Tỷ lệ NNL có trình độ học vấn cao còn thấp

Một phần của tài liệu tìm hiểu những vấn đề lý thuyết chung nhất về nguồn nhân lực chất lượng cao (nnl clc), chỉ ra những kinh nghiệm trong phát triển nnl clc tại một số nước trên thế giới, hạn chế trong phát triển nnl clc tại việt nam (Trang 51)

TẠI VIỆT NAM 3.1 Thực trạng chất lƣợng NNL Việt Nam

3.1.1. Tỷ lệ NNL có trình độ học vấn cao còn thấp

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2009 tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên của Việt Nam là 5,5%. Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể.

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ lao động có trình độ đại học của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2012

Đơn vị tính: %

Nguồn: Niên giám Thống kê, 2012

Chỉ trong vòng bốn năm từ năm 2009 đến năm 2012, tỷ lệ lao động có trình độ đại học của Việt Nam đã tăng từ 5,5% lên 6,4%. Như vậy, trong những năm gần đây, mặc dù số lượng NNL trình độ đại học ở Việt Nam có sự gia tăng nhanh chóng nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng LLLĐ. Đây là một tỷ lệ còn ở khoảng cách rất xa so với yêu cầu phát triển về số lượng NNL trình độ đại học để đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp

hiện đại. Tỷ lệ này ở Mỹ hiện là 40% và các nước trong khối OECD là 34%. Ở Hàn Quốc, những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX, tỷ lệ này là 19%.

Một chỉ tiêu khác rất hay được sử dụng để đánh giá chất lượng NNL có trình độ ở các nước, đó là chỉ tiêu sự gia tăng số lượng sinh viên trên một vạn dân. Theo số liệu tổng hợp từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2000, Việt Nam có 135 sinh viên/ 1 vạn dân; năm 2007 con số này là 165 sinh viên/ 1 vạn dân; năm 2009 là 196 sinh viên/ 1 vạn dân, năm 2011 số sinh viên/ 1 vạn dân của Việt Nam mới chỉ đạt 220. Theo kinh nghiệm của một số nước châu Á đã thành công trong phát triển đột phá như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore thì phải đạt chỉ số sinh viên/ 1 vạn dân từ 300 - 400 mới đủ NNL trình độ cao, tạo bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế. Chỉ số tổng số sinh viên/1 vạn dân của Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu phát triển đột phá Điều này cũng có nghĩa là, những quan điểm cho rằng, Việt Nam đang ở trong tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ" là chưa hợp lý. Thực ra, Việt Nam đang thiếu cả "thầy" lẫn "thợ" cho nhu cầu phát triển theo hướng hiện đại.

3.1.2. Các chỉ số về chất lượng NNL của Việt Nam đang ở mức thấp so với các nước châu Á

Một phần của tài liệu tìm hiểu những vấn đề lý thuyết chung nhất về nguồn nhân lực chất lượng cao (nnl clc), chỉ ra những kinh nghiệm trong phát triển nnl clc tại một số nước trên thế giới, hạn chế trong phát triển nnl clc tại việt nam (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)