Thu hoạch sản phẩm

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 58)

Rau là loại cây ngắn ngày, đối với các loại rau cải thời gian từ khi gieo trồng cho đến thu hoạch từ 25 – 35 ngày. Thời gian thu hoạch từ 1 – 3 ngày, có 02 hình thức thu hoạch và bán sản phẩm, thứ nhất là nông dân tự thu hoạch, sau đó thương lái đến tận vườn/ruộng để chở rau đến điểm tập kết, thứ hai là thương lái sẽ thuê người thu hoạch (thương lái mua rau trên cơ sở ước lượng sản lượng của mãnh ruộng/vườn, giữa nông dân và thương lái sẽ thống nhất sản lượng ước và giá cả), hình thức này đòi hỏi người nông dân phải có nhiều kinh nghiệm mới ước lượng sản lượng rau hiệu quả, vì thế có đến 90% nông dân chọn hình thức thứ nhất là tự thu hoạch sau đó bán cho thương lái. Tuy nhiên, thương lái thì rất muốn mua theo hình thức thứ hai, nguyên nhân là do khi đó thương lái sẽ cân đối được nguồn hàng cung ứng ra thị trường, khống chế được việc nông dân bón phân hay phun thuốc dưỡng vào giai đoạn gần thu hoạch vì như thế rau thường dễ bị nhũng do dư lượng thuốc và phân còn tồn dư rất nhiều trên sản phẩm.

Về giá thành sản xuất giữa 2 mô hình, qua số liệu Bảng 5.13 cho thấy giá thành bình quân/kg rau cải sản xuất thường là 1.130 đồng cao hơn giá thành bình quân/kg rau cải an toàn là 180 đồng/kg rau cải. Nguyên nhân là do các nông dân sản xuất theo hướng an toàn chi phí phân bón, thuốc BVTV ít hơn các hộ sản xuất rau cải thường.

Về sản lượng rau cải, đối với sản xuất theo hướng an toàn có mức sản lượng bình quân là 15.546 kg/ha, cao hơn sản xuất thường là 2.581 kg/ha, vấn đề này được giải thích là do các nông dân sản xuất theo hướng an toàn đã được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn về cách thức sử dụng phân bón và bón phân hợp lý, thường trước khi gieo trồng nhóm nông dân này bón lót một lượng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng, đều này giúp cho cây rau khi mới nẩy mầm đã tiếp xúc ngay với lượng phân hiện có trong đất, góp phần tạo cho cây khỏe và tăng trưởng tốt hơn so với các vườn không bón lót, hơn nữa khi sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh và phân chuồng sẽ bổ sung dưỡng chất vào trong đất tốt hơn sử dụng các loại phân hóa học sẽ làm bạc màu đất, ảnh hưởng đến sản xuất của các vụ sau.

Bảng 5.13 Giá thành, giá bán, sản lượng, doanh thu trồng rau cải Loại hình sản xuất Giá thành

(đồng/kg) Giá bán (đồng/kg) Sản lượng (kg/ha/vụ) Doanh thu (ngàn đồng) Trung bình 1.130 3.330 12.965 41.539 Nhỏ nhất 310 1.500 4.688 18.750 Lớn nhất 8.660 5.000 21.429 100.000 Độ lệch chuẩn 1.100 880 4.421 15.467 Trung bình 950 3.320 15.546 48.670 Nhỏ nhất 330 1.500 7.000 20.000 Lớn nhất 1.960 6.800 30.000 100.000 Độ lệch chuẩn 390 1.130 4.979 15.006 Trung bình 1.040 3.330 14.255 45.104 Nhỏ nhất 311 1.500 4.688 18.750 Lớn nhất 8.660 6.800 30.000 100.000 Độ lệch chuẩn 980 1.010 4.864 15.591

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ trồng rau cải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. 5.2.7.2 Tiêu thụ sản phẩm

Ngoài việc sản xuất rau phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh, nguồn rau được sản xuất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang còn góp phần cung ứng cho người tiêu dùng ở TP. HCM, thị trường TP. HCM đã góp phần đáng kể cho sự phát triển cây rau màu thực phẩm của tỉnh. Hiện nay, việc buôn bán rau trải qua nhiều trung gian: thương lái mua rau tại nhà vườn về bỏ lại cho chợ bán sĩ (chợ đầu mối), chợ bán sĩ phân phối xuống chợ nhỏ rồi phân phối tiếp cho chợ bán lẻ. Vì vậy, giá rau từ nhà vườn khi đến tay người tiêu dùng đã bị tăng thêm từ 30 – 40%, có nghĩa là nông dân bán rau giá rẻ mà người tiêu dùng lại mua giá cao (theo Đề án phát triển 500ha rau an toàn tỉnh Tiền Giang).

Theo kết quả điều tra nông hộ, đối với mô hình sản xuất rau thường thì 100% hộ trồng rau cải bán cho các thương lái địa phương, sau đó các thương lái phân phối cho các thương lái nhỏ trong tỉnh (khoảng 30%) và chuyển đến chợ đầu mối thành TP. HCM (70%). Đối với nông dân trồng rau cải an toàn thì 60% bán cho các thương lái, 20% bán cho các Hợp tác xã và 20% nông hộ trả lời là vừa bán cho Hợp tác xã và vừa bán cho các thương lái. Hiện tại trên địa bàn tỉnh chỉ có 02 Hợp tác xã mua bán rau an toàn đó là Hợp tác xã rau an toàn Long Hòa, Hợp tác xã rau an toàn Thân Cữu Nghĩa, tuy nhiên năng lực kinh doanh của 02 Hợp tác xã này còn rất hạn chế, không có cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm; các hợp đồng với đối tác còn rất hạn chế, chủ yếu cung ứng cho một số siêu thị và bếp ăn tập

thể nhưng số lượng tiêu thụ của các đối tượng này chưa cao và đòi hỏi rất nhiều chủng loại.

Bảng 5.14 Nguồn tiêu thụ sản phẩm của nông dân

Đối tượng SX rau thường SX rau an toàn

Tần số % Tần số %

Bán cho thương lái 60 100 36 60

Bán cho HTX 12 20

Cả hai hình thức 12 20

Tổng cộng 60 100 60 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ trồng rau cải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Về giá bán rau cải, giá rau cao nhất và thấp nhất trong năm có thể chênh lệch 2-4 lần, vì thế vấn đề tiêu thụ rau của nông dân trong thời gian qua phải chịu may rủi rất cao, có lúc không đủ rau để bán, có lúc không tiêu thụ được phải nhổ bỏ để trồng cho vụ mùa khác. Tại thời điểm điều tra, giá bán bình quân giữa 2 loại hình sản xuất không có sự khác biệt nhiều, giá bán của rau cải an toàn bình quân là 3,32 ngàn đồng/kg, giá bán rau cải thường là 3,33 ngàn đồng/kg (cao hơn rau an toàn 10đồng/kg). Đây là một trong những vấn đề khó khăn trong việc hướng nông dân chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất rau an toàn, vì đối với một số nông dân mục đích của họ chủ yếu là lợi nhuận, chưa chú trọng đến vấn đề VSATTP và bảo vệ môi trường sống trong tương lai.

Vấn đề tiêu thụ rau hiện nay trên địa bàn tỉnh hầu như chưa có chính sách cụ thể cũng như phương thức quản lý hữu hiệu. Giá cả, nguồn gốc rau, phương thức sản xuất đều do nông dân quyết định. Rau tiêu thụ trên thị trường chưa có biện pháp kiểm tra, kiểm soát và thiếu quy định để hạn chế sản xuất, lưu thông, mua bán các loại rau kém chất lượng.

5.2.8 Kiểm định giống, phân bón, thuốc BVTV sản xuất rau cải

Qua kết quả kiểm định ở Bảng 5.15 cho thấy chi phí giống và phân bón của 2 loại hình sản xuất không khác biệt ý nghĩa về thống kê ở mức ý nghĩa (α=5%); tuy nhiên, so sánh giá trị trung bình thì chi phí giống và phân bón của sản xuất rau cải an toàn thấp hơn sản xuất rau cải thường, với mức thấp hơn: giống 169 ngàn đồng/ha, phân bón 247 ngàn đồng/ha. Riêng chi phí thuốc BVTV có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa (α=5%) và chi phí thuốc BVTV của sản xuất rau cải an toàn thấp hơn sản xuất rau cải thường là 883.000 đồng. Từ những phân tích trên ta có thể kết luận, chi phí các yếu tố đầu vào gồm phân bón, thuốc BVTV, giống của mô hình sản xuất rau cải an toàn thấp hơn mô hình sản xuất rau cải thường, nhưng chi phí thuốc BVTV thì có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê.

Bảng 5.15 Kiểm định yếu tố đầu vào trồng rau cải

Đối tượng kiểm định n Trung bình Tỷ số F biệt (α)Khác Giá trị t Bậc tự do biệt (α)Khác

Giống RCT 60 1.102 2,767 0,099 1,606 118 0,111 RCAT 60 933 Phân bón RCT 60 3.502 5,528 0,020 ,811 108,53 7 0,419 RCAT 60 3.255 Thuốc RCT 60 2.956 21,935 0,000 2,719 80,768 0,008 RCAT 60 2.073

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ trồng rau cải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

5.2.9 Tình hình dư lượng thuốc BVTV trên rau

Từ bảng số liệu 5.16 ta thấy, tổng số mẫu rau an toàn được kiểm tra dư lượng thuốc BVTV từ năm 2007-2009 là 127 mẫu, kết quả phân tích cho thấy có 74,02% mẫu không phát hiện dư lượng thuốc BVTV, 24,41% phát hiện dư lượng nhưng trong giới hạn cho phép (an toàn) và 1,57% phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn cho phép (không an toàn). Tổng số mẫu rau thường được kiểm tra dư lượng thuốc BVTV từ năm 2007-2009 là 209 mẫu, kết quả phân tích cho thấy có 59,33% không phát hiện dư lượng (thấp hơn rau an toàn là 14,69%), 33,97% phát hiện dư lượng nhưng trong giới hạn cho phép (cao hơn rau an toàn 9,56%) và 6,7% phát hiện dư lượng vượt mức giới hạn cho phép (cao hơn rau an toàn 5,13%). Từ kết quả phân tích trên ta thấy đối với rau được sản xuất theo hướng an toàn vẫn có trường hợp dư lượng thuốc BVTV nhưng tỷ lệ trong mức giới hạn cho phép và vượt mức giới hạn cho phép đều thấp hơn rau được sản xuất thường.

Bảng 5.16 Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV trên rau Năm

Rau an toàn Rau thường

Số lượng mẫu Không phát hiện Phát hiện Số lượng mẫu Không phát hiện Phát hiện An toàn Không an toàn An toàn Không an toàn 2007 30 22 8 0 89 47 37 5 2008 80 58 20 2 69 41 19 9 2009 17 14 3 0 51 36 15 0 Tổng cộng 127 94 31 2 209 124 71 14 Tỷ lệ so với tổng số mẫu 100% 74,02% 24,41% 1,57% 100% 59,33% 33,97% 6,70%

5.2.10 Định hướng sản xuất của nông hộ trong thời gian tới

Qua kết quả điều tra, tất cả các hộ trồng rau cải an toàn (60 hộ) đều chọn hướng sản xuất trong thời gian tới là sẽ tiếp tục sản xuất rau an toàn, bên cạnh đó có 28 hộ đang trồng rau cải thường củng có ý kiến là sẽ chuyển đổi sang sản xuất theo hướng rau an toàn. Các lý do chính mà 88 hộ (73,33%) chọn định hướng sản xuất theo hướng an toàn là:

Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu thị trường, có 14,8% hộ.

Thứ hai, an toàn cho sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, có 52,3% hộ. Thứ ba, giảm chi phí sản xuất, có 13,6% hộ.

Thứ tư, tìm hiểu kỹ thuật mới, có 6,8%.

Thứ năm, mong muốn giá bán cao hơn sản xuất thường, có 12,5% hộ. Vấn đề này được thể hiện qua Bảng 5.17

Hình 5.1 Cơ cấu định hướng sản xuất (%)

Bảng 5.17 Lý do chọn sản xuất rau an toàn

Lý do SX rau thường SX rau an toàn Tổng

Tần

số (%) Tần số (%) Tần số (%)

1. Đáp ứng nhu cầu thị trường 8 28,6 5 8,3 13 14,8 2. An toàn sức khoẻ người SX

và người tiêu dùng 9 32,1 37 61,7 46 52,3

3. Giảm CPSX 4 14,3 8 13,3 12 13,6

4. Tìm hiểu kỹ thuật mới 5 17,9 1 1,7 6 6,8

5. Mong muốn giá bán cao

hơn SX thường 2 7,1 9 15,0 11 12,5

Tổng 28 100,0 60 100,0 88 100,0

Ngoài ra, Qua số liệu Bảng 5.18 thì có 32 hộ trồng rau thường (chiếm 26,67%) quyết định không chuyển sang sản xuất rau an toàn, các lý do chính dẫn đến quyết định của nông hộ là:

Thứ nhất, cho rằng giá cả không cao hơn sản xuất rau thường, có 43,75% hộ. Thứ hai, cho rằng khó thực hiện, có 25% hộ.

Thứ ba, chưa hiểu quy trình sản xuất rau an toàn, có 31,25%.

Đối với lý do thứ nhất, để làm cho người sản xuất hiểu sản xuất an toàn là xu thế chung của xã hội mà nhà nước đang hướng đến nhằm bảo vệ sức khỏe con người, vì thế cần phải tuyên truyền, tập huấn kiến thức về VSATTP cho người dân hiểu rõ về các tác hại trước mắt và dài lâu của việc sản xuất không an toàn, từ đó có định hướng sản xuất tốt hơn. Đối với lý do thứ hai và thứ ba, cần thể hiện vai trò hỗ trợ của nhà nước, nhất là đối với các cơ quan chuyên môn của ngành nông nghiệp, cần tăng cường hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật sản xuất an toàn cho người dân hiểu rõ hơn, bên cạnh đó cần có các nghiên cứu sâu hơn để ban hành các quy trình sản xuất an toàn phù hợp với trình độ sản xuất của người dân Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo an toàn, giảm bớt những quy định không cần thiết, mang tính máy móc.

Bảng 5.18 Lý do chọn sản xuất rau thường

Lý do SX rau thường

Tần số (%)

1. Giá không cao hơn SX rau thường 14 43,75

2. Khó thực hiện 8 25,00

3. Chưa hiểu quy trình sản xuất RAT 10 31,25

Tổng cộng 32 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ trồng rau cải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

5.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ, TÀI CHÍNH MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU CẢI THƯỜNG VÀ RAU CẢI AN TOÀN

5.3.1 Doanh thu, lợi nhuận của hai mô hình sản xuất cải

Dựa vào số liệu Bảng 5.19 ta thấy tổng chi phí trung bình của mô hình sản xuất rau cải an toàn là 30.121.790 đồng/ha/vụ, cao hơn mô hình sản xuất rau cải thường là 3.096.220 đồng/ha/vụ (11,45%), tuy chi phí về phân bón, thuốc BVTV, giống mô hình rau cải an toàn thấp hơn mô hình rau cải thường nhưng chi phí thuê mướn lao động và lao động gia đình cao hơn nên dẫn đến chi phí đầu tư cũng như chi phí cơ hội đều cao hơn mô hình sản xuất thường. Tuy nhiên, doanh thu trung bình của mô hình sản xuất rau an toàn đạt

48.669.870 đồng/ha/vụ, cao hơn mô hình sản xuất rau thường là 17,67%, nguyên nhân là do sản lượng trung bình thu được của mô hình rau cải an toàn cao hơn mô hình sản xuất rau cải thường 2.581 kg/ha/vụ (19,91%). Cũng từ bảng kết quả này ta thấy chi phí cơ hội của công lao động gia đình chiếm tỷ trọng rất cao giữa 2 mô hình, mô hình rau cải an toàn chi phí cơ hội lao động gia đình chiếm 50,19% trong tổng chi phí, còn mô hình sản xuất rau cải thường chi phí cơ hội lao động gia đình chiếm 51,02% trong tổng chi phí, vấn đề này là do đa số các hộ trồng rau màu thường lấy công làm lời, chăm chút vườn rau hàng ngày và đây cũng là loại cây trồng cần theo dõi, giám sát, kiểm tra tình hình phát triển của rau và sâu bệnh, tưới nước hàng ngày nên thường những công việc này đều do lao động trong gia đình tự làm nhằm giảm bớt chi phí sản xuất.

Do lao động gia đình rất nhiều trong vụ rau cải nên lợi nhuận có tính chi phí cơ hội giảm rất nhiều so với lợi nhuận không tính chi phí cơ hội; cụ thể, đối với mô hình sản xuất rau cải thường thì lợi nhuận có tính chi phí cơ hội là 14.513.170 đồng/ha/vụ và bằng 49,49% lợi nhuận không tính chi phí cơ hội, đối với mô hình sản xuất rau cải an toàn thì lợi nhuận có tính chi phí cơ hội là 18.548.090 đồng/ha/vụ và bằng 53,29% lợi nhuận không tính chi phí cơ hội.

Bảng 5.19 Chi phí, doanh thu, lợi nhuận/vụ/ha sản xuất rau cải

Khoản mục Rau cải thường Rau cải an toàn

Trung bình (ngàn đồng) Độ lệch chuẩn Trung bình (ngàn đồng) Độ lệch chuẩn

Chi phí đầu tư 12.213,68 13.865,5

Lãi suất vay 123,23 142,08 64,89 82,47

Lao động thuê mướn 2.604,00 2.077,25 5.348,00 4.051,18

Giống 1.101,57 665,67 933,36 463,37

Nhiên liệu và bơm tưới 1.201,99 1.049,78 1.171,76 858,61

Phân bón 3.502,06 1.902,46 3.254,51 1.403,27

BVTV 2.956,13 2.305,07 2.072,88 1.007,97

Chi phí khác 724,70 534,23 1.020,10 704,95

Chi phí cơ hội 14.811,89 16.256,29

Thuê đất 1.024,22 186,95 1.137,46 233,46

Lao động gia đình 13.787,67 4.837,89 15.118,83 5.487,95

Tổng chi phí 27.025,57 7.384,63 30.121,79 6.309,74

Doanh thu 41.538,75 15.466,93 48.669,87 15.005,83

Lợi nhuận (có chi phí có hội) 14.513,17 11.451,29 18.548,09 13.990,66 Lợi nhuận (không chi phí cơ hội) 29.325,06 14.020,21 34.804,38 14.486,916

DT/CP(tính chi phí cơ hội) 1,54 1,65

LN/CP(tính chi phí cơ hội) 0,54 0,65

LN/DT(tính chi phí cơ hội) 0,31 0,34

DT/CP (không chi phí cơ hội) 3,84 3,96

LN/CP (không chi phí cơ hội) 2,84 2,96

LN/DT (không chi phí cơ hội) 0,69 0,70

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ đánh giá hiệu quả sản xuất rau cải thường và rau cải an toàn trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w