Kinh nghiệm của Mỹ trong việc đào tạo NNL CLC

Một phần của tài liệu tìm hiểu những vấn đề lý thuyết chung nhất về nguồn nhân lực chất lượng cao (nnl clc), chỉ ra những kinh nghiệm trong phát triển nnl clc tại một số nước trên thế giới, hạn chế trong phát triển nnl clc tại việt nam (Trang 35)

CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI 2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

2.2.1. Kinh nghiệm của Mỹ trong việc đào tạo NNL CLC

2.2.1.1. Đầu tư cho giáo dục - đào tạo

Để phát triển giáo dục - đào tạo, Chính phủ Mỹ đã tài trợ kinh phí cho tất cả các bang xây dựng trường học. Vì vậy, hệ thống các trường phổ thông được mở rộng khắp và phát triển liên tục, đến năm 1954 đã có đủ trường lớp và phương tiện học tập cho học sinh tất cả các dân tộc với mọi màu da trên nước Mỹ.

chiếm hơn 7% GDP. Nhà nước cung cấp 75% kinh phí cho hệ thống giáo dục (cả trường công lẫn trường tư).

Trong hệ thống GD - ĐT, giáo dục phổ thông được xác định là giáo dục cơ bản, làm cơ sở cho giáo dục đại học và chuyên nghiệp; giáo dục đại học giữ vị trí trung tâm và có vai trò quan trọng, trực tiếp đào tạo nhân lực cho đất nước. Giáo dục đại học gồm 2 nhóm chính: Nhóm thứ nhất gồm các trường đào tạo 2 năm (các trường cao đẳng cộng đồng, phát triển ổn định vào những thập niên cuối thế kỷ XIX và tiếp tục phát triển vững mạnh trong thế kỷ XX và XXI). Nhóm thứ hai gồm các trường cao đẳng và đại học đào tạo 4 năm, có nhiệm vụ đào tạo sinh viên chương trình khoa học đại cương và chuyên sâu, kết hợp thực hiện NCKH.

Ở Mỹ, công cuộc cải cách giáo dục đại học được thực hiện liên tục để hoàn thiện chất lượng đào tạo, đáp ứng sự phát triển KT - XH và chuẩn bị cho những bước phát triển vượt bậc trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập KTQT. Với một chiến lược dài hạn, kinh phí cho giáo dục đại học của Mỹ đến từ nhiều nguồn khác nhau: Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tôn giáo, nhà từ thiện.. Nguồn kinh phí dồi dào mang lại cho các trường khả năng xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, thuê giảng viên giỏi cũng như xây dựng quỹ hỗ trợ sinh viên. Quy mô giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp ngày càng tăng nhanh và mở rộng đã đưa Mỹ đạt trình độ phổ cập giáo dục đại học hàng loạt, với một nền giáo dục có nhiều trường tốt nhất thế giới như: Đại học Harvard, Đại học California, Đại học Chicago,.. Trong giáo dục đại học ở Mỹ tính cạnh tranh giữa các trường vô cùng khốc liệt. Nếu sinh viên nào vào được trường đại học tốt, có danh tiếng và học giỏi thì cơ hội có việc làm sẽ tăng lên rất nhiều.

Đây là nguồn nội sinh và động lực phát triển mạnh mẽ của nền giáo dục Mỹ. Cùng với chính phủ, các công ty của Mỹ cũng rất quan tâm đến phát triển NNL, đào tạo công nhân kỹ thuật.

2.2.1.2. Xây dựng mô hình giáo dục đại học đại chúng

Mô hình giáo dục đại học ở Mỹ là mô hình đại học được thiết kế cho số đông. Chính bởi vì vậy, với dân số chỉ vào khoảng hơn 300 triệu dân những với mô hình giáo dục đại học dành cho số đông, Mỹ đã có tới hơn 4.200 trường đại học rải khắp các bang. Chính số lượng lớn và đa dạng các thể loại trường đại học vì vậy nên nước Mỹ có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu không

chỉ của những sinh viên trong nước mà còn có thể đáp ứng được nhu cầu của các sinh viên toàn cầu.

Mặc dù mô hình giáo dục đại học ở Mỹ được thiết kế cho số đông, tuy nhiên, Mỹ cũng đã giải quyết rất tốt mối quan hệ giữa đào tạo đặc tuyển và đào tạo đại trà. Mối quan hệ giữa đào tạo đặc tuyển và đào tạo đại trà được giải quyết bằng việc tập trung xây dựng các trường đại học nghiên cứu lớn (đào tạo đặc tuyển), song song với đó là phát triển rộng khắp hệ thống các trường đại học cộng đồng (đào tạo đại trà) trên các bang. Tỷ lệ các trường đại học nghiên cứu so với các trường đại học cộng đồng là 1/30.

Học phí các trường đại học ở Mỹ ở những mức rất khác nhau, phụ thuộc vào mỗi trường đại học. Thông thường, ở các trường đại học cộng đồng, học phí vào khoảng 200 USD/ năm, trong khi đó mức học phí bao gồm cả tiền sinh hoạt ở các trường đại học nghiên cứu có thể lên tới 18.000 USD/năm. Chính phủ Mỹ đặc biệt lưu tâm đến việc hỗ trợ các sinh viên có lực học tốt nhưng có hoàn cảnh khó khăn, không thể trang trải tiền học phí bằng cách cung cấp các khoản tín dụng ưu đãi để họ có thể theo học tại các trường đại học tốt nhất nhằm phát huy tối đa khả năng của họ.

Hệ thống các trường đại học đa dạng (đại học nghiên cứu, đại học cộng đồng, đại học chuyên ngành, đại học đa ngành, các trường do các tổ chức tôn giáo thành lập,...) đã cung cấp cho nước Mỹ một NNL CLC khá dồi dào, chiếm tới hơn 40% tổng số LLLĐ của nước Mỹ. NNL CLC là lực lượng quan trọng nhất giúp Mỹ trở thành siêu cường phát triển nhất thế giới hiện nay.

2.2.1.3. Thực hiện mô hình giáo dục đại học có tính tự chủ cao

Đây được coi là mô hình đặc trưng của giáo dục đại học Mỹ. Một trong những mục tiêu của mô hình này là giải phóng con người từ những ý niệm cứng nhắc đã ăn sâu bén rễ trong tư tưởng họ. Một trường đại học không phải là nơi áp đặt những quan điểm, những kiến thức mà phải là nơi phát huy mọi khả năng thích ứng, tư duy phê phán và khả năng sáng tạo của người học. Mô hình giáo dục có tính tự chủ cao được Mỹ hiện thức hóa thông qua cơ chế tự trị trong giáo dục đại học (thể hiện ở sự can thiệp rất ít và không trực tiếp của Nhà nước vào giáo dục đại học).

Ở Mỹ, Chính phủ phân nhánh quản lý xuống từng bang, mỗi bang lại phân nhánh quản lý xuống từng trường. Mỗi trường có Hội đồng trường, đại

trưởng đưa ra những chính sách để đáp ứng yêu cầu của cộng đồng địa phương. Hiệu trưởng lại cụ thể hóa yêu cầu đó xuống các khoa.

Tự chủ của các trường là tự chủ ngay trong từng khoa, từng giảng đường. Khoa có quyền quyết định môn học này hay môn học kia, học sách này hay học sách kia. Giảng viên có quyền lựa chọn các giảng dạy cho phù hợp. Ở Mỹ, cùng một chuyên ngành, cùng trong một bang nhưng nếu học ở các trường khác nhau, người học sẽ được học những chương trình có thể không giống nhau, phương pháp dạy của giảng viên cũng khác nhau. Chỉ có duy nhất một nền là thông tin chung, từ đó mỗi trường quyết định là dạy cái gì và dạy như thế nào. Việc liên kết hoặc tham khảo ý kiến của doanh nghiệp, các tổ chức về chương trình đào tạo cũng thường xuyên được thực hiện để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Các doanh nghiệp lớn như Microsoft, Boeing, AT&T,.. thường liên kết với các trường đại học để đào tạo ra những vị trí nhân lực với chất lượng yêu cầu của họ.

Ở Mỹ, điều duy nhất Chính phủ quản lý là chất lượng NNL mà trường đào tạo ra, còn đào tạo như thế nào là việc của trường, Chính phủ không can thiệp. Bên cạnh đó, cứ 10 năm một lần, Chính phủ sẽ tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục của các trường. Các trường phải trải qua một kỳ kiểm tra chất lượng được tổ chức bởi một hội đồng độc lập, không thuộc cơ quan chính quyền.

Đối với các trường đại học với lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm, trong một môi trường pháp lý chặt chẽ, một thị trường lao động hoàn thiện, tự chủ giáo dục đại học ở Mỹ nhìn chung được xác định gồm những lĩnh vực chính như: tài chính, nhân sự, chương trình giảng dạy, tuyển sinh, phương pháp giảng dạy, liên kết với doanh nghiệp,.. Đó là một cơ chế tự chủ ở mức độ cao. Chính điều này đã giúp cho các trường đại học ở Mỹ đào tạo ra lực lượng nhân lực có khả năng thích ứng và có tư duy sáng tạo độc lập.

2.2.1.4. Quan tâm đặc biệt tới đào tạo đội ngũ nhân lực KH - CN

Trong quá trình đào tạo đội ngũ NNL CLC, Mỹ đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ nhân lực KH - CN. Với quyết tâm đào tạo đội ngũ nhân lực KH - CN với quy mô lớn, năm 2001, Mỹ đã đưa ra chương trình đào tạo nhân lực KH - CN tài năng (BEAST). Mục tiêu của chương trình này là mở rộng LLLĐ KH - CN, thông qua việc thu hút những người giỏi nhất, thông minh nhất, nhằm tạo ra lực lượng KH - CN trẻ. Năm 2003, Mỹ đưa ra 124

chương trình đào tạo đội ngũ KH - CN trong các trường đại học thuộc diện ưu tiên đào tạo tài năng của BEAST.

Hệ thống đào tạo đội ngũ nhân lực KH - CN ở Mỹ được sự hỗ trợ to lớn từ nguồn vốn đầu tư đa dạng, phong phú từ chính phủ, doanh nghiệp, các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế,... Bên cạnh đó, các trường đại học rất coi trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong đào tạo đội ngũ nhân lực KH - CN theo hướng áp dụng công nghệ mới trong giảng dạy. Thêm vào đó, nhằm phát triển đội ngũ nhân lực KH - CN, Mỹ đã thực hiện hình thức phong tặng chức danh sau tiến sỹ cho đội ngũ này. Đây là một sự khích lệ lớn để đội ngũ này luôn phấn đấu trong hoạt động NCKH.

Một phần của tài liệu tìm hiểu những vấn đề lý thuyết chung nhất về nguồn nhân lực chất lượng cao (nnl clc), chỉ ra những kinh nghiệm trong phát triển nnl clc tại một số nước trên thế giới, hạn chế trong phát triển nnl clc tại việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)