TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 43)

4.3.1 Kết quả sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh giai 2005 – 2009

Cũng như các ngành kinh tế khác, nông lâm thủy sản Tiền Giang đã đạt được những thành tựu quan trọng trong những năm qua, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản năm sau cao hơn năm trước.

Một số thành tựu nổi bật của sản xuất nông nghiệp tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua là: - Sản lượng lương thực luôn đạt và vượt mục tiêu 1 triệu tấn/năm, không những đáp ứng nhu cầu lương thực tại địa phương mà còn góp phần đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia và cung ứng nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu.

- Diện tích cây ăn trái của tỉnh tăng qua các năm và đến năm 2009 diện tích đạt trên 67.000 ha, sản lượng đạt hơn 950.000 tấn, tăng 36% so với năm 2005. Kết quả này đưa Tiền Giang trở thành tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng trái cây. Các thương hiệu trái cây đặc sản như: xoài Cát Hoà Lộc, sơri Gò Công, bưởi long Cổ Cò, khóm Tân Lập, thanh long Chợ Gạo, sầu riêng Ngũ Hiệp, vú sữa lò rèn Vĩnh Kim đã được bảo hộ độc quyền và từng bước có vị trí nhất định trên thị trường trong và ngoài nước.

- Lĩnh vực trồng trọt bên cạnh cây lúa và cây ăn trái thì rau màu của tỉnh được xếp thứ 3, từ năm 2005 đến năm 2009 diện tích gieo trồng rau màu đã tăng 18% trong khi đó sản lượng đã tăng 23%; bên cạnh đó người dân đã có bước chuyển hướng sang sản xuất rau màu theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, với đề án phát triển sản xuất rau an toàn đã được tỉnh triển khai từ đầu năm 2007 cho đến nay, tỉnh đã đầu tư rất nhiều mô hình sản xuất rau an toàn, đã triển khai trên 480 ha tại các xã của các huyện thị thành như: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo, huyện Gò Công Đông, đã mang lại cho người tiêu dùng trên 8.188 tấn rau an toàn. Tuy nhiên, mức sản lượng này còn rất thấp so với sản lượng rau sản xuất trên địa bàn tỉnh (chỉ bằng 1,34%).

- Về chăn nuôi, Tiền Giang là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển khá mạnh ở ĐBSCL, trong đó đáng kể nhất là chăn nuôi heo và gia cầm. Năm 2009 tổng đàn heo của tỉnh tăng 4% so với năm 2005; đặc biệt tổng đàn gia cầm và tổng đàn bò tăng rất cao, năm 2009 tổng đàn bò tăng 68% và tổng đàn heo tăng 41% so với năm 2005.

- Ngành thủy sản trong những năm gần đây phát triển cả nuôi trồng, chế biến và đánh bắt. Năm 2009 diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 5% và sản lượng tăng 32% với năm 2005, sản lượng tăng chủ yếu là do từ nguồn nuôi trồng thủy sản (tăng 72% so với sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2005). Nguyên nhân là do tỉnh đã đầu tư hạ tầng phát triển các vùng nuôi thủy sản tập trung như: dự án nuôi tôm công nghiệp Phú Tân (352ha), dự án Nam Gò Công (400ha), dự án Bắc Gò Công (300ha), dự án Lý Quàn (230 ha), dự án Phú Thạnh (147 ha), dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản Phú Tân (2.180 ha). Ngoài ra, diện tích mặt nước biển có thể nuôi nghêu là 4.000ha, đến nay đã phát triển được 2.300 ha.

Bảng 4.5 Kết quả sản xuất sản phẩm nông lâm thủy sản chủ yếu giai đoạn 2005 - 2009

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009 2009/2005

I. Trồng trọt * Cây lúa

- DT lúa gieo cấy ha 251.890 247.769 246.724

244.94

5 234.340 0,93 - Năng suất tạ/ha 52 49 53

5

4 52 1,01 - Sản lượng tấn 1.303.231 1.214.252 1.306.609 1.321.023 1.224.579 0,94

2. Màu thực phẩm

- DT rau màu các loại ha 29.100 29.920 31.944 34.382 34.395 1,18 - Sản lượng tấn 464.751 489.350 535.325 565.527 570.050 1,23

Trong đó:

- DT rau SXAT ha 40 240 480

- Sản lượng SXAT tấn 708 4.108 8.188

3 Cây ăn trái

+ Diện tích ha 65.330 66.382 67.881 66.286 67.603 1,03 + Sản lượng tấn 704.224 798.371 8.210.064 936.059 958.095 1,36 II.Chăn nuôi - Heo con 517.795 553.218 561.245 520.761 539.200 1,04 - Bò con 40.780 63.526 65.060 67.363 68.530 1,68 - Đàn gia cầm. ng.con 4.078 4.807 4.974 5.711 5.755 1,41 III. Thuỷ sản 1. Diện tích NTTS ha 12.125 12.427 12.882 12.638 12.710 1,05 - Lợ, mặn " 6.717 6.662 6.766 6.242 6.270 0,93 - Ngọt " 5.408 5.765 6.116 6.395 6.44 0 1,19 2. Tổng sản lượng TS Tấn 136.041 142.710 153.134 173.108 180.100 1,32 - Sản lượng KT biển " 71.582 71.500 71.953 72.206 71.530 1,00 - Sản lượng nuôi " 61.095 67.556 77.497 97.319 105.000 1,72 - Sản lượng KT nội địa " 3.364 3.654 3.684 3.584 3.570 1,06

4.3.2 Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản

Chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông lâm ngư nghiệp của Tiền Giang trong những năm qua đã đi đúng hướng, dựa trên thế mạnh của điều kiện tự nhiên để đưa ra những chủ trương, chính sách phát triển các cây con chủ lực chẳn hạn như: chuyển đổi một số diện tích lúa ở các vùng phèn mặn hay vùng có ruộng lúa xen vườn cây ăn trái để phát triển sản xuất cây ăn trái hoặc cây - con khác phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, luân canh rau màu trên chân ruộng nhằm phá thế độc canh 3 vụ lúa, tạo ra giá trị sản phẩm cao hơn.

Bảng 4.6 Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2005 – 2009 (giá so sánh 1994)

ĐVT: tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng GTSX NLTS 7.415 7.755 8.236 8.658 9.254 GTSX Nông nghiệp 6.195 6.437 6.835 7.092 7.524 GTSX Lâm nghiệp 99 101 103 104 106 GTSX Thủy sản 1.121 1.217 1.298 1.462 1.624 Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 GTSX Nông nghiệp 83,55 83,01 82,99 81,91 81,31 GTSX Lâm nghiệp 1,33 1,30 1,25 1,20 1,14 GTSX Thủy sản 15,12 15,69 15,76 16,89 17,55

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tiền Giang, 2010

Từ Bảng 4.8 ta thấy, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản năm 2009 cao hơn giá trị sản xuất nông lâm thủy sản năm 2005 là 24,8% và trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản thì giá trị sản xuất nông nghiệp tuy có chiều hướng giảm từ năm 2005 – 2009 nhưng luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 80%), tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản năm 2009 cao hơn tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản năm 2005 là 2,43%, nguyên nhân tăng là do thời gian qua nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh phát triển khá mạnh như nuôi tôm sú, thẻ chân trắng, cá tra, cá điêu hồng,…

Hình 4.7 Tỷ trọng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản năm 2009

Bên cạnh việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông lâm thủy sản thì trong từng lĩnh vực cũng có sự chuyển dịch qua lại nhằm cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi. Chẳn hạn như trong lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2005 – 2009 đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm diện tích lúa, chú trọng phát triển vườn cây ăn trái, rau màu theo hướng tập trung nhằm tạo ra sản lượng hàng hóa lớn đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Bảng 4.7 Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá so sánh 1994) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT: tỷ đồng

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng GTSX trồng trọt 4.820 4.931 5.230 5.444 5.816

GTSX lương thực 1.913 1.768 1.905 1.928 1.909 GTSX cây ăn trái 2.355 2.591 2.668 2.889 3.123

GTSX rau màu 471 493 576 541 697

GTSX cây trồng khác 81 79 81 86 87

Cơ cấu (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

GTSX lương thực 39,69 35,85 36,42 35,41 32,82 GTSX cây ăn trái 48,86 52,55 51,01 53,07 53,70

GTSX rau màu 9,77 10,00 11,02 9,94 11,98

GTSX cây trồng khác 1,68 1,60 1,55 1,58 1,50

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Tiền Giang, 2010

Diện tích trồng lương thực của tỉnh trong những năm qua đang theo chiều hướng giảm dần, tuy nhiên giá trị sản xuất lương thực giảm rất ít, từ mức 1.913 tỷ đồng năm 2005 đến năm 2009 đạt mức 1909 tỷ đồng, giảm 4 tỷ đồng (tương đương 0,21%). Bên cạnh đó, giá trị sản xuất cây ăn trái năm 2009 tăng 32,61% so với năm 2005 và giá trị sản xuất rau màu năm 2009 tăng 47,98% so với năm 2005.

Từ Bảng 4.9 ta thấy, về cơ cầu giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt thì cây ăn trái chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm, với mức 48,86% năm 2005 thì đến năm 2009 cây ăn trái đã tăng tỷ trọng lên 53,7% (tăng 4,84%); Cây rau màu năm 2005 chiếm tỷ trọng là 9,77% nhưng đã tăng lên 11,98% vào năm 2009 (tăng 2,21%). Riêng đối với cây lương thực thì tỷ trọng giá trị sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt năm 2009 đã giảm 6,87% so với năm 2005.

4.4 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng bình quân 12,5%/năm thời kỳ 2006 – 2020. - GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 4.050 USD/người (giá thực tế). - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 48,5%; thương mại - dịch vụ đạt 36,5%; nông, lâm, ngư nghiệp đạt 15,0%.

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Tạo mọi điều kiện cho mục tiêu tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 400 triệu USD vào năm 2010 và trên 1 tỷ 800 triệu USD năm 2020; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 17%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và 16,2%/năm giai đoạn 2011 - 2020; giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt trên 900 USD vào năm 2020. - Tốc độ đổi mới công nghệ phấn đấu đạt bình quân 20 - 25%/năm.

CHƯƠNG 5

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

5.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NÔNG HỘ TRONG MÔ HÌNH

5.1.1 Tuổi, giới tính của người trực tiếp sản xuất rau cải trong nông hộ

Qua số liệu thống kê từ phỏng vấn nông hộ trồng rau cải và Bảng 5.1 thì tuổi của người trực tiếp trồng rau cao nhất là 59 tuổi, thấp nhất là 25 tuổi và tuổi trung bình 43,9 tuổi. Đối với 2 mô hình cụ thể, đối với các hộ sản xuất rau cải thường tuổi thấp nhất là 25 tuổi, tuổi cao nhất là 58 tuổi, độ tuổi trung bình là 43,38 tuổi và đối với các hộ sản xuất rau cải an toàn tuổi thấp nhất là 27 tuổi (cao hơn nhóm sản xuất rau cải thường là 2 tuổi), cao nhất là 59 tuổi (cao hơn nhóm sản xuất rau cải thường là 1 tuổi), độ tuổi trung bình là 44,57 tuổi (cao hơn nhóm sản xuất rau cải thường là tuổi 1,19 tuổi). Nhóm tuổi của người trực tiếp sản xuất rau cải thường chiếm tỷ cao nhất là từ 31 đến 40 và từ 41 đến 50 (23%), còn đối với nhóm tuổi của người trực tiếp sản xuất rau an toàn chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 41 đến 50 (45%).

Từ kết quả trên cho thấy có sự khác biệt độ tuổi của các hộ sản xuất rau cải thường và sản xuất rau cải an toàn. Bên cạnh đó, độ tuổi tham gia vào hoạt động sản xuất rau cải tập trung từ 31 tuổi đến 59 tuổi (chiếm 96,7%), độ tuổi dưới 30 tuổi có thể do chưa có điều kiện, chưa làm chủ gia đình và chưa có kinh nghiệm sản xuất nên chưa là người trực tiếp sản xuất rau cải (chỉ chiếm 3,3%).

Bảng 5.1 Tuổi của người trực tiếp sản xuất theo loại hình sản xuất

SX rau thường SX rau an toàn Tổng

Tần số

% Tần số % Tần số %

Từ 30 tuổi trở xuống 1 1,7 3 5,0 4 3,3

Từ 31 đến 40 tuổi 23 38,3 16 26,7 39 32,5

Từ 41 đến 50 tuổi 23 38,3 27 45,0 50 41,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên 50 tuổi 13 21,7 14 23,3 27 22,5 Tổng 60 100,0 60 100,0 120 100,0 Trung bình 43,38 44,57 43,98 Độ lệch chuẩn 7,390 7,780 7,579 Nhỏ nhất 25 27 25 Lớn nhất 58 59 59

Từ kết quả Bảng 5.2 ta thấy tỷ lệ nữ tham gia trực tiếp sản xuất cải thường chiếm 26,7%, thấp hơn tỷ lệ nữ tham gia trực tiếp sản xuất rau cải an toàn 8,3%. Tỷ lệ nữ trong tổng số hộ điều tra chiếm 30,8% và tỷ lệ nam là 69,2%. Tỷ lệ nữ ở mô hình sản xuất rau cải an toàn cao hơn tỷ lệ nữ ở mô hình sản xuất rau cải thường là do khi thực hành sản xuất an toàn, theo quy định đòi hỏi người sản xuất phải ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất từ làm đất, gieo trồng, bón phân, phun thuốc cho đến bán sản phẩm (nhật ký đồng ruộng) nhằm phục vụ cho công tác truy xuất nguồn gốc khi có vấn đề về VSATTP cho nên các yêu cầu trên thì thường phụ nữ sẽ thực hiện tốt hơn, vì thế ở các mô hình sản xuất an toàn có xu hướng tăng dần tỷ lệ phụ nữ là người trực tiếp sản xuất chính.

Bảng 5.2 Tỷ lệ Nam, Nữ tham gia trực tiếp sản xuất rau cải

Giới tính SX rau thường SX rau an toàn Tổng

Tần số % Tần số % Tần số %

Nam 44 73,3 39 65,0 83 69,2

Nữ 16 26,7 21 35,0 37 30,8

Tổng 60 100,0 60 100,0 120 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ trồng rau cải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

5.1.2 Trình độ học vấn của người trực tiếp sản xuất rau trong nông hộ

Kết quả Bảng 5.3 cho thấy, trình độ học vấn của người sản xuất rau cải chiếm tỷ lệ cao nhất là ở trình độ cấp II chiếm 45%; đối với cấp I chiếm 31,7%, cấp III chiếm 20,8% và mù chữ chiếm 2,5%. Ở mô hình sản xuất rau cải an toàn thì trình độ học vấn cấp III của người sản xuất thấp hơn mô hình sản xuất rau thường 5%, trình độ học vấn cấp I thấp hơn mô hình sản xuất rau thường 3,3%. Riêng trình độ cấp II thì mô hình sản xuất an toàn cao hơn mô hình sản xuất thường 10%. Nhưng nhìn chung thì về giá trị trung bình thì giữa 2 mô hình không có sự khác biệt nhau nhiều. Tuy nhiên, với trình độ như kết quả trên thì các hộ không đảm bảo điều kiện sản xuất rau an toàn, vì trong Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quy định nguồn nhân lực sản xuất rau an toàn là có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau, quả an toàn (cán bộ của cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp đồng lao động thường xuyên hoặc không thường xuyên). Cho nên để đảm bảo điều kiện theo quy định thì hộ sản xuất phải hợp đồng lao động tư vấn kỹ thuật với cán bộ khuyến nông, BVTV hoặc các cá nhân có trình độ chuyên môn phù hợp để tư vấn, giám sát, hướng dẫn trong quá trình sản xuất. Đây là một trong những khó khăn nhất định đối với nông dân trồng rau nói riêng và nông dân muốn sản xuất an

Bảng 5.3 Trình độ văn hóa của người trực tiếp sản xuất rau cải

Trình độ học vấn SX rau thường SX rau an toàn Tổng

Tần số % Tần số % Tần số % Mù chữ 2 3,3 1 1,7 3 2,5 Cấp I 20 33,3 18 30,0 38 31,7 Cấp II 24 40,0 30 50,0 54 45,0 Cấp III 14 23,3 11 18,3 25 20,8 Tổng 60 100,0 60 100,0 120 100,0 Trung bình 1,83 1,85 1,84 Độ lệch chuẩn 0,827 0,732 0,778 Nhỏ nhất 0 0 0 Lớn nhất 3 3 3

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ trồng rau cải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

5.2 NGUỒN LỰC SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRONG MÔ HÌNH5.2.1 Diện tích canh tác nông nghiệp của nông hộ 5.2.1 Diện tích canh tác nông nghiệp của nông hộ

Tiền Giang là tỉnh đất hẹp người đông nên diện tích bình quân trên hộ sản xuất nông

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 43)