Mô hình hồi quy thể hiện mối quan hệ sản lượng và các yếu tố có liên quan Yi = a + b1X1 + b2 X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5 + b6X6 + b7X7 + b8X8 + b9X9 + ei
Qua Bảng 5.22, hệ số xác định R2=0,673. Điều này có nghĩa là 67,3% biến động sản lượng rau cải thường do sự tác động của các biến độc lập như: kinh nghiệm trồng rau (năm), số lần được tập huấnkỹ thuật trồng rau trong 2 năm gần đây, chi phí lao động gia đình (ngàn đồng), chi phí lao động thuê mướn (ngàn đồng), chi phí phân bón (ngàn đồng), chi phí thuốc BVTV (ngàn đồng), chi phí khác (ngàn đồng).
Ngoài ra, ta có giá trị Sig.F=0,000(a) rất nhỏ, vì thế ta bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa là tồn tại mối liên hệ giữa sản lượng rau cải thường với ít nhất một trong các biến độc lập. Vì thế, có thể kết luận sản lượng rau cải phụ thuộc vào các yếu tố là kinh nghiệm trồng rau (năm), số lần được tập huấn kỹ thuật trồng rau trong 2 năm gần đây, chi phí lao động gia đình (ng.đồng), chi phí lao động thuê mướn (ng.đồng), chi phí phân bón (ng.đồng),
chi phí thuốc BVTV (ng.đồng), chi phí khác (ng.đồng). Tăng hơn mô hình chung yếu tố thuốc BVTV.
Bảng 5.22 Tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong sản xuất rau cải thường Các biến độc lập Xi Hệ số hồi qui Sai số chuẩn Giá trị t nghĩa (p)Mức ý
Hằng số 2.053,565 1.814,799 1,132 0,263 X1: KN trồng rau (năm) 92,914 49,983 1,859 0,069 X2: số lần THKT trồng rau (lần/2 năm) 1.750,598 510,352 3,430 0,001 X3: số lần THKT RAT (lần/2 năm) 116,670 533,713 0,219 0,828 X4: CPLĐGĐ (ng.đồng) 0,230 0,093 2,485 0,016 X5: CPLĐTM (ng.đồng) 0,496 0,210 2,364 0,022 X6: nhiên liệu bơm tưới
(ng.đồng) -0,602 0,370 -1,627 0,110 X7: CP phân bón (ng.đồng) 1,025 0,294 3,487 0,001 X8: CP BVTV(ng.đồng) -0,396 0,227 -1,744 0,087 X9: CP khác(ng.đồng) 1,529 0,775 1,972 0,054 R2 Thống kê F nghĩa (p)Mức ý 0,673 11,413 0,000(a)
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ trồng rau cải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Chú thích: ***: ý nghĩa ở α=1%; **: ý nghĩa ở α =5%; *: ý nghĩa ở α =10%; ns: không có ý nghĩa
Sự tác động của từng biến độc lập sẽ được giải thích như sau
Y = 2.053,565 + 92,914X1 + 1.750,598X2 + 116,670X3 + 0,230X4 + 0,496X5 - 0,602X6 + 1,025X7 - 0,396X8 + 1,529X9
- Kinh nghiệm trồng rau: Khi kinh nghiệm trồng rau thường của nông hộ tăng lên 1 năm thì sản lượng rau cải thường sẽ tăng 92,914 kg/ha/vụ (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).
- Số lần tập huấn kỹ thuật trồng rau: khi được tham gia 01 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau thì sản lượng rau cải thường thu hoạch sẽ tăng 1.750,598kg/ha/vụ (trong điều kiện các yếu tố còn lại không đổi).
- Về lao động trồng rau: cả lao động gia đình và lao động thuê mướn đều có ý nghĩa; cụ thể, nếu tăng chi phí lao động gia đình lên 1 ngàn đồng thì sản lượng rau cải thường sẽ tăng 0,230 kg/ha/vụ (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi) và nếu tăng 1 ngàn đồng chi phí thuê mướn thì sản lượng rau cải thường sẽ tăng 0,496 kg/ha/vụ (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).
- Về lượng phân bón sử dụng: khi tăng 1 ngàn đồng chi phí phân bón thì sản lượng rau cải thường sẽ tăng 1,025kg/ha/vụ (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).Tương tự như mô hình chung cần phải áp dụng biện pháp bón phân đúng quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn.
- Về thuốc BVTV:khi tăng 1 ngàn đồng chi phí thuốc BVTV thì sản lượng rau cải thường giảm 0,396kg/ha/vụ (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).
- Về chi phí khác: khi tăng 1 ngàn đồng chi phí khác thì sản lượng rau cải thường sẽ tăng 1,529kg/ha/vụ (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi).