Dựa vào kết quả của Bảng 5.6 ta thấy trong tổng số 120 hộ điều tra có 68 hộ (56,7%) vay vốn từ nguồn chính thức và phi chính thức (mua chịu phân bón, thuốc BVTV,… từ đại lý phân, thuốc); trong đó, vay chính thức chiếm 8,8%, vay phi chính thức chiếm 66,2% và vay cả hai hình thức chiếm 25%. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của nông hộ thì số tiền
vay chính thức của 23 nông hộ không phục vụ cho hoạt động sản xuất rau cải, chủ yếu vay để thực hiện một số công việc như: đầu tư cho con ăn học (8 hộ), phát triển chăn nuôi (5 hộ), xây dựng hố xí hợp vệ sinh (10 hộ), thời gian vay chính thức từ 12 đến 48 tháng và mức lãi suất vay dao động từ 0,5 đến 1,5%/tháng; đa số các hộ khi thiếu vốn sản xuất thường mua chịu vật tư nông nghiệp tại các đại lý phân bón, thuốc BVTV tại địa phương với lãi suất từ 2 – 5%/tháng, lãi suất trung bình là 3,05±0,89% và thời gian vay là 01 tháng (thời gian trồng rau từ 25-35 ngày, sau vụ rau người sản xuất phải thanh toán tiền mua chịu phân bón, thuốc BVTV và lãi suất vay cho chủ đại lý)
Bảng 5.6 Tình hình tín dụng của hộ sản xuất rau cải phân theo loại hình sản xuất SX rau thường SX rau an toàn Tổng
Tần số % Tần số % Tần số %
Không vay 20 33,3 32 53,3 52 43,3
Có vay 40 66,7 28 46,7 68 56,7
Tổng 60 100,0 60 100,0 120 100,0
Nguồn vay chính thức 4 10,0 2 7,1 6 8,8
Nguồn vay không chính thức 27 67,5 18 64,3 45 66,2
Cả hai hình thức 9 22,5 8 28,6 17 25,0
Tổng 40 100,0 28 100,0 68 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ trồng rau cải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. 5.2.3.2 Nguồn vốn phục vụ sản xuất rau cải
Từ Bảng 5.7 cho thấy nguồn vốn phục vụ sản xuất rau cải của nông hộ chủ yếu từ nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay phi chính thức, ưu điểm của nguồn vốn vay chính thức là dễ tiếp cận, các hộ sản xuất rau cải khi không có tiền mua phân bón, thuốc BVTV thì đến đại lý phân bón, thuốc BVTV mua chịu (do đại lý thường ở địa phương nên họ nắm rất chắc về tình hình sản xuất, nơi ở,… của nông hộ nên việc bán chịu vật tư nông nghiệp rất thuận lợi). Tuy nhiên, khi nông dân vay với hình thức này thì lãi suất vay cao từ 2 – 5%/tháng (cao hơn lãi suất ngân hàng từ 0,5-3,5%/tháng) nhưng người sản xuất rau cải vẫn chấp nhận hình thức nêu trên, trong tổng số 68 hộ có vay chính thức và không chính thức thì có đến 62 hộ vay phi chính thức (chiếm 91,17%). Số tiền mua chịu phân bón, thuốc BVTV phụ thuốc rất lớn vào diện tích đất trồng rau (vì đa số các loại cải có quy trình sản xuất gần tương đồng nhau nên lượng phân bón và thuốc BVTV gần như nhau), mức cao nhất là 5.300 ngàn đồng, mức thấp nhất là 195 ngàn đồng và mức trung bình là 985 ± 827 ngàn đồng.
Bảng 5.7 Cơ cấu nguồn vốn phục vụ sản xuất rau cải của nông hộ ĐVT: ngàn đồng Cơ cấu vốn N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Chung 1. Tự có 120 810 11640 3532,13 1861,47
2. Mua chịu đai lý 62 195 5300 985,00 827,29 3. Tổng nguồn vốn 120 1046 16940 4041,05 2325,52
Rau thường
1. Tự có 60 880 10300 3376,65 1773,99
2. Mua chịu đai lý 36 195 3000 1072,08 722,39 3. Tổng nguồn vốn 60 1170 12800 4019,90 2232,57
Rau an toan
1. Tự có 60 810 11640 3687,62 1947,47
2. Mua chịu đai lý 26 200 5300 864,42 955,69 3. Tổng nguồn vốn 60 1046 16940 4062,20 2433,60
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ trồng rau cải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
5.2.4 Kinh nghiệm trồng rau của nông hộ
Tiền Giang là tỉnh nông nghiệp, từ lâu đời nay ngành nông nghiệp đã phát triển và ổn định góp phần phát triển cuộc sống của người dân và tăng trưởng GDP của tỉnh; vì thế, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của nông dân cao. Tuy nhiên, vấn đề kinh nghiệm sản xuất cho từng loại sản phẩm cụ thể còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thổ nhưỡng và truyền thống canh tác của vùng; cụ thể như, vùng phía Tây, nằm phía Nam Quốc lộ IA của tỉnh, điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp với sản xuất cây ăn trái nên kinh nghiệm trồng cây ăn trái của nông dân ở nơi đây cao hơn nông dân ở các huyện phía Đông của tỉnh; ngược lại, vùng phía Tây (nhất là các vùng ven hệ thông kênh, rạch) của tỉnh thì kinh nghiệm trồng rau màu của nông dân nơi đây cao hơn các nông dân trồng cây ăn trái bởi vì vùng này đã phát triển sản xuất rau màu từ rất lâu, có một số gia đình phát triển sản xuất theo kiểu cha truyền – con nối. Cho nên vấn đề kinh nghiệm trong sản xuất cũng là một trong những yếu tố tác động đến năng suất, sản lượng của cây trồng cũng như vật nuôi,… Bảng 5.8 thể hiện kinh nghiệm trồng rau màu của các nông hộ tại vùng nghiên cứu.
Bảng 5.8 Kinh nghiệm trồng rau của nông hộ
Kinh nghiệm SX rau thường SX rau an toàn Tổng
Tần số % Tần số % Tần số %
Từ 5 năm tro xuống 3 5,0 9 15,0 12 10,0
Từ 6 đến 10 năm 17 28,3 6 10,0 23 19,2
Từ 11 đến 20 năm 21 35,0 20 33,3 41 34,2
Từ 21 đến 30 năm 17 28,3 24 40,0 41 34,2
Tổng 60 100,0 60 100,0 120 100,0
Trung bình 16,72 17,93 17,33
Độ lệch chuẩn 8,128 9,202 8,667
Nhỏ nhất 4 1 1
Lớn nhất 35 40 40
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ trồng rau cải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Từ bảng số liệu trên ta thấy kinh nghiệm trồng rau màu của bà con rất cao, kinh nghiệm trung bình chung là 17,33±8,67 năm, kinh nghiệm thấp nhất là 1 năm, kinh nghiêm cao nhất là 40 năm. Đối với 2 mô hình rau cải an toàn và rau cải thường thì kinh nghiệm trồng rau của 02 nhóm hộ không có sự khác biệt nhiều.
Riêng đối với các hộ sản xuất rau cải an toàn ngoài kinh nghiệm trồng rau theo kiểu truyền thống các hộ này còn được cán bộ kỹ thuật tập huấn các kiến thức về thực hành sản xuất an toàn và đã ứng dụng vào quá trình sản xuất. Tuy nhiên, kinh nghiệm này còn hạn chế từ 01 đến 04 năm, số hộ có kinh nghiệm 2 năm là cao nhất, chiếm 51,7% do việc trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang mới phát triển trong những năm gần đây. Kết quả thể hiện qua Bảng 5.9.
Bảng 5.9 Kinh nghiệm trồng rau an toàn của nông hộ
Số năm kinh nghiệm Sản xuất rau an toàn
Tần số % 1năm 7 11,7% 2 năm 31 51,7% 3 năm 14 23,3% 4 năm 8 13,3% Tổng 60 100,0% Trung bình 2,38 Độ lệch chuẩn 0,865 Nhỏ nhất 1 Lớn nhất 4
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 60 hộ trồng rau cải an toàn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
5.2.5 Hỗ trợ của nhà nước liên quan đến phát triển sản xuất rau
Trong các hộ khảo sát đa số người sản xuất nhận được sự hỗ trợ nhà nước, số hộ nhận được hỗ trợ là 112 hộ (93,3%) và không nhận được hỗ trợ là 8 hộ (6,7%) và đặc biệt là đối với sản xuất theo hướng an toàn thì 100% hộ có nhận được sự hỗ trợ này. Các hình thức hỗ trợ cụ thể như:
Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trồng rau màu: trong 120 hộ thì có 18 hộ trả lời không có tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng rau màu (chiếm 15%), trong đó mô hình sản xuất
cải thường là 14 hộ, mô hình sản xuất cải an toàn là 4 hộ và 102 hộ trả lời là có tham dự các lớp tập huấn nêu trên.
Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trồng rau màu an toàn: 100% hộ sản xuất theo hướng an toàn đều đã qua lớp tập huấn; riêng đối với 60 hộ trồng rau cải thường thì có 19 hộ cũng đã qua lớp tập huấn nhưng không chuyển sang sản xuất theo hướng an toàn, nguyên nhân là do quy trình sản xuất theo hướng an toàn khó, phải ghi chép nhiều và cho rằng giá bán không cao hơn rau được sản xuất theo kiểu truyền thống.
Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất: theo quy định đây là điều kiện bắt buộc đối với sản xuất an toàn (phải có cán bộ kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trồng trọt hoặc BVTV trở lên). Vấn đề này là rất khó cho bà con, tuy nhiên trong thời gian qua, thông qua đề án sản xuất rau an toàn, cũng như các chương trình hỗ trợ phát triển trồng rau an toàn thì người sản xuất rau an toàn đều có sự hỗ trợ từ cán bộ kỹ thuật của các cơ quan từ tỉnh đến huyện như: Khuyến nông, BVTV, Quản lý chất lượng,….đặc biệt là lực lượng khuyến nông viên cơ sở là lực lượng nồng cốt trong vấn đề này.
Hỗ trợ phân bón sản xuất: do 60 hộ sản xuất rau cải an toàn đều tham gia mô hình sản xuất của đề án phát triển 500 ha rau an toàn trên địa bàn tỉnh nên 100% hộ này có nhận hỗ trợ phân bón để sản xuất, đa số phân bón hỗ trợ đều là phân hữu cơ, vi sinh đáp ứng yêu cầu về sản xuất theo hướng an toàn.
Hỗ trợ cơ sở thiết yếu như nhà chứa phân bón, thuốc BVTV; tủ thuốc gia đình, hố xí hợp vệ sinh. Đây là điều kiện sản xuất rau – quả theo hướng VietGAP. Vì thế, khi các hộ sản xuất theo hướng VietGAP phải đầu tư các điều kiện thiết yếu nêu trên. Qua kết quả khảo sát chỉ có 19 hộ/120 hộ nhận được các mục hỗ trợ nêu trên, nguyên nhân là ngoài việc các hộ này tham gia vào mô hình sản xuất an toàn, còn tham gia vào đề tài nguyên cứu khoa học “Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP đối với cây rau” do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam thực hiện. Mức hỗ trợ theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm, cụ thể như: Nhà vệ sinh tự hoại hỗ trợ 3.500.000 đồng/hộ, tủ thuốc gia đình 80.000đồng/hộ, kho chứa phân bón – thuốc BVTV 700.000đồng/hộ, bãi pha thuốc 200.000đồng/hộ. Đây là mô hình điểm sản xuất theo VietGAP cho nên kinh phí hỗ trợ khá toàn diện. Cụ thể được minh chứng qua Bảng 5.10.
Bảng 5.10 Tình hình nông dân trồng rau cải nhận được hỗ trợ của nhà nước SX rau cải thường SX rau cải an toàn Chung Tần số % Tần số % Tần số % Hỗ trợ của nhà nước Không nhận được hỗ trợ 8 13,3 8 6,7 Có nhận được hỗ trợ 52 86,7 60 100,0 112 93,3 Tổng 60 100,0 60 100,0 120 100,0 Hình thức hỗ trợ
1. Tập huấn kỹ thuật trồng rau
Không tập huấn 14 23,3 4 6,7 18 15,0
Được tập huấn 46 76,7 56 93,3 102 85,0
Tổng cộng 60 100,0 60 100,0 120 100,0
2. Tập huấn kỹ thuật trồng rau an toàn
Không được tập huấn 41 68,3 41 34,2
Được tập huấn 19 31,7 60 100,0 79 65,8 Tổng cộng 60 100,0 60 100,0 120 100,0 3. Hướng dẫn kỹ thuật Không hướng dẫn 49 81,7 49 40,8 Có hướng dẫn 11 18,3 60 100,0 71 59,2 Tổng cộng 60 100,0 60 100,0 120 100,0 4. Hỗ trợ phân bón Không hỗ trợ 60 100,0 60 50,0 Có hỗ trợ 60 100,0 60 50,0 Tổng cộng 100,0 60 100,0 120 100,0
5. Hỗ trợ cơ sở thiết yếu
Không hỗ trợ 60 100,0 41 68,3 101 84,2
Có hỗ trợ 19 31,7 19 15,8
Tổng cộng 60 100,0 60 100,0 120 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ trồng rau cải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
5.2.6 Tiếp cập thông tin thị trường của nông hộ
Từ Bảng 5.11 ta thấy việc theo dõi giá cả thị trường sản phẩm rau và giá cả vật tư nông nghiệp rất tốt, trong 120 hộ điều tra có đến 117 hộ theo dõi thông tin thị trường từ các nguồn như: bạn bè, thương lái, Đài Truyền hình, Đài Truyền thanh. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ theo dõi chưa thường xuyên, cụ thể ở nhóm hộ sản xuất rau cải thường có 58 hộ theo dõi thông tin giá cả thị trường và số hộ theo dõi thường xuyên là 41 hộ (70,7%), 17 hộ còn lại có theo dõi nhưng không thường xuyên. Đối với nhóm hộ sản xuất rau cải an toàn thì mức độ theo dõi giá cả thị trường có cao hơn rau cải thường nhưng chỉ cao hơn 5,6%. Việc theo dõi giá cả thị trường đối với sản phẩm rau là rất quan trọng nhằm giúp cho người dân có thể cơ cấu chủng loại sản xuất, lịch thời vụ trong năm hay mua vật
tư nông nghiệp dự trữ nhằm giảm chi phí sản xuất, giá bán sản phẩm vào thời điểm tốt nhất, nhằm tăng lợi nhuận thu được trên đơn vị diện tích.
Bảng 5.11 Mức độ tiếp cận thông tin thị trường
Thông tin thị trường SX rau thường SX rau an toàn Chung
Tần số (%) Tần số (%) Tần số (%)
Không 2 3,3 1 1,7 3 2,5
Có 58 96,7 59 98,3 117 97,5
Tổng 60 100,0 60 100,0 120 100,0
Mức độ theo dõi
Không thường xuyên 17 29,3 14 23,7 31 26,5
Thường xuyên 41 70,7 45 76,3 86 73,5
Tổng cộng 58 100,0 59 100,0 117 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ trồng rau cải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Về nguồn thông tin thị trường mà các nông hộ thường xuyên theo dõi được thể hiện qua Bảng 5.12. Kết quả cho thấy kênh thông tin tình hình giá cả vật tư nông nghiệp và giá cả rau trên thị trường mà các nông hộ thường thu thập nhiều nhất là từ bạn bè (truyền miệng), có đến 105 nông dân (chiếm 90,5%) trả lời có theo dõi giá cả thị trường thông qua nguồn thông tin này. Ngoài ra các nguồn thông tin khác cũng được nông dân khá quan tâm đó là từ thương lái 47%, từ Đài Truyền hình 50,4%, từ Đài Truyền thanh 31,6% nông dẫn đã trả lời có theo dõi trên các nguồn này.
Bảng 5.12 Kênh thông tin thị trường
Thông tin thị trường Tần sốSX rau thường(%) Tần sốSX rau an toàn(%) Tần sốChung(%)
1. Bạn bè Không 4 7,0 7 11,9 11 9,5 Có 53 93,0 52 88, 105 90,5 Tổng cộng 57 100,0 59 100,0 116 100,0 2. Thương lái Không 29 50,0 33 55,9 62 53,0 Có 29 50,0 26 44,1 55 47,0 Tổng cộng 58 100,0 59 100,0 117 100,0 3. Truyền hình Không 37 63,8 21 35,6 58 49,6 Có 21 36,2 38 64,4 59 50,4 Tổng cộng 58 100,0 59 100,0 117 100,0 4. Truyền thanh Không 39 67,2 41 69,5 80 68,4 Có 19 32,8 18 30,5 37 31,6 Tổng cộng 58 100,0 59 100,0 117 100,0 5. Nguồn khác Không 58 100,0 57 96,6 115 98,3
Có 2 3,4 2 1,7
Tổng cộng 58 100,0 59 100,0 117 100,0
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 120 hộ trồng rau cải trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
5.2.7 Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm
5.2.7.1 Thu hoạch sản phẩm
Rau là loại cây ngắn ngày, đối với các loại rau cải thời gian từ khi gieo trồng cho đến thu hoạch từ 25 – 35 ngày. Thời gian thu hoạch từ 1 – 3 ngày, có 02 hình thức thu hoạch và bán sản phẩm, thứ nhất là nông dân tự thu hoạch, sau đó thương lái đến tận vườn/ruộng để chở rau đến điểm tập kết, thứ hai là thương lái sẽ thuê người thu hoạch (thương lái mua rau trên cơ sở ước lượng sản lượng của mãnh ruộng/vườn, giữa nông dân và thương lái sẽ thống nhất sản lượng ước và giá cả), hình thức này đòi hỏi người nông dân phải có nhiều kinh nghiệm mới ước lượng sản lượng rau hiệu quả, vì thế có đến 90% nông dân chọn hình thức thứ nhất là tự thu hoạch sau đó bán cho thương lái. Tuy nhiên, thương lái thì rất muốn mua theo hình thức thứ hai, nguyên nhân là do khi đó thương lái sẽ cân đối được nguồn hàng cung ứng ra thị trường, khống chế được việc nông dân bón phân hay phun thuốc dưỡng vào giai đoạn gần thu hoạch vì như thế rau thường dễ bị nhũng do dư lượng thuốc và phân còn tồn dư rất nhiều trên sản phẩm.
Về giá thành sản xuất giữa 2 mô hình, qua số liệu Bảng 5.13 cho thấy giá thành bình quân/kg rau cải sản xuất thường là 1.130 đồng cao hơn giá thành bình quân/kg rau cải an