CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI 2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
2.3.1. Kinh nghiệm của Singapore trong đào tạo NNL CLC
Từ khi tách khỏi Malaysia năm 1965, Singapore đã thực hiện thành công nhiều giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, bao gồm giai đoạn công nghiệp hóa (1969-1970), giai đoạn tái cấu trúc nền kinh tế (1970-1980) và giai đoạn phát triển công nghệ cao để xây dựng nền kinh tế tri thức (từ 1990 đến nay). Ở giai đoạn phát triển công nghệ cao để xây dựng kinh tế tri thức, Singapore đặt mục tiêu phấn đấu trở thành một trong những nước phát triển hàng đầu thế giới trong vòng 30 đến 40 năm tới, bắt kịp GDP trên đầu người của Hà Lan vào năm 2020 và của Mỹ vào năm 2030. Để thực hiện mục tiêu này, một trong những chiến lược chính của nền kinh tế được nêu rõ là: củng cố nhân lực có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng nền kinh tế tri thức. Giáo dục - đào tạo, vốn đã được đặc biệt coi trọng ở Singapore nay lại tiếp tục được nhận thức như là chìa khóa để củng cố chất lượng NNL, phát triển đất nước. Các nhà lãnh đạo Singapore quan niệm rằng: thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển
kinh tế. Vì vậy, chính phủ Singapore đã thực hiện những bước đi trọng tâm trong giáo dục để phát triển NNL CLC để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
2.3.1.1. Đầu tư lớn cho giáo dục - đào tạo
Chính phủ Singapore đã dành một khoản đầu tư rất lớn để phát triển giáo dục. Từ mức đầu tư khoảng 3% GDP những năm 1990 đã tăng dần lên 3,6 % - 4% và khoảng 5% trong khoảng những thập niên đầu thế kỷ XXI. Mức chi cho giáo dục tài khóa năm 2007 - 2008 là 6,796 tỷ SGD, 2008 - 2009 là 8,22 tỷ SGD và 2009 - 2010 là 8,7 tỷ SGD.
Nhà nước đã tăng cường đầu tư vào cho bậc tiểu học và THCS thông qua việc xây dựng mới các trường để các em có thể đi học 2 buổi/ ngày. Đầu tư 1,5 tỷ SGD trong 5 năm nhằm trang bị hệ thống máy tính cho tất cả các trường học. Đất đai là thứ mà Singapore thiếu nhất nhưng lại được dành cho giáo dục nhiều nhất. Các trường học, đặc biệt là các trường công được đầu tư xây dựng với quy mô lớn, đầy đủ các khu chức năng để thực hiện quá trình giáo dục toàn diện cho người học. Việc chú trọng đầu tư cho giáo dục là minh chứng sinh động nhất cho chính sách "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu" của quốc gia này. Nó không thuần túy là một chính sách, mà như một nguyên lý được đúc kết từ cuộc sống, từ thực tiễn phát triển ngoạn mục của Singapore trong hơn 40 năm qua.
2.3.1.2. Xây dựng hệ thống giáo dục đại học đa dạng
Để phát triển NNL CLC phục vụ quá trình phát triển kinh tế, Singapore đã xây dựng một hệ thống các trường cao đẳng nghề và đại học quy mô lớn. Cụ thể:
- Trường cao đẳng nghề:
+ Các chương trình của trường cao đẳng nghề đào tạo với thời gian 3 năm với các khóa đào tạo đa dạng bao gồm kỹ thuật, kinh doanh, kế toán, du lịch, khách sạn, truyền thông, công nghệ sinh học, y tá... Trường chấp nhận học sinh dựa trên kết quả của điểm O-Level, A-Level, hoặc ITE.
+ Tại Singapore có 5 trường cao đẳng dạy nghề là: Nanyang Polytechnic, Ngee Ann Polytechnic, Republic Polytechnic, Singapore Polytechnic, Temasek Polytechnic. Sinh viên tốt nghiệp trường cao đẳng nghề
có thể được chuyển tiếp vào trường đại học tại Singapore hoặc nước ngoài để lấy bằng cử nhân.
- Đại học quốc gia:
+ Tại Singapore hiện nay có 4 trường đại học, trong đó có 2 trường đại học công lập đó là trường đại học Công nghệ Nanyang và trường đại học Quốc gia Singapore giảng dạy các chương trình cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ với hơn 20.000 sinh viên. Trường đại học Quản lý Singapore được thành lập năm 2000, giảng dạy chủ yếu các chuyên ngành về kinh doanh và quản trị, là trường đại học tư thực được tài trợ bởi Chính phủ Singapore. Cuối cùng là trường đại học SIM, thành lập vào năm 2006.
- Các trường đại học quốc tế tại Singapore:
+ Ngoài các trường địa phương, các trường đại học quốc tế đã góp phần nâng cao đẳng cấp và phạm vi giáo dục cấp trên phổ thông tại Singapore. Các trường đại học quốc tế hàng đầu đã hợp tác với các trường đại học trong nước để đặt trụ sở tại Singapore bao gồm: Viện Công nghệ Massachuset (hợp tác Singapore - MIT), Đại học Stanford (hợp tác Singapore - Stanford), Đại học Kỹ thuật Eindhoven (Hà Lan), Đại học Khoa học và Kỹ thuật Muenchen (Đức),...
- Các trường tư thục:
+ Tại Singapore, một hệ thống các trường tư thục rất đa dạng, cung cấp hàng loạt các chương trình đào tạo làm phong phú thêm lĩnh vực giáo dục của quốc gia này. Có trên 300 trường về ngôn ngữ, CNTT, thương mại, nghệ thuật. Những trường này cung cấp các chương trình học chủ yếu căn cứ vào nhu cầu của sinh viên trong nước và quốc tế.
+ Thông qua hợp tác với các trường Đại học nổi tiếng của Anh, Mỹ, Úc,.. các trường này cung cấp cho sinh viên cơ hội giành chứng chỉ quốc tế trong môi trường tiện nghi và đầy đủ.
Như vậy, hệ thống giáo dục của Singapore đã được mở rộng tối đa ở cấp đào tạo nghề và đại học bằng các hình thức rất phong phú: xây dựng mới các trường công lập, thành lập các trường đại học tư thục, thực hiện liên kết đào tạo với các trường đai học danh tiếng trên thế giới,.. Nhờ vậy, không chỉ đáp ứng được yêu cầu về đào tạo nhân lực CLC trong nước, Singapore còn là
một địa chỉ thu hút số lượng ngày càng lớn số sinh viên quốc tế, các nhà khoa học trên thế giới về làm việc; nghiên cứu ở Singapore càng nhiều.
2.3.1.3. Thực hiện những cải cách quan trọng về quan niệm, nội dung và phương pháp giáo dục
Cho đến nay, giáo dục Singapore đã trải qua nhiều bước cải cách quan trọng, trong đó có hai mốc đán kể nhất, đó là năm 1997 với khẩu hiệu: "Nhà trường tư duy, quốc gia học tập" và năm 2005 với khẩu hiệu: "Dạy ít hơn, học nhiều hơn".
Triết lý "Nhà trường tư duy, quốc gia học tập" đóng vai trò định hướng cho quá trình cải cách giáo dục Singapore từ năm 1997. "Nhà trường tư duy" là mô hình trường học - nơi tư duy sáng tạo, niềm say mê học tập suốt đời và tinh thần phụng sự tổ quốc được kích thích ngay từ nhỏ. Còn quan niệm "Quốc gia học tập" nhấn mạnh tới việc coi học tập là văn hóa quốc gia, trong đó mọi tầng lớp xã hội đều học tập để luôn đạt được tinh thần sáng tạo và đổi mới nhằm thích ứng với những thay đổi như vũ bạo của cuộc CMKHCN đang diễn ra trong thời đại ngày nay. Với quan niệm "Nhà trường tư duy, quốc gia học tập", giáo dục Singapore đã từ bỏ cách dạy máy móc, kinh viện chỉ giúp học nhớ kiến thức để làm bài tập và vượt qua các kỳ thi, chuyển sang cách dạy đào tạo nên những con người có tinh thần dân tộc, có năng lực tư duy sáng tạo, biết độc lập suy nghĩ.
Tiếp nối mục tiêu phát huy khả năng sáng tạo, tinh thần dân tộc của lực lượng lao động, quan niệm "Dạy ít, học nhiều" đã được lãnh đạo quốc gia đề ra để định hướng cho nền giáo dục trong thế kỷ mới. Theo quan niệm đó, giáo dục Singapore tập trung nâng cao chất lượng học tập của sinh viên bằng cách tạo thêm nhiều "khoảng trống" trong chương trình học để giáo viên có thể thực hiện những kế hoạch giáo dục riêng, cùng sinh viên định hình môi trường giáo dục riêng và bồi dưỡng nghiệp vụ. Chương trình giáo dục của Singapore đã được rút gọn khoảng 30% để tạo "khoảng trống". Chính việc tạo thêm sự tự chủ cho cả người dạy lẫn người học đã giúp nền giáo dục Singapore năng động hơn, không bị gò bó bởi lý thuyết máy móc, năng lực sáng tạo của người dạy và người học đước phát huy ở mức tối đa. Với mô hình "Dạy ít, học nhiều", kiểu học vẹt, học vì thành tích và phương pháp giảng dạy "dành cho tất cả mọi người bị loại bỏ". Thay vào đó, sinh viên sẽ
được tư do sáng tạo, trải nghiệm thực tế, học các kỹ năng sống và xây dựng nhân cách nhờ chiến lược đào tạo hiệu quả và sáng tạo.
Điểm nổi bật trong cải cách nội dung và phương pháp giảng dạy của Singapore là việc Chính phủ đã cho thống nhất bốn chương trình giáo dục đơn ngữ thành một chương trình giáo dục song ngữ áp dụng trên toàn quốc, trong đó, ngoài tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh là ngoại ngữ bắt buộc. Đây là một chính sách điển hình trong chiến lược giáo dục toàn cầu của Singapore. Việc đưa tiếng Anh vào chương trình giảng dạy bắt buộc nhằm thực hiện việc kết nối Singapore với thế giới trên mọi lĩnh vực kinh doanh, khoa học và công nghệ, để tránh bị tụt hậu. Mặt khác, ngành giáo dục đã thay đổi toàn diện cách ra đề thi, từ cách truyền thống sang các câu hỏi mở hay các bài tập cá nhân dưới dạng nghiên cứu một đề tài lựa chọn để khuyến khích kỹ năng tư duy, khả năng nghiên cứu độc lập và tính sáng tạo khoa học của người học.
2.3.1.4. Khuyến khích các công ty tham gia đào tạo NNL cho đất nước
Nhà nước áp dụng nhiều chính sách nhằm khuyến khích các công ty tự tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên trong quá trình làm việc để không bị lạc hậu trước sự thay đổi nhanh chóng của KH - CN hiện đại. Ban năng suất quốc gia khởi động các chương trình đào tạo tại chỗ. Ba chiến lược đào tạo tại chỗ bao gồm:xây dựng mô hình đào tạo tại chỗ ở các công ty lớn rồi áp dụng cho các công ty nhỏ hơn trong cùng lĩnh vực, đào tạo 100 tư vấn viên có nhiệm vụ giúp các công ty thành lập; điều hành cũng như thể chế hóa mô hình đào tạo tại chỗ, đào tạo 500 giáo viên hướng dẫn cho các công ty. Chính sách đào tạo liên tục này đã giúp cho lực lượng lao động kỹ thuật của Singapore luôn có khả năng thích ứng trước những thay đổi của KH - CN và có khả năng làm chủ tri thức mới của thời đại.
Như vậy, với quan điểm tất cả vì chất lượng giáo dục và người học, Singapore đã thực thi thành công những chiến lược giáo dục phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Giáo dục Singapore đã trở thành thương hiệu toàn cầu bằng việc tạo ra những LLLĐ có trình độ cao, có khả năng thích ứng và sáng tạo cao.