Hiệu quả kinh tế: có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng giá trị đầu ra thì được xem là có hiệu quả và ngược lại là không có hiệu quả. Cụ thể là chọn các mức đầu vào sao cho có nguồn đầu ra tối ưu.
- Thu nhập/danh thu: là số tiền người sản xuất thu được sau khi bán sản phẩm: Thu nhập = sản lượng*đơn giá
- Tổng chi phí: là tất cả các khoản đầu tư mà nông dân bỏ ra trong quá trình sản xuất và thu hoạch; bao gồm: định phí (chi phí khấu hao tài sản cố định,..), biến phí (chuẩn bị đất, nhiên liệu, năng lượng dùng trong sản xuất, chi chăm sóc, phí thu hoạch,…), và chi phí cơ hội/chi phí giả định (chi lao động gia đình, lãi suất ngân hàng, thuê đất,…)
- Lợi nhuận: là khoảng chênh lệch giữa thu nhập và tổng chi phí. Lợi nhuận = Thu nhập - Tổng chi phí
- Lao động gia đình và lao động thuê: là số ngày công lao động mà người sản xuất trực tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động gia đình và lao động thuê được tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công được tính 8 giờ lao động)
Hiệu quả giá cả: dùng để xem xét tính chính xác, kịp thời và tốc độ phản hồi sự biến động của giá cả từ người tiêu dùng đến nhà sản xuất thông qua các kênh thị trường.
Hiệu quả tài chính: được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí tiền mặt bỏ ra để đạt kết quả đó. Hiệu quả kinh tế biểu hiện tính hiện hữu về mặt kinh tế của việc sử dụng các loại vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh. Nó chỉ ra mối quan hệ giữa lợi ích tài chính thu được với các chi phí bằng tiền trong mỗi chu kỳ kinh doanh. Lợi ích tài chính càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
Chi phí cơ hội: là giá trị của những cơ hội bị bỏ qua được đánh giá như là một loại chi phí.
Lợi nhuận tài chính: là khoản thặng dư của doanh thu sau khi trừ chi phí hoạt động sản xuất (chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí thuê mướn,…) và chi phí cố định (thuế, khấu hao, bảo hiểm).
Hiệu quả kỹ thuật: Đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các yếu tố đầu vào ít nhất.