Thành lập Bộ Giáo dục Đại học

Một phần của tài liệu tìm hiểu những vấn đề lý thuyết chung nhất về nguồn nhân lực chất lượng cao (nnl clc), chỉ ra những kinh nghiệm trong phát triển nnl clc tại một số nước trên thế giới, hạn chế trong phát triển nnl clc tại việt nam (Trang 76)

TẠI VIỆT NAM 4.1 Nhóm giải pháp về đào tạo NNL CLC

4.1.1. Thành lập Bộ Giáo dục Đại học

Có thể thấy được, giáo dục đại học có những nét khác biệt căn bản so với giáo dục phổ thông, vì vậy cần thiết phải có riêng một Bộ Giáo dục Đại học đứng ra thực hiện chức năng quản lý cấp học này. Hiện nay, Bộ GD - ĐT đang thực hiện cả chức năng quản lý giáo dục phổ thông cũng như giáo dục đại học là một cách thức không phù hợp. Malaysia là một quốc gia đã có những bước tiến nhảy vọt trong giáo dục đại học trong khu vực. Để tiếp tục phát huy những bước tiến mạnh mẽ theo xu hướng phát triển của giáo dục đại học trên thế giới, vào năm 2004, quốc gia này cũng đã thành lập Bộ Giáo dục Đại học trên cơ sở tách khỏi Bộ Giáo dục. Những thành công của giáo dục đại học Malaysia cho đến nay được thừa nhận có sự đóng góp vô cùng quan trọng của sự quản lý chuyên biệt và hiệu quả dựa trên sự quản lý tách biệt của Bộ Giáo dục Đại học so với Bộ Giáo dục phổ thông.

Việc thành lập Bộ Giáo dục Đại học ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay nhằm giải quyết những vấn đề lớn trong quản lý giáo dục đại học như sau:

Một là, Bộ Giáo dục Đại học sẽ là đơn vị quản lý thống nhất hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam để tránh tình trạng nhiều bộ, ngành cùng tham gia quản lý quá trình đào tạo. Hiện nay, ngoài Bộ GD - ĐT làm quản lý các trường đại học thì một số bộ, ngành cũng tham gia quản lý các trường đại học như Bộ Y tế, Bộ GTVT, Bộ Xây dựng,... Đây là hình thức quản lý được cho là khác biệt so với thế giới và bộc lộ một số những hạn chế. Vì vậy, vì lợi ích của giáo dục đại học Việt Nam, cần phải có một sự thay đổi triệt để trong phương cách quản lý Nhà nước, đó là thành lập Bộ Giáo dục Đại học và Bộ này sẽ quản lý tất cả các trường đại học thay vì cùng phân quyền cùng các bộ khác thực hiện.

Hai là, Bộ Giáo dục Đại học sẽ đổi mới cơ chế quản lý giáo dục đại học một cách cơ bản và toàn diện theo hướng gia tăng mạnh mẽ tính tự chủ rộng rãi cho các trường đại học. Vì đặc thù của các cấp học nên giáo dục phổ thông

vẫn cần được quản lý theo hướng bán tự chủ. Tuy nhiên, đối với giáo dục đại học, xu hướng tự chủ thậm chí tự trị cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Với việc thực hiện gia tăng rộng rãi tính tự chủ, hệ thống này mới có thể đảm bảo được sứ mệnh đào tạo NNL đáp ứng được những yêu cầu về sự linh hoạt, sự thích ứng và khả năng sáng tạo của thời đại ngày nay. Việc thành lập Bộ Giáo dục Đại học sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều chỉnh cơ chế quản lý giáo dục đại học đối với hệ thống đại học nói riêng. Có như thế giáo dục đại học mới thực sự có được bước tiền đề để khởi động quá trình đổi mới triệt để theo hướng hiện đại.

Một phần của tài liệu tìm hiểu những vấn đề lý thuyết chung nhất về nguồn nhân lực chất lượng cao (nnl clc), chỉ ra những kinh nghiệm trong phát triển nnl clc tại một số nước trên thế giới, hạn chế trong phát triển nnl clc tại việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)