CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI 2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
2.1.3. Kinh nghiệm phát triển thị trường K H CN thúc đẩy năng lực sáng tạo của NNL CLC
tạo của NNL CLC
2.1.3.1. Vai trò của nhà nước trong phát triển thị trường KH - CN
Thị trường KH - CN ở Trung Quốc đã được quan tâm phát triển tại Trung Quốc ngay từ giữa những năm 80 của thể kỷ XX. Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường này đã phát triển tương đối nhanh và ổn định. Năm 2003, doanh thu của các hợp đồng công nghệ tăng đáng kể (108.47 tỷ NDT), doanh thu trung bình của mỗi hợp đồng công nghệ là 44.700 NDT. Số lượng các giao dịch trên thị trường KH - CN Trung Quốc đã liên tục tăng theo các năm.
Bảng 2.2: Doanh thu của các hợp đồng giao dịch công nghệ của Trung Quốc giai đoạn 2000-2009
Đơn vị tính: tỷ NDT
Năm 2000 2003 2005 2007 2009
Kim ngạch 65,08 108,4 155,1 222,6 303,9
Nguồn: Tổng cục Thống kê Trung Quốc, http://www. Stats.gov.cn
Có được những kết quả như trên là nhờ Trung Quốc đã có những thay đổi từ nhận thức, tư duy đến cách thức quản lý nhà nước. Nhà nước chuyển từ vai trò người chỉ huy và tham gia trực tiếp sang vai trò người tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích các hoạt động KH - CN.
Trung Quốc đã rất thành công trong việc thiết lập một khuôn khổ cần thiết để thị trường vận hành bao gồm:
- Tạo điều kiện cho sự xuất hiện của hàng hóa trên thị trường công nghệ thông qua xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu; Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường KH - CN và xây dựng tổ chức quản lý, tăng cường cho việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; Những luật như Điều lệ quản lý thị trường công nghệ (1986), Luật Hợp đồng công nghệ (1987), Luật Nhãn hiệu hàng hóa (1993), Luật Bản quyền (1993),.. cơ bản phù hợp với điều kiện thực tế Trung Quốc.
- Tạo dựng "văn hóa" giao dịch chính thức trên thị trường công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp giới thiệu công nghệ, thúc đẩy đổi mới công nghệ.
- Tạo điều kiện hình thành các dịch vụ hỗ trợ thị trường (như hệ thống thông tin, môi giới công nghệ, trung gian công nghệ,..); Tăng cường kiểm soát và điều chỉnh vĩ mô, thực hiện quản lý dịch vụ. Có rất nhiều yếu tố giúp thị trường vận hành hoàn hảo trong đó yếu tố về dịch vụ trung gian đóng vai trò quan trọng. Các chính quyền tại các cấp và ban quản lý thị trường KH - CN Trung Quốc đã theo đuổi chính sách "cởi mở, duy trì, nuôi dưỡng, định hướng", quan tâm tới việc kiểm soát điều chỉnh vĩ mô, tăng cường các dịch vụ trung gian để các sản phẩm công nghệ trở thành hàng hóa, tạo điều kiện để các giao dịch công nghệ diễn ra một cách hiệu quả nhất.
2.1.3.2. Vai trò của các doanh nghiệp
Một trong những thành công lớn nhất của Trung Quốc là đã tạo ra những điều kiện cần thiết để doanh nghiệp trở thành chủ thể chính trên thị trường KH - CN. Hơn thế, doanh nghiệp không chỉ là bên mua trên thị trường mà còn là bên bán. Trong năm 2003, khu vực doanh nghiệp đã ký kết 73.390 hợp đồng. Tổng doanh thu do các hợp đồng này mang lại là 51,87 tỷ NDT, chiếm 47% so với tổng doanh thu từ hợp đồng công nghệ trên cả nước. Hiện nay, 40% cán bộ NCKH và công nghệ của Trung Quốc đang làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thành công của các doanh nghiệp Trung Quốc trên thị trường điện thoại di động, xóa bỏ thế độc quyền của các hãng lớn như Nokia, Samsung,.. đã chứng tỏ năng lực hấp thụ và đổi mới công nghệ hết sức mạnh mẽ ở các doanh nghiệp. Báo cáo của các học giả Trung Quốc cho thấy, năng lực công nghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc cho phép nhiều doanh nghiệp chuyển từ phụ thuộc vào công nghệ sang phát triển công nghệ độc lập.
Có được những thành công như trên là do, một mặt Trung Quốc đã tạo dựng được một môi trường doanh nghiệp chú trọng nâng cao công nghệ. Trung Quốc đã tạo được môi trường cạnh tranh thông qua các chính sách cải cách kinh tế và quá trình tự do hóa, hội nhập KTQT. Các doanh nghiệp Trung Quốc phải sớm đối mặt với áp lực cạnh tranh không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà còn là áp lực cạnh tranh từ các công ty khổng lồ nước ngoài. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã ý thức rõ rệt về vai trò của sức mạnh KHCN trong quá trình cạnh tranh nên thị trường KHCN đã trở thành động lực thực tế trong phát triển doanh nghiệp. Với các chính sách thu hút FDI đặc biệt là chính sách thu hút đầu tư của TNCs, thông qua việc xây dựng và phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc
đã thu hút được nhiều kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, lấp dần những yếu kém, lạc hậu về trình độ công nghệ trong nước.
Mặt khác, Chính phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để đạt được mục tiêu này. Nhà nước Trung Quốc đã hỗ trợ và khuyến khích rất hiệu quả các doanh nghiệp thông qua việc ban hành và thực hiện nhiều chính sách về thuế và tín dụng. Ví dụ, Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp chú ý tới nghiên cứu và phát triển, do đó đã quy định chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chi phí cho các thiết bị quan trọng có giá trị dưới 100.00 NDT được hạch toán vào chi phí gián tiếp, nhập khẩu thiết bị sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu và phát triển được miễn thuế GTGT. Để khuyến khích doanh nghiệp phát triển các sản phẩm mới và nâng cao sản phẩm, Chính phủ lập một quỹ đặc biệt để tài trợ cho việc phát triển những sản phẩm mới quan trọng. Các doanh nghiệp công nghệ trong các khu công nghệ cao được miễn giảm 85% thuế thu nhập và được miễn toàn bộ trong 2 năm đầu. Chính phủ thực hiện các chương trình cho vay đặc biệt với các doanh nghiệp để nâng cấp công nghệ và trang trí thiết bị.