở thành một trong những tỉnh có GDP cao nhất cả nước.
Năm 2001, GDP theo giá thực tế chỉ là 3.979,1 tỷ đồng thì tính đến năm 2010, GDP theo giá thực tế của tỉnh Vĩnh Phúc tăng hơn 8,5 lần so với năm 2001 lên 33.903,4 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng của Vĩnh Phúc luôn đạt mức cao so với các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là một tỉnh đứng đầu của các nước về tốc độ tăng trưởng và cao hơn nhiều so với tốc độ trung bình của cả nước.
Bảng 1: Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 1994) và tốc độ tăng trưởng kinh tế Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2010.
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 KH 2011
GDP(94) (tỷ đồng) 24.237,7 32.704,1 39.758,1 42.462,2 51.729,7 57.515,1
GDP/năm (%) 19,7 22,7 17,4 8,8 21,7 11,2
Nguồn: quy hoạch kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2020
Tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt 18,02%/năm (mục tiêu là 14,5%); cùng giai đoạn cả nước là 6,9-7%/năm; các tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc Bộ (Vĩnh Phúc có tốc độ tăng trưởng cao nhất): Quảng Ninh là 13,3%/năm; Bắc Ninh là 15,2%/năm; Hải Dương là 11%/năm; Hưng Yên là 14,1%/năm; Hải Phòng là 13,2%/năm…Trong giai đoạn 2006-2010 cũng đánh dấu sự thụt giảm lớn trong tăng trưởng của Vĩnh Phúc do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2007 khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 chỉ là 8,8%( thấp nhất trong giai đoạn 2001-2010), nó đã đánh dấu những bất cập trong quá trình phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc khi mà tăng trưởng chủ yếu dựa vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng của tỉnh là 21,7%, đánh dấu sự vượt qua sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính của giai đoạn trước đó.