TẠI VIỆT NAM 4.1 Nhóm giải pháp về đào tạo NNL CLC
4.1.5. Xây dựng hệ thống giáo dục đại học theo hướng hiện đạ
4.1.5.1. Tập trung xây dựng các đại học nghiên cứu tiêu biểu của quốc gia
Trong hệ thống giáo dục đại học ở các quốc gia tiêu biểu, đã từ lâu luôn có sự xuất hiện ở vị trí đỉnh cao của một nhóm nhỏ các trường đại học hàng đầu, thường được gọi là các trường "Đại học nghiên cứu". Chúng không chỉ làm nhiệm vụ sáng tạo ra mà còn thực hiện công việc trao truyền tri thức. Nước Mỹ có trường Đại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts,.. Ấn Độ có Viện Công nghệ Ấn Độ, Thái Lan có Đại học Thamasat. Các trường này là nơi thu hút những nhân tài xuất sắc của quốc gia. Ngoài ra, với những nước đang phát triển, đây chính là địa điểm lý tưởng thu hút các nhân tài được đào tạo nước ngoài về nước. Nếu không có những trường Đại học hàng đầu này, rất có thể các nhân tài sẽ không có môi trường để trở về cống hiến. Vì vậy, cần tập trung xây dựng một số trường Đại học nghiên cứu tiêu biểu trong
Ở Việt Nam, những Đại học nghiên cứu được thành lập cần hướng vào việc đào tạo ra ba đội ngũ tiên phong trong công cuộc xây dựng nền kinh tế tri thức đó là đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ nhà khoa học và đội ngũ doanh nhân.
4.1.5.2. Đại chúng hóa giáo dục đại học
Ở Việt Nam, tỷ lệ thanh niên từ 18 - 22 tuổi vào đại học chỉ chiếm khoảng 8%, do đó, giáo dục đại học tại Việt Nam vẫn là cho số ít. Điều này cản trở rất lớn việc gia tăng NNL CLC phục vụ nhu cầu phát triển theo hướng tiếp cận kinh tế tri thức. Vì vậy, cần thiết phải thực hiện xu hướng đại chúng hóa giáo dục đại học để từng bước đạt được cấp độ "đại học đại chúng" ở Việt Nam. Quá trình này cần triển khai những nhiệm vụ sau:
Một là, thực hiện đa dạng hóa trong giáo dục đại học
Để thực hiện đa dạng hóa trong giáo dục đại học, Việt Nam cần thiết phải chú trọng phải chú trọng phát triển những hình thức giáo dục đại học đa dạng sau:
* Mở rộng và phát triển giáo dục đại học chính quy. Đây là hình thức giáo dục truyền thống đã có những nền tảng nhất định cho sự phát triển ở Việt Nam.
Tham gia vào hoạt động giáo dục đại học chính quy cần có sự hiện diện của các trường đại học công lập và các trường cao đẳng cộng đồng. Hiện nay, mạng lưới các trường cao đẳng cộng đồng chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi đó ở miền Trung và miền Bắc, loại hình trường cộng đồng chưa được các địa phương chú trọng phát triển. Đây là loại hình đào tạo rất phù hợp với các địa phương, vì vậy, cần thiết phải có những sự quan tâm thích đáng từ phía Nhà nước để mở rộng và phát triển mạng lưới các trường cao đẳng cộng đồng nhằm đào tạo NNL CLC phù hợp với yêu cầu phát triển KT - XH địa phương.
* Tiếp tục phát triển giáo dục từ xa nhằm gia tăng cơ hội học tập cho người học
Giáo dục từ xa có vai trò rất quan trọng trong thời đại kinh tế tri thức và cách mạng KH - KT cùng mục tiêu xây dựng xã hội học tập và giáo dục suốt đời. Giáo dục từ xa, về cơ bản là hình thức đào tạo được thực hiện thông qua các phương pháp và phương tiện thông tin tiên tiến như Internet, truyền hình vệ tinh, video hội nghị và các phương tiện điện tử khác chứ không phải thông
qua sự tiếp xúc trực tiếp giữa người dạy và người học. Những thuật ngữ có nghĩa tương tự thường được dùng là: giáo dục từ xa, đào tạo mở, đào tạo trực tuyến. Đây là hình thức đào tạo mang lại cơ hội lớn cho những người có nhu cầu nâng cao trình độ nhưng không có điều kiện học tập trung.
Để phát triển tốt hệ thống giáo dục từ xa, cần phải có những điều kiện sau: (1) Nhà nước cần có cơ chế, chính sách riêng để định hương cho hoạt động đào tạo từ xa. Tránh tình trạnh áp dụng những cơ chế, chính sách quản lý hoạt động đào tạo chính quy cho hoạt động đào tạo từ xa.
(2) Đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, thông tin để việc truyền tải thi thức được kết nối với số lượng lớn người học.
(3) Xây dựng nguồn học liệu phong phú và chuyên nghiệp.
Một yếu tố then chốt trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo và phát triển bền vững của loại hình giáo dục từ xa là học liệu. Theo phương pháp luận của mô hình giáo dục từ xa từ kinh nghiệm có nền giáo dục phát triển, học liệu phải được thiết kế và biên soạn dành riêng cho giáo dục từ xa, bao gồm cả phương pháp sư phạm và nội dung chuyên môn. Nói cách khác, thông qua học liệu, người dạy không những truyền tải được tri thức, phát triển kỹ năng cho người học mà còn hướng dẫn cách học sao cho hiệu quả và hứng thú. Việt Nam cần khẩn trương xây dựng thư viện học liệu mở trên Internet, huy động sự tham gia đóng góp của các trường đại học, cao đẳng. Mọi người có thể truy cập miễn phí, chủ động học tập theo nhu cầu cá nhân.
Hai là, quốc tế hóa hoạt động giáo dục đại học. Một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng mô hình đại học đại chúng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập KTQT hiện nay, đó là việc coi trọng hợp tác quốc tế trong đào tạo NNL có trình độ đại học. Hoạt động quốc tế hóa giáo dục đại học ở Việt Nam cần lưu ý những hướng đi trọng tâm sau:
(1) Đẩy mạnh hoạt động liên kết đào tạo giữa các trường đại học Việt Nam với các trường đại học uy tín trên thế giới.
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, hoạt động này đã được các trường đại học Việt Nam thực hiện với rất nhiều hình thức liên kết đào tạo phong phú. Do đó, người học có nhiều cơ hội tiếp cận với những nền giáo dục đại học tiên tiến. Trong thời gian tới, một mặt cần quản lý chặt chẽ hơn nữa chất
lượng đào tạo liên kết, mặt khác cần tạo thuận lợi về mặt thủ tục để gia tăng hơn nữa hoạt động đào tạo này.
(2) Có nhiều chính sách ưu đã để thu hút các đại học danh tiếng đầu tư và mở chi nhánh nhằm trực tiếp đào tạo NNL trình độ đại học ở Việt Nam. Tính cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có 2 trường đại học quốc tế được thành lập ở Việt Nam với 100% vốn nước ngoài.
(3) Mạnh dạn thuê những chuyên gia nước ngoài có uy tín để làm hiệu trưởng trường đại học. Tính cho tới thời điểm hiện tại, ở Việt Nam chỉ có duy nhất một trường đại học công lâp có hiệu trường là người nước ngoài. Để phát triển giáo dục đại học phù hợp với xu thế quốc tế hóa hiện nay, Việt Nam cần mạnh dạn hơn nữa trong việc tìm kiếm các chuyên gia tài năng để mời làm người quản lý và điều hành hoạt động của các trường đại học. Đây chính là một trong những cách thức nhằm tận dụng kinh nghiệm và trình độ quản lý của các quốc gia có nền giáo dục đại học tiên tiến để thúc đẩy nhanh chóng bước phát triển cả về chất lượng cũng như số lượng của giáo dục đại học Việt Nam.