Cronbach Alpha thang đo “Môi trường làm việc”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành của nhân viên tại một số khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang (Trang 59)

Thành phần Môi trường làm việc có hệ số Cronbach Alpha là 0.786 (>0.6), hệ số này có ý nghĩa. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) đều > 0.3, nên các biến đo lường của thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

4.3.1.4 Cronbach Alpha thang đo “Khen thưởng”

Thành phần Khen thưởng có hệ số Cronbach Alpha là 0.772 (>0.6), hệ số này có ý nghĩa. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) đều > 0.3, nên các biến đo lường của thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

4.3.1.5 Cronbach Alpha thang đo “Phúc lợi”

Thành phần Phúc lợi có hệ số Cronbach Alpha là 0.723 (>0.6), hệ số này có ý nghĩa. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) đều > 0.3. Tuy nhiên biến PL3 có hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến là 0.831 > 0.723 nên biến PL3 bị loại. Các biến còn lại PL1, PL2 được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

4.3.1.6 Cronbach Alpha thang đo “Đồng nghiệp”

Thành phần Đồng nghiệp có hệ số Cronbach Alpha là 0.84 (>0.6), hệ số này có ý nghĩa. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) đều > 0.3, nên các biến đo lường của thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

4.3.1.7 Cronbach Alpha thang đo “Cấp trên”

Thành phần cấp trên có hệ số Cronbach Alpha là 0.821 (>0.6), hệ số này có ý nghĩa. Tuy nhiên hệ số tương quan biến tổng của biến CT6 = 0.251(<0.3) vì vậy biến này sẽ bị loại. Sau khi loại biến CT6, hệ số Cronbach Alpha = 0.833 cao hơn so với hệ số ban đầu như vậy thang đo sẽ có độ tin cậy cao hơn.

4.3.1.8 Cronbach Alpha thang đo “Lòng trung thành”

Thành phần lòng trung thành có hệ số Cronbach Alpha là 0.87 (>0.6), hệ số này có ý nghĩa. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) đều > 0.3, nên các biến đo lường của thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

Tóm lại

Qua sự phân tích Cronbach Alpha đối với các thang đo lường lòng trung thành của nhân viên tại một số khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang như trên chúng ta có các thang đo:

Lương gồm các biến quan sát L1, L2, L3, L4, L5 (Cronbach Alpha = 0.86); Đào tạo thăng tiến gồm các biến quan sát DTTT1, DTTT2, DTTT3, DTTT4, DTTT5, DTT6, DTTT7 (Cronbach Alpha = 0.826);

Môi trường làm việc gồm các biến quan sát MTLV1, MTLV2, MTLV3 (Cronbach Alpha = 0.786);

Khen thưởng gồm các thang đo KT1, KT2, KT3 (Cronbach Alpha = 0.772); Phúc lợi gồm các biến quan sát PL1, PL2 (Cronbach Alpha = 0.831);

Đồng nghiệp gồm các biến quan sát DN1, DN2, DN3 (Cronbach Alpha = 0.84); Cấp trên gồm các biến quan sát CT1, CT2, CT3, CT4, CT5, CT7, CT8 (Cronbach Alpha = 0.833); Lòng trung thành gồm các biến quan sát LTT1, LTT2, LTT3, LTT4 (Cronbach Alpha = 0.87). Tất cả đều có:

- Hệ số Cronbach Alpha nhỏ nhất là 0.772 (>0.6) nên đảm bảo độ tin cậy. - Hệ số tương quan biến tổng trong từng nhân tố đều lớn hơn 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép).

- Hế số Cronbach Alpha nếu loại biến trong từng nhân tố đều lớn hơn hệ số Cronbach Alpha.

- Sau khi phân tích Cronbach Alpha có 2 biến bị loại: PL3, CT6

Do đó các biến đo lường các thành phần nêu trên đều được sử dụng cho các phân tích tiếp theo của nghiên cứu vì đảm bảo về mặt thống kê. (Xem bảng 4.5)

Bảng 4.5: Cronbach Alpha của các thành phần thang đo lòng trung thành của nhân viên tại một số khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang. Biến quan

sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến Lương: α = .86 L1 12.2 11.046 0.614 0.849 L2 12.18 10.679 0.726 0.818 L3 12.02 11.079 0.711 0.823 L4 12.58 11.257 0.73 0.819 L5 12.86 11.338 0.62 0.846

Đào tạo thăng tiến: α = .826

DTTT1 20.51 17.365 0.509 0.812 DTTT2 20.84 15.918 0.614 0.795 DTTT3 20.6 16.275 0.607 0.797 DTTT4 20.69 16.124 0.557 0.806 DTTT5 20.23 17.304 0.574 0.804 DTTT6 20.92 16.346 0.554 0.806 DTTT7 20.67 16.335 0.586 0.8 Môi trường làm việc: α = .786 MTLV1 7.92 2.158 0.66 0.677 MTLV2 8.13 1.955 0.65 0.682 MTLV3 8.01 2.102 0.572 0.768 Khen thưởng: α = .772 KT1 10.33 6.03 0.449 0.776 KT2 10.56 5.031 0.643 0.684 KT3 10.41 4.71 0.623 0.69 KT4 10.84 4.429 0.605 0.705 Phúc lợi: α = .723 PL1 7.32 2.899 0.653 0.521 PL2 7.21 3.007 0.61 0.57 PL3 7.69 2.659 0.423 0.831 Đồng nghiệp: α = .840 DN1 6.97 2.891 0.706 0.776 DN2 6.92 3.21 0.678 0.805 DN3 7.03 2.669 0.736 0.748

Bảng 4.5: Cronbach Alpha của các thành phần thang đo lòng trung thành của nhân viên tại các khách sạn 3 sao trong địa bàn thành phố Nha Trang (tiếp).

Biến quan

sát Trung bình thang

đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu loại biến Cấp trên: α =.833 (.821) CT1 22.76 20.364 0.433 0.816 CT2 22.90 19.030 0.664 0.783 CT3 23.08 18.851 0.681 0.78 CT4 22.8 19.697 0.601 0.792 CT5 23.17 18.869 0.617 0.789 CT6 21.93 22.83 0.251 0.833 CT7 22.64 19.742 0.509 0.805 CT8 22.75 19.415 0.566 0.796

4.4 Phân tích nhân tố khám phá – EFA

Kết quả đánh giá độ tin cậy Cronbach Alpha cho chúng ta kết quả những thành phần và các biến đạt độ tin cậy trong nghiên cứu để tiếp tục sử dụng phân tích nhân tố đó là thang đo Q1 – Lương; Q2 – Đào tạo, thăng tiến; Q3 – Môi trường làm việc; Q4 – Khen thưởng; Q5 – Phúc lợi; Q6 – Đồng nghiệp; Q7 – Cấp trên.

4.4.1Phân tích nhân tố đối với biến độc lập

Kết quả EFA lần thứ nhất: Cho thấy có 8 yếu tố được trích tại hệ số Eigenvalues là 1.018 và phương sai trích 69.545% với chỉ số KMO là 0.845. Như vậy, việc phân tích nhân tố là thích hợp. Tuy nhiên, Factor Loading lớn nhất của biến CT1 nhỏ hơn 0.5. Vì vậy, biến này bị loại.

Kết quả phân tích EFA lần thứ hai: Sau khi loại biến CT1, thì EFA trích được 8 nhân tố với hệ số Eigenvalues là 1.003 và phương sai trích được là 70.633% với hệ số KMO = 0.845. Như vậy, phân tích nhân tố là thích hợp với phương sai trích đạt yêu cầu (>50%). Tuy nhiên, Factor Loading của biến quan sát CT7 nhỏ hơn 0.5. Vì vậy, biến này bị loại.

Kết quả phân tích EFA lần thứ ba: Sau khi loại biến CT7, thì EFA trích được 7 nhân tố với hệ số Eigenvalues là 1.114 và phương sai trích được là 68.146% với hệ số KMO = 0.847. Như vậy, việc phân tích nhân tố là thích hợp với phương sai

trích đạt yêu cầu (> 50%). Tuy nhiên, Factor Loading của các biến DTTT6 và KT1 nhỏ 0.5. Vì vậy, hai biến này bị loại.

Kết quả phân tích EFA lần thứ tư: Sau khi loại biến DTTT6 và KT1, thì EFA trích được 7 nhân tố với hệ số Eigenvalues là 1.106 và phương sai trích được là 69.510% với hệ số KMO là 0.837. Như vậy, việc phân tích nhân tố là thích hợp với phương sai trích đạt yêu cầu (>50%). Tất cả các Factor Loading điều lớn hơn 0.5. Sự phân tích EFA đã hoàn tất vì đã đạt độ tin cậy về mặt thống kê.

Bảng 4.6: Kết quả EFA cuối cùng của thang đo các thành phần của sự trung thành của nhân viên tại một số khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang

Ký hiệu Biến quan sát Yếu tố

Nội dung 1 2 3 4 5 6 7

CT5 Cấp trên luôn sẵn sàng bảo vệ anh/chị trước những

người khác khi cần thiết.

.806

CT3 Cấp trên thực sự quan tâm

đến anh/chị.

.804

CT2 Cấp trên luôn động viên hỗ

trợ anh/chị khi cần thiết.

.802

CT4 Cấp trên luôn ghi nhận

đóng góp của anh/chi với

đơn vị.

.742

CT8 Cấp trên của anh/chị đối xử

công bằng với nhân viên cấp

dưới. .543 L4 So với các công ty khác anh/chị cảm thấy mức lương của mình là cao. .825

L2 Mức lương hiện tại tương

xứng với năng lực làm việc của anh/chị.

.773

L3 Công ty trả lương rất công bằng.

.757

L1 Anh/chị được trả lương cao. .718 L5 Anh/chị có thể sống tốt

hoàn toàn dựa vào thu nhập từ công ty.

.687

DTTT3 Anh/chị được tham gia các

chương trình đào tạo hằng

năm theo yêu cầu công việc.

.792

DTTT5 Sau khi được đào tạo, kỹ

năng, nghiệp vụ của

anh/chị được nâng cao.

.735

DTTT1 Chương trình đào tạo phù hợp với khả năng của anh/chị.

.635

DTTT7 Công ty rất quan tâm đến

công tác đào tạo nhân viên.

.596

DTTT2 Anh/chị có nhiều cơ hội để được thăng tiến tại công ty.

.534

Eigenvalues 7.981 3.095 2.142 1.839 1.343 1.262 1.106

Phương sai trích 29.558 41.022 48.956 55.766 60.741 65.414 69.510

Bảng 4.6: Kết quả EFA cuối cùng của thang đo các thành phần của sự trung thành của nhân viên tại các khách sạn 3 sao trong địa bàn thành phố Nha Trang (tiếp)

Ký hiệu Biến quan sát Yếu tố Nội dung 1 2 3 4 5 6 7 KT3 Công ty có chính sách khen thưởng rõ ràng hiệu quả. .802 KT4 Thành tích của anh/chị được cấp trên công nhận

đánh giá kịp thời. .703 DTTT4 Anh/chị được biết các điều kiện cần thiết để thăng tiến. .599

KT2 Anh/chị được thưởng

tương xứng với những đóng góp cống hiến của anh/chị. .597 DN2 Anh/chị và các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt. .834 DN3 Đồng nghiệp của anh/chị thoải mái dễ chịu. .799 DN1 Đồng nghiệp sẵn sàng

giúp đỡ anh/chị trong công việc. .751 MTLV2 Nơi anh/chị làm việc sạch sẽ thoáng mát. .831 MTLV1 Nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn ở công ty rất phù hợp với công việc của anh/chị. .774 MTLV3 Nơi anh/chị làm việc rất an toàn. .722 PL1 Chương trình bảo hiểm tai nạn bảo hiểm sức khỏe của công ty mang lại lợi ích thiết thực cho anh/chị. .847 PL2 Công ty có chế độ bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế tốt. .787 Eigenvalues 7.981 3.095 2.142 1.839 1.343 1.262 1.106 Phương sai trích 29.558 41.022 48.956 55.766 60.741 65.414 69.510 Cronbach Alpha 0.852 0.86 0.797 0.79 0.84 0.786 0.831

Tính toán hệ số Cronbach Alpha cho các nhân tố mới rút trích từ EFA (1)Cronbach Alpha thang đo nhân tố 1

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha = 0.852 (>0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao (>0.3), hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha, vì vậy thang do này là có độ tin cậy sử dụng cho phân tích tiếp theo.

(2)Cronbach Alpha thang đo nhân tố 2

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha = 0.86 (>0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao (>0.3), hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha, vì vậy thang do này là có độ tin cậy sử dụng cho phân tích tiếp theo.

(3)Cronbach Alpha thang đo nhân tố 3

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha = 0.797 (>0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao (>0.3), hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha, vì vậy thang do này là có độ tin cậy sử dụng cho phân tích tiếp theo.

(4)Cronbach Alpha thang đo nhân tố 4

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha = 0.79 (>0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao (>0.3), hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha, vì vậy thang do này là có độ tin cậy sử dụng cho phân tích tiếp theo.

(5)Cronbach Alpha thang đo nhân tố 5

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha = 0.84 (>0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao (>0.3), hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha, vì vậy thang do này là có độ tin cậy sử dụng cho phân tích tiếp theo.

(6)Cronbach Alpha thang đo nhân tố 6

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha = 0.786 (>0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao (>0.3), hệ số Cronbach

Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha, vì vậy thang do này là có độ tin cậy sử dụng cho phân tích tiếp theo.

(7)Cronbach Alpha thang đo nhân tố 7

Thang đo này có hệ số Cronbach Alpha = 0.831 (>0.6), các hệ số tương quan biến tổng của các biến đo lường thành phần này đều cao (>0.3), hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến của các biến đều nhỏ hơn hệ số Cronbach Alpha, vì vậy thang do này là có độ tin cậy sử dụng cho phân tích tiếp theo.

Giải thích các nhân tố sau khi có kết quả EFA

Như vậy các biến quan sát đưa vào EFA được rút gọn thành 7 nhân tố với các giải thích về nội dung của từng nhân tố này và từ đó căn cứ vào bản chất của các biến cụ thể mà nhân tố bao gồm sẽ tìm ra tên mới cho nhân tố, tính chất này gọi là tính chất khám phá, đó là một đặc trưng nổi trội của EFA (Nguyễn Trọng Hoài & ctg, 2008).

(1)Nhân tố thứ nhất gồm 5 biến quan sát sau:

CT5 Cấp trên luôn sẵn sàng bảo vệ anh/chị trước những người khác khi cần thiết. CT3 Cấp trên thực sự quan tâm đến anh/chị.

CT2 Cấp trên luôn động viên hỗ trợ anh/chị khi cần thiết. CT4 Cấp trên luôn ghi nhận đóng góp của anh/chi với đơn vị. CT8 Cấp trên của anh/chị đối xử công bằng với nhân viên cấp dưới.

Những nhân tố trên thuộc thành phần Cấp trên. Chúng ta vẫn gọi nhân tố này là “Cấp trên”.

(2)Nhân tố thứ hai gồm 5 biến quan sát

L4 So với các công ty khác anh/chị cảm thấy mức lương của mình là cao. L2 Mức lương hiện tại tương xứng với năng lực làm việc của anh/chị. L3 Công ty trả lương rất công bằng.

L1 Anh/chị được trả lương cao.

L5 Anh/chị có thể sống tốt hoàn toàn dựa vào thu nhập từ công ty.

Những nhân tố trên thuộc thành phần Lương. Chúng ta vẫn gọi nhân tố này là “Lương”.

(3)Nhân tố thứ ba gồm 5 biến quan sát

DTTT3 Anh/chị được tham gia các chương trình đào tạo hằng năm theo yêu cầu công việc.

DTTT5 Sau khi được đào tạo, kỹ năng, nghiệp vụ của anh/chị được nâng cao. DTTT1 Chương trình đào tạo phù hợp với khả năng của anh/chị.

DTTT7 Công ty rất quan tâm đến công tác đào tạo nhân viên. DTTT2 Anh/chị có nhiều cơ hội để được thăng tiến tại công ty.

Những nhân tố thuộc thành phần Đào tạo, thăng tiến. Chúng ta vẫn gọi nhân tố này là “Đào tạo, thăng tiến”.

(4)Nhân tố thứ tư bao gồm 4 biến quan sát

KT3 Công ty có chính sách khen thưởng rõ ràng hiệu quả.

KT4 Thành tích của anh/chị được cấp trên công nhận, đánh giá kịp thời. DTTT4 Anh/chị được biết các điều kiện cần thiết để thăng tiến.

KT2 Anh/chị được thưởng tương xứng với những đóng góp, cống hiến của anh/chị.

Những nhân tố này bao gồm 3 biến quan sát của nhân tố Khen thưởng và biến quan sát Điều kiện thăng tiến nên được đặt tên là “Khen thưởng và điều kiện thăng tiến”.

(5)Nhân tố thứ năm bao gồm 3 biến quan sát

DN2 Anh/chị và các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt. DN3 Đồng nghiệp của anh/chị thoải mái dễ chịu.

DN1 Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ anh/chị trong công việc.

Những nhân tố trên thuộc thành phần Đồng nghiệp. Chúng ta vẫn gọi nhân tố này là “Đồng nghiệp”.

(6)Nhân tố thứ sáu bao gồm 3 biến quan sát

MTLV2 Nơi anh/chị làm việc sạch sẽ, thoáng mát.

MTLV1 Nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn ở công ty rất phù hợp với công việc của anh/chị.

Những nhân tố trên thuộc thành phần Môi trường làm việc. Chúng ta vẫn gọi nhân tố này là “Môi trường làm việc”.

(7)Nhân tố thứ bảy bao gồm 2 biến quan sát

PL1 Chương trình bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe của công ty mang lại lợi ích thiết thực cho anh/chị.

PL2 Công ty có chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tốt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành của nhân viên tại một số khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)