Mô hình sản xuất rau cải an toàn

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 70)

Mô hình hồi quy thể hiện mối quan hệ sản lượng và các yếu tố có liên quan Yi = a + b1X1 + b2 X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5 + b6X6 + b7X7 + b8X8 + b9X9 + ei

Bảng 5.23 Tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong sản xuất rau cải an toàn Các biến độc lập Xi Hệ số B Sai số chuẩn Thống kê t nghĩa (p)Mức ý

Hằng số 2.563,650 3.210,648 0,798 0,428 X1: KN trồng rau (năm) 138,691 54,821 2,530 0,015 X2: số lần THKT trồng rau (lần/2 năm) 963,885 710,816 1,356 0,181 X3: số lần THKT RAT (lần/2 năm) -871,252 744,365 -1,170 0,247 X4: CPLĐGĐ (ng.đồng) 0,318 0,113 2,818 0,007 X5: CPLĐTM (ng.đồng) 0,192 0,146 1,313 0,195 X6: nhiên liệu bơm tưới

(ng.đồng) -1,356 0,803 -1,688 0,098 X7: CP phân bón (ng.đồng) 0,333 0,455 0,732 0,468 X8: CP BVTV(ng.đồng) 1,445 0,561 2,577 0,013 X9: CP khác(ng.đồng) 2,111 0,778 2,714 0,009 R2 Thống kê F nghĩa (p)Mức ý 0,574 7,491 0,000(a)

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ trồng rau cải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Chú thích: ***: ý nghĩa ở α=1%; **: ý nghĩa ở α =5%; *: ý nghĩa ở α =10%; ns: không có ý nghĩa

Qua số liệu Bảng 5.23, hệ số xác định R2=0,574. Điều này có nghĩa là 57,4% biến động sản lượng rau cải an toàn do sự tác động của các biến độc lập như: kinh nghiệm trồng rau (năm), chi phí lao động gia đình (ng.đồng), chi phí nhiên liệu bơm tưới (ng.đồng), chi phí thuốc BVTV (ng.đồng), chi phí khác (ng.đồng).

Bên cạnh đó, ta có giá trị Sig.F=0,000(a) rất nhỏ, vì thế ta bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là tồn tại mối liên hệ giữa sản lượng rau cải an toàn với ít nhất một trong các biến độc lập nêu trên.

Sự tác động của từng biến độc lập sẽ được giải thích như sau

Y = 2.563,650 + 138,691X1 + 963,885X2 - 871,252X3 + 0,318X4 + 0,192X5 -1,356X6

+ 0,333X7 + 1,445X8 + 2,111X9

- Kinh nghiệm trồng rau: Khi kinh nghiệm trồng rau của nông hộ tăng lên 1 năm thì sản lượng rau cải an toàn sẽ tăng 138,691 kg/ha/vụ (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi), tương ứng cao hơn mức tăng của mô hình sản xuất rau cải thường là 45,777 kg/ha/vụ.

- Về lao động trồng rau: nếu tăng chi phí lao động gia đình lên 1 ngàn đồng thì sản lượng rau cải an toàn sẽ tăng 0,318 kg/ha/vụ (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi), tăng không nhiều so với mô hình sản xuất rau cải thường.

- Nhiên liệu bơm tưới:khi tăng 1 ngàn đồng chi phí nhiên liệu bơm tưới thì sản lượng rau cải an toàn sẽ giảm 1,356kg/ha/vụ (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi), ở yếu tố này thì mô hình sản xuất cải thường không có ý nghĩa.

- Về thuốc BVTV: khi tăng 1 ngàn đồng chi phí thuốc BVTV thì sản lượng rau ải an toàn tăng 1,445kg/ha/vụ (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).

- Về chi phí khác: khi tăng 1 ngàn đồng chi phí khác thì sản lượng rau cải an toàn sẽ tăng 2,111kg/ha/vụ (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w