Mô hình chung

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 66)

Mô hình hồi quy thể hiện mối quan hệ sản lượng và các yếu tố có liên quan Yi = a + b1X1 + b2 X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5 + b6X6 + b7X7 + b8X8 + b9X9 + ei

Với Y là kết quả của đầu ra (sản lượng rau cải/ha/vụ). Các biến độc lập (biến giải thích) Xi gồm: kinh nghiệm trồng rau, số lần tập huấn kỹ thuật, số lần tập huấn sản xuất rau an toàn, lao động gia đình, lao động thuê mướn, nhiên liệu bơm tưới, phân bón, thuốc BVTV, chi phí khác.

Qua kết quả phân tích từ phần mềm SPSS ở Bảng 5.21, hệ số xác định R2=0,579. Điều này có nghĩa là 57,9% biến động sản lượng rau cải do sự tác động của các biến độc lập như: kinh nghiệm trồng rau (năm), số lần được tập huấn kỹ thuật trồng rau trong 2 năm

gần đây, chi phí lao động gia đình (ngàn đồng), chi phí lao động thuê mướn (ngàn đồng), chi phí phân bón (ngàn đồng), chi phí khác (ngàn đồng).

Ngoài ra, ta có giá trị Sig.F=0,000(a) rất nhỏ, vì thế ta bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là tồn tại mối liên hệ giữa sản lượng rau cải với ít nhất một trong các biến độc lập.

Vì thế, có thể kết luận sản lượng rau cải phụ thuộc vào các yếu tố là kinh nghiệm trồng rau (năm), số lần được tập huấn kỹ thuật trồng rau trong 2 năm gần đây, chi phí lao động gia đình (ngàn đồng), chi phí lao động thuê mướn (ngàn đồng), chi phí phân bón (ngàn đồng), chi phí khác (ngàn đồng)

Bảng 5.21 Tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong sản xuất rau cải Các biến độc lập Xi Hệ số hồi qui Sai số chuẩn Giá trị t Mức ý

nghĩa (p) Hằng số 1.500,021 1.438,378 1,043 0,299 X1: KN trồng rau (năm) 103,011 37,689 2,733 0,007 X2: số lần THKT trồng rau (lần/2 năm) 1.339,754 414,395 3,233 ,002 X3: số lần THKT RAT (lần/2 năm) -72,551 401,802 -0,181 0,857 X4: CPLĐGĐ (ng.đồng) 0,317 0,068 4,634 0,000 X5: CPLĐTM (ng.đồng) 0,311 0,100 3,124 0,002

X6: nhiên liệu bơm tưới

(ng.đồng) -0,535 0,365 -1,465 0,146 X7: CP phân bón (ng.đồng) 0,731 0,257 2,846 0,005 X8: CP BVTV(ng.đồng) -0,068 0,221 -0,306 0,760 X9: CP khác(ng.đồng) 2,101 0,523 4,019 0,000 R2 Thống kê F nghĩa (p)Mức ý 0,579 16,837 0,000(a)

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ trồng rau cải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Chú thích: ***: ý nghĩa ở α =1%; **: ý nghĩa ở α =5%; *: ý nghĩa ở α =10%; ns: không có ý nghĩa

Sự tác động của từng biến độc lập sẽ được giải thích như sau

Y = 1.500,021 + 103,011X1 + 1.339,754X2 - 72,55X3 + 0,317X4 + 0,311X5 - 0,535X6 + 0,731X7 - 0,068X8 + 2,101X9

-Kinh nghiệm trồng rau: Khi kinh nghiệm trồng rau của nông hộ tăng lên 1 năm thì sản lượng rau cải sẽ tăng 103,011 kg/ha/vụ (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Vấn đề này cho thấy kinh nghiệm càng nhiều trồng rau càng có hiệu quả.

-Số lần tập huấn kỹ thuật trồng rau: khi được tham gia 01 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau thì sản lượng rau cải thu hoạch sẽ tăng 1.339,75kg/ha/vụ (trong điều kiện các yếu tố

còn lại không đổi). Vấn đề này được giải thích là khi nông dân tham gia tập huấn sẽ bổ sung rất nhiều kiến thức trong kỹ thuật canh tác rau, ngoài ra khi có những tiến bộ khoa học kỹ thuật khi chuyển giao cho nông dân áp dung sẽ tăng hiệu quả sản xuất như kỹ thuật bón lót phân hữu cơ, màng phủ nông nghiệp,…

- Về lao động trồng rau: cả lao động gia đình và lao động thuê mướn đều có ý nghĩa, cụ thể nếu tăng chi phí lao động gia đình lên 1 ngàn đồng thì sản lượng rau cải sẽ tăng 0,317 kg/ha/vụ (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) và nếu tăng 1 ngàn đồng chi phí thuê mướn thì sản lượng rau cải sẽ tăng 0,311 kg/ha/vụ (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).

- Về lượng phân bón sử dụng: khi tăng 1 ngàn đồng chi phí phân bón thì sản lượng rau cải sẽ tăng 0,731kg/ha/vụ (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Tuy nhiên, nếu cứ tăng lượng phân bón để tăng sản lượng thì đến mức nào đó lượng phân bón tồn dư trong rau vượt mức giới hạn tối đa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, mặc khác khi rau cải phát triển tốt sẽ dễ phát sinh các dịch bệnh dẫn đến việc sử dụng nhiều thuốc BVTV là không tránh khỏi, từ đó làm tăng chi phí, không an toàn cho sức khỏe con người. Vấn đề này cần phải áp dụng biện pháp bón phân đúng quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn.

- Về chi phí khác: khi tăng 1 ngàn đồng chi phí khác thì sản lượng rau cải sẽ tăng 2,101kg/ha/vụ (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w