Kinh nghiệm thu hút và trọng dụng NNL CLC của Singapore

Một phần của tài liệu tìm hiểu những vấn đề lý thuyết chung nhất về nguồn nhân lực chất lượng cao (nnl clc), chỉ ra những kinh nghiệm trong phát triển nnl clc tại một số nước trên thế giới, hạn chế trong phát triển nnl clc tại việt nam (Trang 47)

CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI 2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

2.3.2. Kinh nghiệm thu hút và trọng dụng NNL CLC của Singapore

Singapore được đánh giá là một trong những quốc gia có chính sách thu hút nhân lực CLC - đặc biệt là NNL tài năng bài bản nhất thế giới. Quốc gia này coi việc thu hút nhân tài là chiến lược ưu tiên hàng đầu.

2.3.2.1. Thu hút đội ngũ nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài

Quốc gia này đặc biệt chú trọng việc thu hút nhân tài nước ngoài. Đội ngũ lãnh đạo Singapore đã nhận thức rõ ràng rằng: nhân tài nước ngoài không chỉ là nguồn vốn đặc biệt về kinh tế mà còn là động lực mạnh mẽ cho đất nước phấn đấu liên tục vì những chuẩn mực cao hơn nữa. Với quan điểm đó, năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Singapore thành lập một "Ủy ban tuyển dụng tài năng Singapore". Tới nay, Singapore đã thu hút được một danh sách ấn tượng những nhà khoa học lỗi lạc của thế giới. Trong đó có những người đạt giải Nobel về khoa học, di truyền học; có những nhà kinh tế học xuất sắc... Việc tuyển chọn nhân tài của Singapore dựa trên năng lực, khả năng đóng góp vào sự phát triển của đất nước chứ không phân biệt quốc tịch, chủng tộc của người nhập cư. Để phát huy khả năng tối đa của đội ngũ nhân tài, Chính phủ không chỉ quy định mức thu nhập lớn mà còn tạo điều kiện cho họ được cống hiến, tôn trọng và vinh danh.

Bên cạnh việc thành lập Ủy ban tuyển dụng tài năng ở trong nước, Singapore còn thành lập "Mạng tiếp xúc Singapore". Đây là tổ chức có nhiệm vụ tìm kiếm tài năng quốc tế và người Singapore ở nước ngoài. Mạng này có 10 văn phòng quốc tế ở Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia nhằm cung cấp dịch vụ tư vấn CLC và các kênh kết nối mạng với nhân tài của thế giới, các doanh nghiệp, người sử dụng lao động và sinh viên quan tâm đến các cơ hội hấp dẫn về đào tạo, kinh doanh và sự nghiệp ở Singapore.

Ngoài việc thúc đẩy Singapore trở thành thủ phủ năng động để các nhân tài trong nước và quốc tế có thể gặp gỡ, trao đổi ý tưởng, hợp tác và tạo ra giá trị. Mạng tiếp xúc Singapore cũng điều kiện thuận lợi cho nhiều cơ hội liên kết mạng có ý nghĩa và sáng tạo khác nhau cho các chuyên gia và các doanh nghiệp trên toàn thế giới.

2.3.2.2. Trọng dụng đội ngũ nhân lực chất lượng cao bằng chính sách trả lương tương xứng với giá trị chất xám

Trong quá trình thu hút và trọng dụng, các quốc gia trước hết hướng tới việc thu hút nhân lực chất lượng cao trong khu vực công. Đây là khu vực mà việc thu hút nhân và trọng dụng nhân tài lực chất lượng cao có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của quốc gia nhưng lại rất khó thực hiện vì sự xơ cứng và quan liêu của chính bộ máy công. Tuy nhiên, Singapore là quốc gia đã thành công trong hoạt động này bằng biện pháp trả lương cao, xứng đáng với giá trị chất xám của nhân tài.

Ở Singapore, các bộ trưởng có lương cao hơn tất cả các bộ trưởng ở những quốc gia giàu có nhất hành tinh. Lương của tổng thống Mỹ là 400.000 USD/ năm, lương của thủ tướng Anh là 368.655 USD/ năm, lương của các bộ trưởng ở Anh khoảng 286.000 USD/ năm, trong khi đó, lương của thủ tướng Lý Hiển Long là 2,05 triệu USD/ năm và bộ trưởng khoảng 1,26 triệu USD/ năm. Việc trả lương cao tạo ra sự yên tâm cho các nhà lãnh đạo, hạn chế tham nhũng, minh bạch hóa chính phủ và tạo cơ hội hết sức cho các bộ trưởng dành hết tâm sức cho việc quản lý và hoạch định chính sách.

Bên cạnh đó, đối với đội ngũ cán bộ công chức, Singapore đã có những chính sách vô cùng linh hoạt để trả công thỏa đáng cho công chức nhà nước. Để cạnh tranh với khu vực tư nhân, tránh chảy máu chất xám, Chính phủ Singapore tiến hành tăng lương liên tục nhiều lần. Công chức Singapore được hưởng tháng lương thứ 13 để tương đương với tiền thưởng của khu vực tư nhân từ năm 1974.

Cũng từ rất sớm, Singapore áp dụng tiêu chuẩn thị trường trong định mức lương công chức. Xét theo tiểu chuẩn mức lương cạnh tranh dành cho chính phủ có năng lực và trong sạch, lương của các bộ trưởng và công chức cao cấp liên tục được đánh giá và điều chỉnh thường xuyên, để đảm bảo mức cạnh tranh đối với khu vực tư nhân nhằm giữ chân người tài làm việc cho khu vực Nhà nước.

Từ chỗ cố định ở mức 2/3 thu nhập của các vị trí tương đương trong khu vực tư nhân, mức lương của các bộ trưởng và công chức cao cấp điều chỉnh bằng lương trung bình của 4 nhóm người hưởng lương cao nhất trong 6 ngành nghề của khu vực tư nhân là kế toán, ngân hàng, kỹ sư, luật, các công ty chế tạo địa phương và các công ty đa quốc gia. Sau lần điều chỉnh mới

nhất, mức lương của các cán bộ này tương đương mức lương bình quân của 8 nhóm nghề có lương cao nhất trong 6 ngành nghề có lương cao (chủ ngân hàng, doanh nhân, CEO, luật sư, kế toán trưởng, công trình sư).

Tuân thủ nguyên tắc thị trường định lượng, lương công chức trong từng lĩnh vực sẽ được tăng hay giảm tùy vào sự tăng giảm của khu vực tư nhân ở một số lĩnh vực nào đó. Sự không chênh lệch quá lớn này là yếu tố quan trọng thu hút người tài làm việc cho Nhà nước.

2.3.2.3. Quan tâm phát triển tài năng trẻ

Singapore đã thực hiện việc cấp học bổng Tổng thống cho những cá nhân xuất sắc với quy chế ràng buộc trở về làm việc cho khu vực Nhà nước 4 - 6 năm. Nhờ cách làm này, Chính phủ Singapore có thể thu hút được những người trẻ, tài năng nhất trên toàn quốc làm việc cho Chính phủ.

Không chỉ quan tâm tới những ưu đãi trong việc đào tạo tài năng trẻ, Chính phủ Singapore còn giao trọng trách cho những người trẻ dựa trên năng lực thực tế của họ. Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu nổi tiếng với triết lý dùng người: "Tôi ưa chuộng hiệu quả. Với một công chức trẻ tuổi ở vị trí cao, tôi không quan tâm anh ta đã làm việc bao nhiêu năm. Nếu anh ta là người tốt nhất cho vị trí đó, hãy xếp anh ta ở vị trí đó".

Tại Singapore, vị trí số hai ở mỗi bộ thường được bổ nhiệm ở tuổi 30, trở thành đội B hỗ trợ chuyên môn cho các bộ trưởng, là đội A, những người thường ở độ tuổi 40.

Những cán bộ xuất sắc của Singapore sau khi học tập sẽ được bồi dưỡng để trở thành cán bộ lãnh đạo của đất nước. Chính phủ đưa ra cơ chế "sự nghiệp kép", theo đó giai đoạn đầu, những công chức trẻ có triển vọng được phân công quản lý một lĩnh vực kỹ thuật thuần túy. Sau một vài năm, họ được thuyên chuyển sang vị trí quản lý cao cấp để điều hành các vấn đề mang tính vĩ mô của đất nước và được hưởng lương cao đặc biệt.

Những người này vừa được đào tạo tại nước ngoài qua các chương trình học bổng, vừa có thời gian học tập kinh nghiệm với nhiệm kỳ cố định 10 năm, đảm bảo sự ổn định trong hệ thống công chức. Họ là những hạt nhân xuất sắc đã trải qua một quá trình tu dưỡng, đào tạo, cống hiến cho nhân dân và sàng lọc qua thực tiến công việc.

Như vậy, có thể khẳng định, Singapore đã biến việc trọng dụng nhân tài thành thương hiệu quốc gia, từ đó, tạo lực kéo người đến và giữ người ở lại phục vụ cho sự nghiệp phát triển để hướng tới mục tiêu phát triển cao trong thời đại kinh tế tri thức ngày nay.

Một phần của tài liệu tìm hiểu những vấn đề lý thuyết chung nhất về nguồn nhân lực chất lượng cao (nnl clc), chỉ ra những kinh nghiệm trong phát triển nnl clc tại một số nước trên thế giới, hạn chế trong phát triển nnl clc tại việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)