TẠI VIỆT NAM 4.1 Nhóm giải pháp về đào tạo NNL CLC
4.2.2. Tạo sự đột phá trong chính sách thu hút và trọng dụng NNL tài năng nhân tà
- nhân tài
Bước vào thế kỷ XXI, LLLĐ có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển KT - XH và nắm giữ tương lai thế giới, là những người có khả năng cho ra đời những ý tưởng sáng tạo mới trên mọi lĩnh vực. LLLĐ tinh túy đó được gọi chung là nhân tài. Nhân tài là lực lượng cốt lõi của NNL CLC, có tác dụng quyết định đến quá trình hình thành và phát triển NNL CLC. Cho đến nay, Việt Nam mới chủ yếu có những giải pháp thực hiện khâu phát hiện và đào tạo nhân tài, còn quá trình theo dõi, bồi dưỡng quá trình làm việc để nhân tài thực sự thành tài và có những cống hiến xuất sắc cho đất nước thường tiến hành rời rạc, không nhất quán. Vì vậy, để xây dựng và phát triển đội ngũ nhân tài, cần có chính sách đột phá trong thu hút và trọng dụng nhân tài.
4.2.2.1. Tối ưu hóa việc thu hút và trọng dụng nhân tài sẵn có của quốc gia
Trong tất cả các nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế để tạo ra những bước phát triển đột phá, các quốc gia đều nhận thức được thu hút và trọng dụng nhân tài là vấn đề cốt tử và cấp bách nhất. Một quốc gia sẽ không thể thực sự thu hút được nhân tài chân chính nếu quốc gia đó không thể thu hút và trọng dụng những nhân tài sẵn có trong tay. Vì vậy, để tối ưu hóa việc thu hút và trọng dụng nhân tài có sẵn cần phải đạt được những yêu cầu sau:
Một là, có những chính sách, chủ trương, tuyên truyền về việc tôn vinh, thu hút và trọng dụng người tài. Để có thể tối ưu hóa việc thu hút và trọng dụng nhân tài sẵn có của các quốc gia thì trước hết cần phải có thái độ tôn vinh nhân tài. Yêu cầu này xuất phát từ một đặc điểm tâm lý đặc trưng của những nhân tài, đó là tâm lý đề cao lòng tự trọng. Họ sẽ sẵn sàng cống hiến hết mọi khả năng của mình nếu họ nhận thấy rằng mình đang được tôn trọng và thừa nhận. Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách về thu hút nhân tài. Các địa phương cũng đã "trải thảm đỏ" để mời các nhân tài chung sức phát triển quê hương. Hưởng ứng những chính sách đó, rất nhiều tri thức, đặc biệt là những tri thức Việt kiều sẵn sàng trở về Việt Nam làm việc. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chỉ rất ít trong số đó phát huy được khả năng của mình. Họ đến rồi lại ra đi với một tâm trạng khá thất vọng. Nguyên nhân chính đó là họ không được giao những nhiệm vụ cụ thể hoặc được giao
những nhiệm vụ không phát huy được hết khả năng của họ. Các bộ, ngành, địa phương,.. mởi chỉ thu hút người tài theo phong trào, chưa triển khai thực hiện việc đó một cách thành tâm và dài hạn.
Đội ngũ lãnh đạo Việt Nam cần phải thấu hiểu tâm lý tự trọng của người tài, như vậy sẽ thu hút được đông đảo những người tài khắp nơi. Đối với những nhân tài, điều quan trọng đó là nhu cầu tự khẳng định và tự thực hiện nhân cách. Trong nhiều trường hợp, nó còn mạnh hơn cả nhu cầu vật chất. Lợi ích vật chất không chiếm vị trí hàng đầu, trái lại những lợi ích tinh thần, đặc biệt là mong mỏi có điều kiện thuận lợi để lao động sáng tạo mới là điều có sức cuốn hút mãnh liệt với những nhân tài.
Hai là, mạnh dạn thu hút và trọng dụng đội ngũ nhân tài trẻ tuổi.
Hiện nay, đội ngũ tài năng trẻ ở Việt Nam đang tỏ ra là những người thích ứng nhanh trong hành động, sáng tạo trong những bước đi và đầy nhiệt huyết trong khát vọng thay đổi vị thế của dân tộc. Điều quan trọng nhất là xóa bỏ những định kiến và tập quán lạc hậu để thu hút họ phục vụ cho nhu cầu phát triển đột phá của đất nước.
Để đội ngũ nhân tài trẻ tuổi phát huy được khả năng, cần:
- Có chính sách khuyến khích cán bộ khoa học trẻ vào những công việc và những nơi khó khăn để thử thách rèn luyện. Mạnh dạn giao cho các nhà khoa học trẻ tài năng làm chủ nhiệm một số đề tài; chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước và khuyến khích các nhà khoa học có kinh nghiệm hướng dẫn họ trong quá trình làm việc.
- Tạo điều kiện cho đội ngũ những nhà khoa học trẻ có cơ hội được học tập thêm tại các nền giáo dục tiên tiến ở nước ngoài. Điều này sẽ giúp họ nâng cao được trình độ, tiếp thu những tri thức khoa học của thế giới.
- Xây dựng một số cơ sở nghiên cứu sau tiến sỹ, các vườn ươm KH - CN, vườn ươm doanh nghiệp và có cơ chế chính sách tạo điều kiện để cho các nhà khoa học trẻ yên tâm nghiên cứu, triển khai những kết quả khoa học.
- Thành lập nhiều hơn nữa những quỹ hỗ trợ tài năng trẻ. Quỹ này cần huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau như: NSNN, đóng góp từ doanh nghiệp, viện trợ quốc tế,.. Quỹ này sẽ hỗ trợ tích cực cho những dự án, ý tưởng, thử nghiệm sách tạo của đội ngũ nhân tài trẻ trong bất cứ lĩnh vực nghiên nào.
Nếu thực sự có những chính sách mạnh dạn trong việc thu hút và trọng dụng đội ngũ nhân tài trẻ tuổi thì chúng ta sẽ vừa tận dụng được nguồn nội lực của đất nước để xây dựng nền kinh tế tri thức vừa hạn chế được nạn "chảy máu chất xám". Nhiếu ý tưởng đột phát nhằm phát triển đất nước theo kịp xu hướng thời đại sẽ ra đời từ chính đội ngũ những người trẻ tuổi tài năng này.
Ba là, linh hoạt trong thu hút và trọng dụng nhân tài ngoài Đảng
Thực tế cho thấy, mặc dù không có chủ trương quy định, nhưng có một tư duy gần như thường trực trong công tác cán bộ: Những ai tham gia vào bộ máy quản lý Nhà nước đều phải là Đảng viên. Tư duy đó như một quán tính, một sức ỳ từ thời bao cấp để lại, nó không phù hợp và đi ngược lại với xu hướng mở, linh hoạt và đầy tính sáng tạo trong bất cứ lĩnh vực nào của thời đại kinh tế tri thức ngày nay.
Để thay đổi tư duy mang tính khép kín và đầy định kiến trên, Nhà nước cần linh hoạt trong việc xác định cương vị quản lý nào cần đảm bảo chắc chắn quan điểm chính trị, chất lượng chính trị cần bố trí đảng viên nắm giữ. Còn lại, những cương vị quản lý mang tính ngành nghề chuyên môn thì có thể giao cho nhân tài ngoài Đảng thực hiện. Chỉ có như thế chúng ta mới huy động được nhiều người hiền tài tham gia bộ máy quản lý và đóng góp cho quá trình tạo ra những đột phá trong phát triển ở Việt Nam.
Trung Quốc là một quốc gia có nhiều nét tương đồng về chính trị như Việt Nam. Nhưng Trung Quốc đã đi trước Việt Nam rất nhiều trong việc thu hút người ngoài Đảng tham gia vào bộ máy quản lý Nhà nước. Vào những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã bổ nhiều người ngoải Đảng nắm giữ những chức vụ quan trọng trong Chính phủ như Bộ trưởng Bộ KH - CN, hay Tòa án Tối cao. Ngoài ra, hiện nay, Trung Quốc có tới hơn 32.000 người không phải là đảng viên đảm nhiệm các vị trí cao tại các cơ quan chính quyền và hành pháp trở lên. Những bước đi mới nêu trên, cùng với những cải cách quan trọng và triệt để khác đã giúp Trung Quốc từng bước phát triển đột phá thành công để vươn lên vị thế cao trên trường quốc tế.
Như vậy, muốn thu hút và trọng dụng nhân tài ngoài Đảng, chúng ta phải thay đổi tư duy khép kín và định kiến đối với người ngoài Đảng. Trong thời đại đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt để thu hút nhân tài, phải thay đổi triệt để tư duy đó để chất lượng cán bộ quản lý hành chính được cải thiện,
đóng góp quan trọng trong con đường phát triển xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
4.2.2.2. Mở ra con đường mới thu hút và trọng dụng đội ngũ tri thức Việt kiều
Đối với Việt Nam, ngoài đội ngũ nhân tài trong nước cần được thu hút và trọng dụng, chúng ta còn có một lực lượng đông đảo khoảng 400.000 Việt kiều có trình độ đại học và sau đại học, trong số đó có rất nhiều giáo sư có uy tín quốc tế trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội và công nghệ cần được quan tâm thu hút để phục vụ sự phát triển của đất nước. Những Việt kiều tri thức này đang sống và làm việc trong môi trường hết sức thuận lợi nên sẽ là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Việt Nam tiếp cận ngày càng gần hơn với trình độ phát triển tiên tiến của thế giới. Nhận thức được vai trò quan trọng đó của đội ngũ tri thức Việt kiều, Đảng; Chính phủ và các bộ; ban; ngành; địa phương đã và đang có những chủ trương hay hành động thiết thực để "trải thảm đỏ" cho sự trở về tri thức Việt kiều. Xu hướng này thực sự diễn ra mạnh mẽ từ sau Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài ngày 26/3/2004. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều tri thức Việt kiều, họ không cần trải thảm đỏ mà chỉ cần một môi trường làm việc đúng nghĩa với cơ chế thông thoáng, với những cầu nối giao lưu và những dự án cụ thể... Như vậy, để thực hiện tốt dự án "10 năm (2007 - 2017) thu hút 1.000 tri thức Việt kiều về hoạt động trong các cơ sở giáo dục, đào tạo trên cả nước" mà Bộ GD - ĐT đưa ra cũng như thu hút được Việt kiều tham gia vào các lĩnh vực hoạt động khác, chúng ta cần phải đề ra những giải pháp đồng bộ và có hiệu quả hơn nữa đối với lực lượng này.
Hiện nay, đọi ngũ tri thức Việt kiều ở Việt Nam có thể chia thành 4 nhóm sau:
Nhóm thứ nhất là những nhà khoa học tương đối trẻ, trong độ tuổi từ 30 - 50. Những người này đang nỗ lực khẳng định chỗ đứng của mình tại nơi đang làm việc. Đồng thời, họ cũng có con trong độ tuổi đến trường nên khó có thể về Việt Nam trong khoảng thời gian dài. Trong nhóm này, sẽ có một vài cá nhân xuất sắc có thể tìm được những khoản quỹ tài trợ nghiên cứu cho một số dự án cụ thể và họ có thể về Việt Nam để dạy những khóa học tập trung hoặc tổ chức seminar, hội thảo bằng nguồn kinh phí đó. Khi quay trở lại nước ngoài, họ vẫn có thể hướng dẫn sinh viên Việt Nam qua email, skype,...
Nhóm thứ hai là những giáo sư sắp đến tuổi nghỉ hưu ( từ 51 - 65 tuổi). Họ đã có địa vị nhất định và con cái đã trưởng thành, ít phụ thuộc vào bố mẹ. Tuy nhóm này có thể có điều kiện dễ dàng đi làm việc ở nhiều nơi nhưng họ đều đang ở độ "chín", vừa sung sức, vừa có kinh nghiệm, lại đang ổn định công việc ở các trường đại học nên rất khó thu hút về nếu không có chính sách đãi ngộ hợp lý.
Nhóm thứ ba là các giáo sư đã nghỉ hưu. Nhóm này có rất nhiều kinh nghiệm và thời gian, và hầu hết họ đều học phổ thông tại Việt Nam nên có sự gắn bó mật thiết với Việt Nam. Hạn chế lớn nhất đối với họ là vấn đề sức khỏe.
Nhóm thứ tư là những du học sinh giỏi được giữ lại giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nước ngoài. Trên thực tế, ai cũng hiểu rằng, để thu hút nhóm này về nước là vấn đề không hề đơn giản. Nó phụ thuộc vào chính sách hợp lý đối với đội ngũ nhà khoa học trong nước nói chung chứ không còn là vấn đề tri thức nước ngoài nữa.
Đối với đặc thù của các nhóm nêu trên, chúng ta có thể có những giải pháp riêng để phù hợp và hiệu quả trong việc thu hút từng đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, trước khi có những giải pháp cụ thể, cần thực hiện những giải pháp phù hợp chung với tất cả các nhóm đối tượng nêu trên:
Một là, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học có thể đi lại, hoặc định cư ở Việt Nam, kể cả chấp nhận hai quốc tịch.
Hai là, có thể trả lương tương đương với mức họ đang hưởng ở nước ngoài nếu thấy lĩnh vực khoa học đó đặc biệt cần thiết đối với sự phát triển KT - XH ở Việt Nam. Nếu không có khả năng thì ít nhất cũng phải trả lương tương ứng với mức lương mà các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia,.. trả cho đội ngũ nghiên cứu làm việc trong các lĩnh vực tương ứng.
Ba là, bố trí nhà ở, sắp xếp công việc cho vợ (hoặc chồng), con, ưu tiên việc bố trí học tập ở những trường có uy tín đối với con các nhà khoa học có nguyện vọng về Việt Nam công tác lâu dài.
Bốn là, sắp xếp công việc phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu và có thể giao cho các nhà khoa học giữ một số chức vụ quản lý khoa học, kinh tế nếu thấy cần thiết. Giải pháp này đã được một số địa phương thực hiện, điển hình là Tp. HCM. Đầu năm 2008, Chủ tịch UBND Tp. HCM đã ký quyết định bổ nhiệm một giáo sư Mỹ làm đồng Viện trưởng và một giáo sư Việt kiều Úc
làm Phó Viện trưởng Viện KH và CN tính toán Tp. HCM (thuộc Sở KH - CN Tp.HCM).
Năm là, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học có thể khai thác thông tin khoa học, các điều kiện thí nghiệm, trao đỏi học tập và khảo sát thực tế ở Việt Nam đồng thời giao những công việc cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam.
Sáu là, cho vay vốn ưu đãi, miễn thuế, cho mượn hoặc cho thuê đất với giá rẻ, giúp các nhà khoa học triển khai các sản phẩm KH - CN mới, có hàm lượng tri thức cao.
Đội ngũ tri thức Việt kiều thực sự là đội ngũ nhân tài có chất lượng thời đại của Việt Nam. Vì rất nhiều lý do về kinh tế, chính trị, điều kiện,.. nguồn chất xám này đã bị hút về các nước phát triển. Nếu thu hút và khơi dậy được nhiệt tâm của họ với dân tộc, họ sẽ có những đóng góp vô cùng đáng quý với quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức và phát triển đất nước.
4.3. Nhóm giải pháp thúc đẩy khả năng sáng tạo thông qua việc phát triển thị trƣờng KH - CN