ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 33)

4.1.1 Vị trí địa lý

Tiền Giang là tỉnh thuộc ĐBSCL, nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền với chiều dài 120 km và 32 km bờ biển. Tọa độ địa lý là 105049’07” đến 106048’06” kinh độ Đông; 10012’20’’

đến 10035’26” vĩ độ Bắc. Địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Long An và TP.HCM; Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp; Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long; Phía Đông giáp biển Đông. Diện tích 2.481,8 km2, dân số 1.670.216 người, 706 người/km². Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 74% dân số.

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với các sông Tiền, sông Vàm Cỏ, kênh Chợ Gạo, kênh Nguyễn Văn Tiếp,… nối liền các tỉnh ĐBSCL với TP.HCM và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và Campuchia.

Hình 4.1 Bảng đồ hành chính tỉnh Tiền Giang

Có 4 tuyến Quốc lộ (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 30, Quốc lộ 50, Quốc lộ 60) chạy ngang qua với tổng chiều dài trên 150 km, đường cao tốc TP.HCM đi Cần Thơ, Cầu Rạch Miễu bắt

qua sông Tiền nối liền Tiền Giang với Bến Tre, cầu Mỹ Lợi bắt qua sông Vàm Cỏ nối liền Tiền Giang với Long An và TP.HCM tạo nên cho Tiền Giang vị thế cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đó là những điều kiện quan trọng để rút ngắn thời gian, chi phí vận chuyển hàng hóa từ Tiền Giang đi TP.HCM và các địa phương trong khu vực.

Tỉnh hiện có 10 đơn vị hành chính gồm: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông.

4.1.2 Đặc điểm thời tiết - khí hậu

Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 - 27,9oC; tổng tích ôn cả năm 10.183oC/năm.

Có 2 mùa: Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà Chằng vào tháng 7, tháng 8).

Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm và phân bố ít dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông; độ ẩm trung bình 80 - 85%.

Gió: có 2 hướng chính là Đông Bắc (mùa khô) và Tây Nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 - 6m/giây.

4.1.3 Đất đai

Tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh là 236.663ha, trong đó có các nhóm đất chính như sau: + Nhóm đất phù sa: Chiếm 53% tổng diện tích tự nhiên 125.431 ha, chiếm phần lớn diện tích các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, thành phố Mỹ Tho và một phần huyện Gò Công Tây thuộc khu vực có nguồn nước ngọt. Đây là nhóm đất thuận lợi nhất cho nông nghiệp đã sử dụng toàn diện tích. Trong nhóm đất này có loại đất phù sa bồi ven sông có thành phần cơ giới tương đối nhẹ hơn cả nên thích hợp cho trồng cây ăn trái. + Nhóm đất mặn: Chiếm 14,6% tổng diện tích tự nhiên 34.552ha, chiếm phần lớn diện tích huyện Gò Công Đông, thị xã Gò Công, Gò Công Tây và một phần huyện Chợ Gạo. Về bản chất đất đai thuận lợi như nhóm đất phù sa, nhưng bị nhiễm mặn từng thời kỳ hoặc thường xuyên. Nếu được rửa mặn loại đất này sẽ rất thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp với chủng loại cây trồng tương đối đa dạng.

+ Nhóm đất phèn: Chiếm diện tích 19,4% diện tích tự nhiên 45.912ha, phân bố chủ yếu ở khu vực trũng thấp Đồng Tháp Mười thuộc phía Bắc 3 huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước. Đây là loại đất hình thành trên trầm tích đầm lầy mặn ven biển thành tạo trong quá trình biển thoái, nên loại đất này giàu hữu cơ và phèn. Đất phèn tiềm tàng và hoạt động sâu (phèn ít) có diện tích ít hơn so với đất phèn tiềm tàng và hoạt động nông (phèn nhiều) với tỷ lệ 6,82% so với 12,19%.

Hiện nay, ngoài cây Tràm và cây Bàng là hai loại cây cố hữu trên đất phèn nông, đã tiến hành trồng Khóm và Mía có hiệu quả ổn định trên diện tích đáng kể. Ngoài ra, một số diện tích khác cũng đã bước đầu được canh tác có hiệu quả với một số mô hình như trồng Khoai mỡ và các loại rau màu, trồng hai vụ lúa và cả trồng cây ăn trái trên những diện tích có đủ nguồn nước ngọt và có khả năng chống lũ.

Đất phèn nặng chiếm diện tích nhỏ phân bổ dọc bờ đất thấp (đất biền) bị ngập triều ven các lạch triều bưng trũng.

+ Nhóm đất cát giồng: Chiếm 3,1% diện tích tự nhiên với 7.336ha, phân bổ rải rác ở các huyện Cai Lậy, Châu Thành, Gò Công Tây và tập trung nhiều nhất ở huyện Gò Công Đông do đất cát giồng có địa hình cao, thành phần cơ giới nhẹ, nên chủ yếu làm đất thổ cư và canh tác cây ăn trái, rau màu.

Nhìn chung, đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 53%), thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,4% (45.912ha) là nhóm đất phèn và 14,6% (34.552ha) là nhóm đất phù sa nhiễm mặn ... trong thời gian qua được tập trung khai hoang, mở rộng diện tích, cải tạo và tăng vụ thông qua các chương trình khai thác phát triển vùng Đồng Tháp Mười, chương trình ngọt hoá Gò Công, đã từng bước mở rộng vùng trồng lúa năng suất cao, vườn cây ăn trái sang các huyện phía Đông và vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc huyện Tân Phước.

Đến nay, trên 90% diện tích đã được đưa vào khai thác sử dụng cho các mục đích như Bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1 Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Năm 1990 1998 2000 Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 233.922 100,0 232.609 100,0 236.663 100,0 I. Đất nông nghiệp 165.408 70,7 184.883 9,5 181.505 76,7 Đất ruộng lúa 102.438 43,8 106.953 45,9 112.832 47,7 Đất cây lâu năm 47.486 20,3 64.573 27,7 65.996 27,9 Đất lâm nghiệp 11.341 4,8 3.974 1,7 8.265 3,5 II. Đất chuyên dùng 10.484 4,5 15.005 6,4 15.887 6,7 III. Đất ở 3.535 1,5 5.368 2,3 7.646 3,2 Đất đô thị 587 0,3 630 0,3 686 0,3 Đất ở nông thôn 2.949 1,6 4.738 2,0 6.960 2,9 Nguồn: http://www.tiengiang.gov.vn/lietkemuc.asp?cap=3&idcha=965

4.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG

4.2.1 Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1996 – 2009 của tỉnh Tiền Giang so với cả nước

Trong giai đoạn 1996 – 2009, GDP của Việt Nam cũng như của tỉnh Tiền Giang tăng trưởng khá đồng đều, GDP năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, tăng trưởng của tỉnh Tiền Giang cao hơn cả nước; cụ thể, năm 2000 GDP của tỉnh Tiền Giang tăng 36% so với năm 1996, trong khi đó GDP cả nước năm 2000 chỉ tăng 28% so với năm 1996; đến năm 2005 GDP của tỉnh Tiền Giang tăng 43% so với năm 2001 nhưng GDP cả nước năm 2005 chỉ tăng 34% so với năm 2001; đến năm 2009 GDP của tỉnh Tiền Giang tăng 37% so với năm 2006 và GDP cả nước năm 2009 tăng 21% so với năm 2006 (nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang; Tổng Cục Thống kê, 2010).

Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của tỉnh Tiền Giang vẫn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP cả nước. Giai đoạn 1996 – 2000 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Tiền Giang là 8,09% cao hơn cả nước là 1,73%, giai đoạn 2001 – 2005 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Tiền Giang là 9,43% cao hơn cả nước là 1,77% và giai đoạn 2006 – 2009 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Tiền Giang là 11,14% cao hơn cả nước là 4,45%, trong giai đoạn này nền kinh tế của nước ta bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, nhất là đối với các tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ nên đã gây ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP chung của cả nước. Riêng Tiền Giang, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn ổn định và tăng với mức cao, nguyên nhân là do cơ cấu kinh tế của tỉnh lĩnh vực nông lâm thủy sản (khu vực I) còn chiếm tỷ trọng rất lớn (45,3% năm 2006 và tăng lên 48,1 năm 2009) nên đã góp phần tạo nên tăng trưởng trong giai đoạn này. Điều này càng chứng tỏ vai trò kinh tế nông lâm thủy sản của tỉnh Tiền

Giang là rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế (nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang).

Bảng 4.2 Tăng trưởng GDP tỉnh Tiền Giang và cả nước 1996-2009 (giá so sánh 1994)

Thời kỳ GDP (tỷ đồng)

Cả nước Tiền Giang

1996 213.833 3.888 1997 231.264 4.225 1998 244.596 4.599 1999 256.272 4.911 2000 273.666 5.307 2001 292.535 5.696 2002 313.247 6.170 2003 336.242 6.760 2004 362.435 7.381 2005 393.031 8.167 2006 425.373 9.070 2007 461.344 10.246 2008 490.458 11.404 2009 516.568 12.450 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng trưởng giai đoạn 1996 – 2000 (%) 28 36

Tăng trưởng giai đoạn 2001 – 2005 (%) 34 43

Tăng trưởng giai đoạn 2006 – 2009 (%) 21 37

Tăng trưởng bình quân 1996 – 2000 (%) 6,36 8,09 Tăng trưởng bình quân 2001 – 2005 (%) 7,66 9,43 Tăng trưởng bình quân 2006 – 2009 (%) 6,69 11,14

Hình 4.2 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Tiền Giang so với cả nước

Từ Hình 4.2 trên ta càng thấy rõ hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của cả nước tăng lên đến nữa giai đoạn 2001 – 2005 có chiều hướng giảm xuống, còn tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Tiền Giang tăng trưởng khá ổn định và có phần hơn tăng cao trong giai đoạn sau. Cụ thể được minh chứng rõ hơn qua Bảng 4.3

Bảng 4.3 GDP và GDP bình quân/ người giai đoạn 2000 – 2009 (giá so sánh 1994) Thời kỳ GDP (tỷ đồng) GDP/người (ngàn đồng) 2000 5.307 3.279 2001 5.696 3.519 2002 6.170 3.812 2003 6.760 4.177 2004 7.381 4.561 2005 8.167 5.046 2006 9.070 5.604 2007 10.246 6.331 2008 11.404 7.046 2009 12.450 7.693 Tốc độ tăng BQ 2000 – 2004 (%) 8,60 7,56 Tốc độ tăng BQ 2005 – 2009 (%) 11,12 11,53 Tốc độ tăng BQ 2000 – 2009 (%) 9,94 9,53

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tiền Giang, 2010

Từ Bảng 4.3 ta thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2000 – 2004 là 8,6%. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2005 – 2009 tốc độ tăng trưởng GDP đã tăng lên 11,12%, cao

hơn giai đoạn 2000 – 2004 là 2,52%. Riêng GDP bình quân trên người, năm 2000 GDP bình quân trên đầu người là 3.279 ngàn đồng, đến năm 2009 GDP bình quân trên đầu người đạt 7.693 ngàn đồng, tăng tăng 2,35 lần so với năm 2000.

Hình 4.3 GDP của tỉnh Tiền Giang từ năm 2000 đến năm 2009

Hình 4.4 GDP bình quân/người giai đoạn 2000 - 2009

Nhìn chung, GDP bình quân trên đầu người qua các năm tăng và có tốc độ tăng bình quân hàng năm cao hơn tốc độ tăng bình quân GDP của tỉnh là 0,51% ở giai đoạn 2005 - 2009. Tuy nhiên, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2000 – 2009 lại thấp hơn tốc độ tăng bình quân GDP của tỉnh là 0,41%, nguyên nhân là do ở giai đoạn 2000 – 2004 tốc độ tăng GDP bình quân trên đầu người thấp hơn tốc độ tăng GDP bình quân của tỉnh là 1,04%.

Năm 2007, Tiền Giang vươn lên đứng thứ 12 trong 64 tỉnh, thành cả nước về Chỉ số Năng lực Cạnh tranh. Cùng với việc 'nhảy vọt' 21 thứ hạng so với năm 2006, môi trường đầu tư của tỉnh đã được nhiều doanh nghiệp đánh giá tốt, có sức hấp dẫn cao. Số liệu minh chứng cho nhận định trên: trong năm 2007 toàn tỉnh có thêm 358 doanh nghiệp thuộc khối kinh tế dân doanh với số vốn đăng ký 1.664 tỷ đồng và có 222 doanh nghiệp đăng ký

bổ sung ngành nghề với vốn đăng ký bổ sung là 421 tỷ đồng; như vậy, tổng năng lực tăng thêm của khối doanh nghiệp dân doanh trong năm 2007 là 2.085 tỷ đồng, gấp 2,6 lần tổng mức huy động đầu tư của kinh tế dân doanh năm 2006, chiếm xấp xỉ 1/3 tổng vốn đầu tư toàn xã hội huy động được trên địa bàn tỉnh (con số này của năm 2006 là 1/8), tính ra quy mô đầu tư mới của doanh nghiệp là 4,6 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần quy mô đầu tư bình quân của doanh nghiệp dân doanh trong năm 2006... Rõ ràng, chưa có năm nào trong hơn thập niên gần đây mà đầu tư của tư nhân lại có sự đột biến cực lớn như thế. Từ đó đã góp phần tạo mức tăng khá cao của khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh trong năm 2007 lên đến trên 49%.(http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%81n_Giang )

4.2.2 Cơ cấu kinh tế của tỉnh từ năm 2000 đến năm 2009

Trong thời gian qua, quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Tuy nhiên, Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng điểm xuất phát của nền kinh tế là nông nghiệp, do đó để thực hiện đạt mục tiêu của Đảng và nhà nước đề ra, trong những năm qua tỉnh Tiền Giang đã đầu tư phát triển khu vực II và III, ban hành nhiều chính sách nhằm giảm tỷ trọng khu vực I, tăng tỷ trọng khu vực II, III, từ đó cơ cấu kinh tế đã dần thay đổi và chuyển dịch theo đúng hướng. Tỷ trọng khu vực I giảm dần và tỷ trọng khu vực II, III tăng; tuy nhiên, tốc độ tăng giảm còn rất chậm và có đôi lúc khựng lại và giảm tăng theo chiều nghịch lại; cụ thể, từ năm 2000 đến nay 2007 tỷ trọng khu vực I giảm dần; tỷ trọng khu vực II, III tăng dần; đến năm 2008 tỷ trọng khu vực I lại tăng 4,8% so với năm 2007, tỷ trọng khu vực II giảm 2,4% so với năm 2007 và tỷ trọng khu vực III cũng giảm 0,6% so với năm 2007, điều này càng khẳng định rõ hơn vai trò của nông nghiệp trong tăng trưởng kinh tế, khi bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế hoạt động của ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại giảm xuống và khi đó ngành nông lâm thủy sản không ngừng gia tăng, từ đó tạo nên tăng trưởng GDP ổn định cho tỉnh trong giai đoạn này. Nhưng đến năm 2009 nền kinh tế bắt đầu phục hồi thì cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo định hướng trở lại, tức là khu vực I tiếp tục giảm và khu vực II, III tăng lên. Bảng 4.4 thể hiện các số liệu của vấn đề nêu trên.

Bảng 4.4 Tỷ trọng khu vực I, II, III giai đoạn 2000 - 2009

Năm GDP (tỷ đồng) Tỷ trọng cơ cấu (%)

Khu vực I Khu vực II Khu vực III

2000 5.307 56,5 28,2 15,3

2002 6.170 53,6 31 15,4 2003 6.760 50,5 28,5 21 2004 7.378 49,7 28,1 22,2 2005 8.167 48,1 29,5 22,4 2006 9.070 45,3 30,9 23,8 2007 10.246 44,7 30,2 25,1 2008 11.404 49,5 27,8 22,7 2009 12.450 48,1 28,3 23,6 2000 - 2004 -8,4 1,3 7,1 2005 - 2009 0 -1,2 1,2 2000 - 2009 -8,4 0,1 8,3

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tiền Giang

Hình 4.6 Thể hiện chuyển dịch cơ cấu GDP của tỉnh năm 2000, 2005, 2009

Từ đồ thị trên ta thấy, từ năm 2000 đến năm 2009 tỷ trọng khu vực I đóng góp vào GDP của tỉnh đã giảm 8,4%, tỷ trọng khu vực II chỉ tăng 0,1%, phần giảm của khu vực I chủ yếu tăng lên ở khu vực III với mức tăng là 8,3%. Từ năm 2005 đến năm 2009 tỷ trọng khu vực I đóng góp vào GDP của tỉnh không giảm vẫn đạt ở mức 48,1%, trong khi đó tỷ trọng khu vực II giảm 1,2% và tỷ trọng khu vực III tăng 1,2%. Nhìn chung, tỷ trọng của khu vực một đã giảm dần nhưng với tốc độ chậm, tỷ trọng khu vực II có tăng lên trong

giai đoạn 2000 – 2005 nhưng lại giảm xuống sau đó, tỷ trọng khu vực III tăng khá ổn định.

4.3 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH4.3.1 Kết quả sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh giai 2005 – 2009 4.3.1 Kết quả sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh giai 2005 – 2009

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 33)