An toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình sản xuất đậu phụ chế biến sản phẩm từ đậu nành (Trang 75)

Mã bài: MĐ02-11

Mục tiêu:

- Nêu đƣợc các khái niệm về an toàn thực phẩm; - Nêu đƣợc tầm quan trọng của an toàn thực phẩm;

- Nhận biết đƣợc các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm trong sản xuất đậu phụ;

- Trình bày đƣợc các biện pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất đậu phụ.

A. Nội dung

1. An toàn thực phẩm

1.1. Một số khái niệm

- An toàn thực phẩm: là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con ngƣời.

- Thực phẩm: là sản phẩm mà con ngƣời ăn, uống ở dạng tƣơi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng nhƣ dƣợc phẩm.

- Thực phẩm an toàn: một thực phẩm đƣợc coi là an toàn khi thực phẩm đó không chứa bất kỳ một hóa chất, vi sinh vật, yếu tố vật lý độc hại nào.

- Vệ sinh thực phẩm: là tất cả các biện pháp phòng ngừa, đƣợc tiến hành nhằm phòng tránh các vi sinh vật có mặt ở môi trƣờng xung quanh, gây hại tới an toàn thực phẩm và có thể ảnh hƣởng tới sức khỏe ngƣời tiêu dùng (Hình 11.1).

Hình 11.1. Vệ sinh thực phẩm

- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm: là những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con ngƣời.

- Tác nhân gây ô nhiễm: là yếu tố không mong muốn, không đƣợc chủ động cho thêm vào thực phẩm, có nguy cơ ảnh hƣởng xấu đến an toàn thực phẩm.

- Phụ gia thực phẩm: là chất đƣợc chủ định đƣa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dƣỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm.

- Thời hạn sử dụng thực phẩm là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ đƣợc giá trị dinh dƣỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản đƣợc ghi trên nhãn theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất.

1.2. Tầm quan trọng của an toàn thực phẩm

- An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với sức khỏe con ngƣời, đƣợc toàn xã hội quan tâm.

- Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn đối với việc cải thiện sức khỏe con ngƣời và chất lƣợng cuộc sống. Đƣợc tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con ngƣời.

- An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hƣởng trực tiếp thƣờng xuyên đến sức khỏe con ngƣời mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thƣơng mại, du lịch và an sinh xã hội.

- Đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ tăng cƣờng nguồn lực, thúc đẩy phát triển và xóa đói giảm nghèo.

1.3. Tác hại của việc không đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất

1.3.1. Đối với người tiêu dùng

- Ảnh hƣởng đến sức khỏe, đôi khi là cả tính mạng của cá nhân và gia đình; - Mất một phần hoặc hoàn toàn sức lao động;

- Phát sinh các chi phí khác nếu sử dụng phải thực phẩm không an toàn: chi phí thuốc men, viện phí, nhân lực…;

- Mất thời gian, ảnh hƣởng đến công ăn việc làm, thu nhập của cá nhân và gia đình.

1.3.2. Đối với nhà sản xuất

- Bị mất uy tín, mất khách hàng; - Bị thu hồi, hủy bỏ sản phẩm;

- Có thể bị đóng cửa, thu hồi giấy phép kinh doanh; - Doanh thu sẽ bị thiệt hại;

- Có thể dẫn đến phá sản;

- Có trƣờng hợp sẽ bị kiện, bị truy tố trƣớc pháp luật.

1.3.3. Đối với xã hội

- Lãng phí sức lao động và nguồn nhân công; - Tăng tỷ lệ ngƣời nhập viện, ngƣời bị thất nghiệp;

- Mất uy tín, lòng tin trong xã hội;

- Ảnh hƣởng không tốt đến nền kinh tế, an ninh trật tự xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình sản xuất đậu phụ chế biến sản phẩm từ đậu nành (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)