Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy đại học

Một phần của tài liệu tìm hiểu những vấn đề lý thuyết chung nhất về nguồn nhân lực chất lượng cao (nnl clc), chỉ ra những kinh nghiệm trong phát triển nnl clc tại một số nước trên thế giới, hạn chế trong phát triển nnl clc tại việt nam (Trang 79)

TẠI VIỆT NAM 4.1 Nhóm giải pháp về đào tạo NNL CLC

4.1.4. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy đại học

4.1.4.1. Đổi mới nội dung, chương trình

Nội dung, chương trình giảng dạy trong các trường đại học là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định nhất tới chất lượng NNL được đào tạo ra. Như đã nói ở trên, nội dung; chương trình giảng dạy trong các trường đại học hiện nay ở Việt Nam vẫn còn mang nặng tính lý thuyết mà chưa có sự gắn kết giữa lý thuyết với thực tế, chưa gợi mở tính sáng tao; chủ động của người học trong quá trình học tập chính vì vậy, đa số sinh viên tốt nghiệp các trường đại học sau khi ra trường đều khá lúng túng; không bắt nhịp được với thực tế và mất thời gian đào tạo lại. Việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo nên tập trung vào một số hướng sau:

Thứ nhất, đối với các môn thuộc nhóm lý luận chính trị. Đây là một trong những nhóm môn gây nhiều áp lực nhất cho sinh viên trong quá trình học tập. Khối lượng kiến thức khá nặng, việc thi cử vất vả đang trở thành một gánh nặng với sinh viên. Vì vậy, việc đổi mới nội dung; chương trình giảng dạy nhóm môn học lý luận chính trị là điều cần thiết. Giảm bớt khối lượng chương trình học của những môn của nhóm này theo hướng chỉ giữ lại những nội dung thiết thức gắn liền với thực tiến phát triển KT - XH hiện nay như: xây dựng nền kinh tế tri thức hiện đại, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ,... Về phương pháp thi cử, đánh giá sinh viên: các trường cần đẩy mạnh hình thức thi theo phương pháp mở nhằm giảm thiểu bớt áp lực cho sinh viên cũng như khuyến khích sinh viên mạnh dạn bày tỏ những quan điểm, ý kiến cá nhân của người học về các vấn đề KT - XH của đất nước.

Thứ hai, với các môn học thuộc nhóm môn cơ sở ngành. Đối với các nhóm môn học này, các trường; các chuyên ngành đào tạo cần rà soát lại và điều chỉnh theo hướng: chỉ giữ lại những môn cơ sở ngành mà những môn đó có sự bổ trợ trực tiếp đến những môn học chuyên ngành và sự định hướng nghề nghiệp của người học nhằm cung cấp những nền tảng kiến vững chắc

chuyên ngành và giảm bớt gánh nặng về khối lượng chương trình học. Thêm vào đó, nôi dung giảng dạy các môn cơ sở ngành cần được thêm những nội dung gắn kết lý thuyết với thực tiễn nghề nghiệp để người học có được cái nhìn sơ lược về những vấn đề thực tiễn mà sau này mình sẽ phải đối mặt và giải quyết.

Thứ ba, đối với các môn học thuộc chuyên ngành. Có thể nói, đây là những môn học cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng nghề nghiệp thực tế của người học sau này. Đa số các môn học chuyên ngành trong các trường đại học tại Việt Nam còn nặng tính lý thuyết thiếu sự ứng dụng thực tiễn, khối lượng kiến thức cồng kềnh và kiến thức không được cập nhật liên tục. Chính bởi lẽ đó, đa số sinh viên ra trường đều không thể bắt nhịp và làm quen với các công việc thực tế. Yêu cầu đổi mới nội dung; chương trình các môn học chuyên ngành là hết sức cấp bách. Nội dung chương trình các môn học chuyên ngành cần có sự ứng dụng chặt chẽ với các vấn đề thực tế: giáo trình học có thể đưa ra những tình huống xảy ra trong thực tế để người học có thể đưa ra cách xử lý, hay đưa ra các bước xử lý những công việc trong thực tế để minh họa cho các vấn đề lý thuyết để người học có thể dễ hình dung,.. Hội đồng biên soạn giáo trình của các trường có thể mời các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động tham gia tư vấn biên soạn để tăng tính ứng dụng thực tiễn của tài liệu học tập, giúp người học dễ dàng nắm bắt các vấn đề thực tế. Để tăng tính cập nhật về kiến thức trong chương trình học, các trường có thể tham khảo hoặc dịch các giáo trình nước ngoài để có thể cập nhật được kiến thức giảng dạy một cách liên tục.

4.1.4.2. Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học

Với mỗi người học, lượng kiến thức tiếp thu được phụ thuộc rất lớn vào cách thức truyền đạt của người dạy. Với các nền giáo dục phát triển, xu hướng phát triển giáo dục hiện đại; mang tính mở và linh hoạt đã tác động rất lớn đến phương pháp giảng dạy đại học; phương pháp giảng dạy lấy "người học là trung tâm" đang trở thành phương pháp chủ đạo trong môi trường giáo dục ở các nước hiện đại bởi những ưu việt của nó. Tuy vậy, hiện nay ở Việt Nam, phương pháp giảng dạy truyền thống vẫn đang phổ biến trong các trường đại học. Đó là phương pháp mà người dạy vẫn đang ở vị trí trung tâm hơn là người học. Cách giảng dạy đọc - chép, thiếu liên hệ với thực tiễn vẫn đang tồn tại, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giảng dạy. Chính bởi vì

vậy, phương pháp giảng dạy cần thay đổi theo hướng lấy "người học là trung tâm" để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình học tập. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy cần tập trung vào những hướng sau đây:

Một là, hoạt động giảng dạy nên chuyển từ việc truyền đạt kiến thức thụ động từ thầy đến trò sang đối thoại cởi mở trực tiếp. Ngoài việc cung cấp những kiến thức nền tảng cho người học, giảng viên nên đặt ra những vấn đề thực tiễn cấp bách đang xảy ra có liên quan trực tiếp đến kiến thức lý thuyết, đặt ra yêu cầu cho người học bày tỏ quan điểm về vấn đề cũng như các phương pháp giải quyết vấn đề. Việc đối thoại cởi mở giữa người dạy với người học thông qua những tình huống thực tế như thế sẽ làm tăng sự tương tác giữa thầy và trò trên giảng đường, giúp người học nhớ được vấn đề lâu hơn cũng như có sự tiếp cận với thực tế.

Hai là, khi giảng dạy, giảng viên nên đặt ra những vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học có nhiều ý kiến trái chiều để người học có thể bày tỏ những quan điểm riêng của mình đối với những vấn đề đó.

Ba là, giảng viên cần thúc đẩy thói quen tự học của sinh viên bằng cách khuyến khích việc đọc trước bài ở nhà, giành thời gian trên lớp cho việc nghiên cứu và thảo luận. Bên cạnh đó, giảng viên cũng có thể hướng dẫn sinh viên cách thức tự tìm hiểu một vấn đề khoa học hay vấn đề trong thực tế, từ đó thúc đẩy sự tự tìm tòi, học hỏi của sinh viên.

Một phần của tài liệu tìm hiểu những vấn đề lý thuyết chung nhất về nguồn nhân lực chất lượng cao (nnl clc), chỉ ra những kinh nghiệm trong phát triển nnl clc tại một số nước trên thế giới, hạn chế trong phát triển nnl clc tại việt nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)