CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI 2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
2.2.2. Kinh nghiệm thu hút và trọng dụng NNL CLC
Mỹ là một quốc gia có những thành công nổi bật nhất trong việc thu hút chất xám từ các quốc gia khác. Những nhân tài kiệt xuất của các nước trên thế giới đã "tụ hội" tại Mỹ và cống hiến cho quốc gia này. Hiện nay, toàn cầu có 1,5 triệu lưu học sinh và học giả đang học tập hoặc làm công tác nghiên cứu ở nước ngoài trong đó có 500.000 người tập trung ở Mỹ. Con số này làm cho Mỹ trở thành quốc gia của người nhập cư. Để có được những thắng lợi to lớn và áp đảo trong "cuộc chiến giành nhân tài thế kỷ XXI", nước Mỹ đã quan tâm triệt để tới việc tạo môi trường để bất kỳ người tài nào cũng có thể phát huy khả năng của mình ở mức tối đa. Bên cạnh đó, nước Mỹ cũng có một hệ thống chính sách đồng bộ về vấn đề người nhập cư, tạo điều kiện đặc biệt cho những người tài năng có thể dễ dàng định cư lâu dài và ổn định ở Mỹ. Trong quá trình thu hút NNL CLC, nước Mỹ đặc biệt chú trọng thu hút đội ngũ nhà khoa học sáng chế và đội ngũ chuyên gia trong các ngành công nghệ cao. Hai cách làm đáng tham khảo của Mỹ có thể kể đến là: Tạo môi trường làm việc và học tập thuận lợi nhất; Xây dựng hệ thống chính sách thu hút nhân tài hướng tới những đối tượng rõ ràng.
2.2.2.1. Tạo môi trường làm việc và học tập thuận lợi nhất
Để các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ cao cũng như các lưu học sinh phát huy tối đa khả năng sáng tạo và sự thích nghi, Mỹ đã tạo một môi trường làm việc và học tập vô cùng thuận lợi. Quá trình tạo môi trường làm việc và học tập này được thực hiện một cách đồng bộ và hết sức đa dạng:
đại học. Mỹ đã dùng tiền học bổng, tiền thưởng và cho vay ưu đãi để thu hút lưu học sinh nước ngoài vào các trường đại học đặc biệt là các trường đại học nổi tiếng.
- Nhà nước và tư nhân đều có thể xây dựng các cơ quan nghiên cứu và triển khai. Hiện nay, Mỹ có khoảng 720 cơ sở thực nghiệm phát triển thuộc các viện nghiên cứu liên bang. Đây là lực lượng nghiên cứu phát triển lớn thứ hai của Mỹ và là kênh chủ yếu thu hút nhân tài định cư.
- Thông qua các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, những cơ quan nghiên cứu triển khai cũng có thể được thành lập với quy mô lớn. Đây chính là một kênh thu hút nhân tài nước ngoài. Theo số liệu của WB, năm 2011, chi đầu tư phát triển của Mỹ đạt 383,86 tỷ USD, trong đó đầu tư nghiên cứu và phát triển của khu vực doanh nghiệp chiếm gần 75%.
Như vậy, ở nước Mỹ, không chỉ các trường đại học mà cả các doanh nghiệp, không chỉ Nhà nước mà tư nhân cũng có thể thành lập các cơ quan nghiên cứu triển khai. Sự phong phú và đa dạng của các cơ quan nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu triển khai đã tạo ra vô số những cơ hội lựa chọn để các nhà khoa học, sáng chế, các chuyên gia công nghệ cao, các lưu học sinh có thể thử sức và phát huy mọi khả năng sáng tạo và tâm huyết cho công việc.
2.2.2.2. Xây dựng hệ thống chính sách thu hút nhân tài hướng tới những đối tượng rõ ràng
Đối với những người nhập cư là "công dân toàn cầu", đó là những người có năng lực đặc biệt như đạt giải Nobel hoặc có "danh tiếng toàn cầu" thì có thể nhập cư mà không cần có sự kiểm tra của thị trường lao động và không cần tới người bảo lãnh. Đối tượng này hàng năm được khống chế nhập cư với số lượng khoảng 2.200 người. Đối với các giáo sư nổi tiếng và các nhà điều hành các tập đoàn xuyên quốc gia, họ phải có lời mời làm việc tại Mỹ và không cần có sự kiểm tra của thị trường lao động Mỹ. Đối tượng này được khống chế với số lượng từ 2.400 đến 6.700 người mỗi năm. Theo quy định của Mỹ, tất cả những đối tượng kể trên thuộc diện được cấp visa H-1B.
Đối với những người nước ngoài có năng lực đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, giáo dục, kinh doanh hay thể thao hoặc là những người có mức độ thành thạo chuyên môn cho thấy rằng người đó là một trong những tỷ lệ nhỏ đang tiến lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực mà họ nỗ lực, họ cần phải chứng minh là đã sở hữu những giải thưởng quốc gia và quốc tế, có
các thông báo cấp học bổng và có những bằng chứng cho thấy họ đang và sẽ nhận được một mức lương cao. Các tổ chức có thẩm quyền tại Mỹ sẽ xem xét và đánh giá xem người đó có thực sự là người giỏi hay không và sẽ quyết định cấp hay không cấp visa do trú diện O-1 cho họ. Visa diện O-1 có hiệu lực trong vòng một năm và có thể cấp mới với thời gian vô hạn.
Đối với những chuyên gia nước ngoài, những người quản lý hoặc có kiến thức chuyên môn về sản phẩm hoặc quy trình sản xuất ở công ty, đã được các công ty đa quốc gia của Mỹ thuê ít nhất 1 năm ở nước ngoài và sau đó được chuyển giao tới chi nhánh ở Mỹ sẽ được cấp visa diện L-1. Visa diện này có thời hạn di trú 7 năm và có thể chuyển sang vị trí người nhập cư. Việc cấp visa diện L-1 không có quy định giới hạn về số lượng.
Ngoài ra, nước Mỹ còn cấp visa sinh viên cho những sinh viên nước ngoài muốn học tập tại Mỹ; cấp visa E-1 đối với người nước ngoài tới Mỹ để bắt tay vào việc kinh doanh với đất nước của chính họ; cấp visa diện E-2 cho người nước ngoài đầu tư vào Mỹ và tới Mỹ quản lý nó. Cả 2 loại visa kể trên đều có thể được gia hạn vô thời hạn.
Nhìn một cách tổng thế, nước Mỹ đã tạo ra một "thương hiệu" không thể lẫn với một quốc gia nào về tính toàn diện và chọn lọc, về bề rộng và bề sâu, trong ngắn hạn cũng như dài hạn với hoạt động phát triển NNL CLC đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của quốc gia. Thương hiệu này giúp Mỹ sẽ tiếp tục là nước dẫn đầu trong phát triển theo xu hướng của thời đại. Những quốc gia phát triển và đang phát triển đều nhìn thấy ở Mỹ một hình mẫu điển hình trong phát triển NNL CLC, từ đó có thể học hỏi và vận dụng phù hợp với quốc gia của mình.