Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 45)

Chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông lâm ngư nghiệp của Tiền Giang trong những năm qua đã đi đúng hướng, dựa trên thế mạnh của điều kiện tự nhiên để đưa ra những chủ trương, chính sách phát triển các cây con chủ lực chẳn hạn như: chuyển đổi một số diện tích lúa ở các vùng phèn mặn hay vùng có ruộng lúa xen vườn cây ăn trái để phát triển sản xuất cây ăn trái hoặc cây - con khác phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, luân canh rau màu trên chân ruộng nhằm phá thế độc canh 3 vụ lúa, tạo ra giá trị sản phẩm cao hơn.

Bảng 4.6 Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2005 – 2009 (giá so sánh 1994)

ĐVT: tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng GTSX NLTS 7.415 7.755 8.236 8.658 9.254 GTSX Nông nghiệp 6.195 6.437 6.835 7.092 7.524 GTSX Lâm nghiệp 99 101 103 104 106 GTSX Thủy sản 1.121 1.217 1.298 1.462 1.624 Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 GTSX Nông nghiệp 83,55 83,01 82,99 81,91 81,31 GTSX Lâm nghiệp 1,33 1,30 1,25 1,20 1,14 GTSX Thủy sản 15,12 15,69 15,76 16,89 17,55

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tiền Giang, 2010

Từ Bảng 4.8 ta thấy, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản năm 2009 cao hơn giá trị sản xuất nông lâm thủy sản năm 2005 là 24,8% và trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản thì giá trị sản xuất nông nghiệp tuy có chiều hướng giảm từ năm 2005 – 2009 nhưng luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 80%), tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản năm 2009 cao hơn tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản năm 2005 là 2,43%, nguyên nhân tăng là do thời gian qua nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh như nuôi tôm sú, thẻ chân trắng, cá tra, cá điêu hồng,…

Hình 4.7 Tỷ trọng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản năm 2009

Bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông lâm thủy sản thì trong từng lĩnh vực cũng có sự chuyển dịch qua lại nhằm cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi. Chẳn hạn như trong lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2005 – 2009 đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm diện tích lúa, chú trọng phát triển vườn cây ăn trái, rau màu theo hướng tập trung nhằm tạo ra sản lượng hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Bảng 4.7 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá so sánh 1994)

ĐVT: tỷ đồng

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng GTSX trồng trọt 4.820 4.931 5.230 5.444 5.816

GTSX lương thực 1.913 1.768 1.905 1.928 1.909 GTSX cây ăn trái 2.355 2.591 2.668 2.889 3.123

GTSX rau màu 471 493 576 541 697

GTSX cây trồng khác 81 79 81 86 87

Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

GTSX lương thực 39,69 35,85 36,42 35,41 32,82 GTSX cây ăn trái 48,86 52,55 51,01 53,07 53,70

GTSX rau màu 9,77 10,00 11,02 9,94 11,98

GTSX cây trồng khác 1,68 1,60 1,55 1,58 1,50

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tiền Giang, 2010

Diện tích trồng lương thực của tỉnh trong những năm qua đang theo chiều hướng giảm dần, tuy nhiên giá trị sản xuất lương thực giảm rất ít, từ mức 1.913 tỷ đồng năm 2005 đến năm 2009 đạt mức 1909 tỷ đồng, giảm 4 tỷ đồng (tương đương 0,21%). Bên cạnh đó, giá trị sản xuất cây ăn trái năm 2009 tăng 32,61% so với năm 2005 và giá trị sản xuất rau màu năm 2009 tăng 47,98% so với năm 2005.

Từ Bảng 4.9 ta thấy, về cơ cầu giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt thì cây ăn trái chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm, với mức 48,86% năm 2005 thì đến năm 2009 cây ăn trái đã tăng tỷ trọng lên 53,7% (tăng 4,84%); Cây rau màu năm 2005 chiếm tỷ trọng là 9,77% nhưng đã tăng lên 11,98% vào năm 2009 (tăng 2,21%). Riêng đối với cây lương thực thì tỷ trọng giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt năm 2009 đã giảm 6,87% so với năm 2005.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 45)