4.1. Kiểm tra cảm quan
- Kiểm tra màu sắc
Khi sử dụng máy xay, máy lọc cần chú ý
- Cần đọc hướng dẫn sử dụng máy trước khi vận hành.
- Không cho tay vào máy xay để ấn đậu xuống khi máy đang hoạt động. - Không vệ sinh hay hiệu chỉnh khi máy xay đang chạy.
- Không làm ướt các mối nối, giữ máy khô, không để dây điện lòng thòng, máy phải có cầu dao đóng - mở an toàn.
- Không được làm văng nước lên bảng điện, ổ cắm
Chú ý
Sữa sau khi lọc xong thường có 15.000÷20.000 vi khuẩn lactic/1cm3. Vì vậy cần được tiến hành gia nhiệt ngay. Nếu để lâu lượng axit lactic tạo thành sẽ làm thay đổi pH dung dịch sữa. Khi pH gần đến điểm đẳng điện của protein đậu nành nó sẽ đóng vón lại làm mất giá trị cảm quan cũng như chất lượng sản phẩm.
+ Cho dịch sữa vào cốc thủy tinh khô sạch, không màu (Hình 5.8) + Quan sát màu sắc của dịch sữa
Dịch sữa có màu trắng đục tự nhiên của sữa đậu nành là đạt yêu cầu
- Kiểm tra trạng thái
+ Quan sát độ đồng nhất của dịch sữa. Nếu dịch đồng nhất, không phân lớp là đạt yêu cầu
+ Dùng tay sờ dịch sữa. Nếu không thấy có lợn cợn là đạt yêu cầu.
Hình 5.8. Dịch sữa sau khi lọc dùng kiểm tra cảm quan
4.2. Kiểm tra lý hóa
Hình 5.9. Dùng giấy đo xác định pH
của dịch sữa Hình 5.10. Kiểm tra độ Brix dịch sữa
- Kiểm tra độ pH
Dùng giấy đo hay bút đo pH để kiểm tra (Hình 5.9) Nếu dịch sữa có pH = 6-6,5 là đạt yêu cầu
- Kiểm tra độ Brix hay độ Baume
+ Dùng khúc xạ kế cầm tay để đo độ Brix (Hình 5.10) + Dùng Baume kế để đo độ Baume
Nếu dịch sữa đạt khoảng 0,4÷0,50Be thì sữa đạt yêu cầu (10Be =1,840Bx)