Nhóm nguyên nhân liên quan đến quá trình sử dụng NNL CLC

Một phần của tài liệu tìm hiểu những vấn đề lý thuyết chung nhất về nguồn nhân lực chất lượng cao (nnl clc), chỉ ra những kinh nghiệm trong phát triển nnl clc tại một số nước trên thế giới, hạn chế trong phát triển nnl clc tại việt nam (Trang 71)

TẠI VIỆT NAM 3.1 Thực trạng chất lƣợng NNL Việt Nam

3.2.2. Nhóm nguyên nhân liên quan đến quá trình sử dụng NNL CLC

NNL trình độ đại học không hình thành và phát huy được những tố chất tiêu biểu, thích ứng với yêu cầu của thời đại kinh tế tri thức còn bị tác động bởi những hạn chế trong quá trình thực thi chính sách sử dụng và xây dựng môi trường làm việc.

3.2.2.1. Hạn chế trong thu hút NNL CLC nước ngoài

Là một nước đang phát triển, việc thu hút NNL CLC nước ngoài của Việt Nam chưa thực sự đóng góp vào quá trình phát triển của lực lượng này.

Việc thu hút lực lượng tạo nguồn để phát triển đội ngũ nhân lực CLC chưa được quan tâm. Vì vậy, hầu hết sinh viên quốc tế ít ỏi sang học tập tại các trường đại học ở Việt Nam đều về nước sau khi tót nghiệp. Việt Nam chưa có kế hoạch thu hút sinh viên quốc tế sang học tập và làm việc tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam đang phải đối mặt với việc các quốc gia khác thu hút học sinh ưu tú của Việt Nam theo hình thức du học và ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp. Hàng năm, số lượng sinh viên Việt Nam học tập ở nước ngoài tăng lên nhanh chóng và tăng tỷ lệ thuận với số sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài không về nước làm việc. Sự hạn chế trong thu hút NNL nước ngoài của Việt Nam khiến cho tình trạng "chảy máu chất xám" đang ngày càng trở nên báo động.

Vấn đề thu hút trực tiếp NNL CLC nước ngoài đã được Việt Nam quan tâm trong nhiều năm qua. Đối tượng mà Việt Nam hướng đến đó là đội ngũ tri thức Việt kiều đang làm việc tại các quốc gia. Tuy nhiên, so với số lượng hơn 400.000 tri thức Việt kiều trên khắp thế giới, thì hoạt động thu hút của Việt Nam còn quá hạn chế. Nó mang tính phong trào và lấy thành tích nhiều hơn là nhằm phát triển thực sự đội ngũ nhân lực CLC của đất nước. Vì vậy, không ít Việt kiều được thu hút về nước, sau đó đã phải tiếp tục di chuyển ngược trở lại. Điều này làm cho đôi ngũ nhân lực KH - CN của Việt Nam không phát huy được lực lượng tri thức Việt kiều để phát triển. Thành tích trong NCKH và sáng chế của đội ngũ nhân lực này luôn bị đánh giá thấp và lạc hậu rất nhiều so với xu hướng phát triển của KH - CN của thế giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam chưa mạnh dạn thu hút đội ngũ ttri thức Việt kiều tham gia vào bộ máy quản lý công. Cho đến nay, những Việt kiều hoặc những chuyên gia nước ngoài tham gia vào bộ máy quản lý công ở Việt Nam

NCKH công lập chứ chưa có tiền lệ tham gia vào bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Những rào cản chính trị là nguyên nhân lớn nhất làm giảm cơ hội phát triển NNL CLC nói chung ở Việt Nam.

3.2.2.2. Hạn chế trong trọng dụng NNL CLC

Ở nước ta, những chính sách liên quan tới việc sử dụng lao động như: chính sách tiền lương, tiền công, bảo hiểm,.. chưa tạo được động lực cho người lao động tự phấn đấu phát triển để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề lao động của mình trong quá trình công tác. Vì vậy, động lực để làm việc nhiệt tình không còn, nhiều người phải đi làm thêm ngoài chuyên môn, thậm chí phải bỏ nghề để đi làm những dịch vụ giản đơn. Những kiến thức được đào tạo ít được sử dụng, sự mai một là điều khó tránh khỏi. "Hao mòn" hữu hình và vô hình của lao động trí tuệ đang làm chúng ta mất đi một nguồn sức mạnh quý giá để phục vụ cho quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức của đất nước.

Đặc biệt, đại bộ phận lao động trí óc ở nước ta hiện nay đang phải làm việc trong những điều kiện hết sức thiếu thốn về vật chất và trang thiết bị. Mức đầu tư của Nhà nước cho khoa học tuy hàng năm có tăng nhưng chưa bao giờ vượt qua mốc 1% GDP. Giai đoạn 2008 - 2011, đầu tư cho KH - CN dao động trong khoảng 0,3 - 0,5% GDP. Chi phí bình quân cho một cán bộ KH - CN ở nước ta mới ở mức dưới 1.000 USD/ năm. Mức đầu tư đó chỉ đủ để duy trì sự tồn tại của các cơ quan KH - CN.

Với mức đầu tư thấp như vậy, dẫn đến chỗ làm việc chật chội, thiết bị thí nghiệm lạc hậu, phòng thí nghiệm và dụng cụ thiếu, không có đủ thông tin và tài liệu nghiên cứu. Điều kiện làm việc như vậy đã không tạo được môi trường thuận lợi cho việc phát huy tiềm năng trí tuệ của mỗi cá nhân cũng như tập thể, dẫn đến tình trạng "lãng phí ngầm" chất xám rất lớn hiện nay.

Bên cạnh đó, chúng ta vẫn chưa có những chính sách, quy định thực sự rõ ràng về việc trọng dụng và đãi ngộ những người có trình độ học vấn cao; các chính sách còn thiên về chủ nghĩa bình quân, nên còn nhiều bất hợp lý. Ở các nước phát triển, những chuyên gia giỏi sau 25 - 30 năm công tác thường được xếp bậc trên cùng của thang lương nghề nghiệp. Nhưng ở Việt Nam, vị trí cao nhất trong thang lương nghề nghiệp thường dành cho người có chức vụ cao, nên không ít nhà khoa học sau khi thành đạt đã rời xa con đường khoa học để đảm nhận chức vụ hành chính. Vì vậy, cần phải có một chính sách đãi

ngộ hợp lý để đội ngũ khoa học được sống bằng khoa học một cách tự tin hơn.

Một điểm đáng nói nữa là tình trạng sử dụng nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật không đúng với ngành nghề được đào tạo, không đúng hoặc dưới khả năng được đào tạo còn phổ biến. Hiện nay, chỉ có khoảng hơn 70% cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật được sử dụng đúng ngành nghề đào tạo. Nhiều cơ sở doanh nghiệp đã sử dụng cử những cử nhân tốt nghiệp đại học vào làm việc của công nhân kỹ thuật. Cách sử dụng như trên vừa lãng phí công sức đào tạo, mà hiệu quả của số lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật (vốn đã ít) của nước ta không được phát huy và phát triển trong công việc.

Như vậy, những chính sách sử dụng lao động của nước ta hiện nay chính là một trong những nguyên nhân siết chặt sự sáng tạo, sự phát triển lao động có chuyên môn kỹ thuật (đặc biệt là đội ngũ KH - CN). Với cơ chế, chính sách này, LLLĐ có chuyên môn kỹ thuật sẽ không có động lực để tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công việc. Đơn cử, với đội ngũ nhà khoa học, sáng tạo là tính chất nổi trội nhất trong hoạt động chuyên môn ở bất cứ lĩnh vực nào. Sáng tạo có nhiều cấp độ khác nhau. Mỗi cấp độ sáng tạo của đội ngũ các nhà khoa học sẽ tác động trực tiếp đến tốc độ dẫn đường trong quá trình đổi mới và phát triển của từng quốc gia.

Hoạt động NCKH ở Việt Nam hiện nay mặc dù đã được quan tâm, khuyến khích phát triển nhưng chủ yếu vẫn đang bị chi phối bởi những yếu tố làm cản trở và triệt tiêu khả năng sáng tạo của người nghiên cứu.

Viện nghiên cứu Dư luận Xã hội đã thực hiện điều tra nguyên nhân cản trở khả năng sáng tạo của nhóm người có học hàm học vị từ PGS, GS, Tiến sỹ trở lên.

Bảng 3.8: Kết quả của điều tra nguyên nhân cản trở khả năng sáng tạo của Viện nghiên cứu Dƣ luận Xã hội năm 2012

Đơn vị tính: %

STT Nguyên nhân cản trở khả năng sáng tạo Tỷ lệ 1 Cơ chế, chính sách quản lý hoạt động NCKH bất cập 70% 2 Chính sách đầu tư, khuyến khích NCKH của Nhà nước

chưa hợp lý 62%

3 Chưa có môi trường dân chủ cần thiết cho hoạt động sáng

tạo 53%

4 Kiến thức, hiểu biết của bản thân 28%

5 Hạn chế về mặt pháp luật, các cơ chế bảo vệ quyền sở

hữu trí tuệ 21%

Nguồn: Số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu Dư luận Xã hội, 2012

Từ những kết quả nêu trên, Viện Nghiên cứu Dư luận Xã hội đã đưa ra nhận xét: "Những người có học hàm, học vị cao (từ PGS, GS, Tiến sỹ trở lên), công việc thường xuyên đòi hỏi phải có sự sáng tạo, do đó, ý kiến của nhóm đối tượng này về nguyên nhân cản trở sự sáng tạo trong NCKH có khả năng sát thực nhất." Do đó, có thể nói, có 3 nguyên nhân lớn cản trở sức sáng tạo của tri thức Việt Nam là: cơ chế; chính sách quản lý hoạt động NCKH còn nhiều bất cập, chính sách đầu tư' khuyến khích NCKH chưa hợp lý và chưa có môi trường dân chủ cần thiết cho hoạt động tự chủ sáng tạo. Chính những nguyên nhân kể trên đã làm cho hoạt động NCKH bị gò ép, không được khuyến khích tự do sáng tạo và nặng tính áp đặt.

NNL CLC của Việt Nam đang bộc lộ quá nhiều hạn chế lớn, đó là tình trạng mất cân đối lớn giữa phát triển về số lượng và phát triển về chất lượng NNL trình độ đại học, không bắt kịp và bị bỏ lại quá xa trong phát triển cả về số lượng và chất lượng NNL trình độ đại học so với xu thế hình thành nền kinh tế tri thức của thời đại hiện nay, tố chất sáng tạo của NNL CLC còn bị kìm hãm và hạn chế. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó là tác động của sự lạc hậu và sự cứng nhắc trong quá trình đào tạo và sử dụng NNL CLC ở Việt Nam trong thời gian qua. Với thực trạng phát triển NNL CLC như trên,

Việt Nam không thể tạo được những bước phát triển đột phá để xây dựng nền kinh tế tri thức và luôn bị tụt hậu và ngày càng bị tụt hậu xa hơn so với các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Cách thức phát triển NNL CLC ở Việt Nam hiện nay vẫn là cách thức phát triển tuần tự. Việt Nam chưa thực sự tìm ra được điểm nhấn để có được bước bật nhảy thực sự trong phát triển NNL CLC nhằm tạo động lực quan trọng cho quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức.

Một phần của tài liệu tìm hiểu những vấn đề lý thuyết chung nhất về nguồn nhân lực chất lượng cao (nnl clc), chỉ ra những kinh nghiệm trong phát triển nnl clc tại một số nước trên thế giới, hạn chế trong phát triển nnl clc tại việt nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)