Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành của nhân viên tại một số khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang (Trang 49)

Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong luận văn là phương pháp nhân tố, hồi quy, thống kê mô tả. Đối với những phân tích này đòi hỏi phải có cỡ mẫu đủ lớn. Có nhà nghiên cứu cho rằng cỡ mẫu phải từ 100 đến 150 (Hair ,1998) cũng có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200 (Hoelter, 1983), cũng có tác giả cho rằng cỡ mẫu phải 300.

Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải gấp 5 lần số biến quan sát. Trong nghiên cứu này có tổng cộng 37 mục hỏi vì thế theo tiêu chuẩn 5 mẫu 1 biến quan sát thì kích thước mẫu là 185 mẫu và sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

3.2.2Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện qua hai giai đoạn:

Giai đoạn 1, từ mục tiêu nghiên cứu, luận văn tìm hiểu, thu thập lý thuyết liên quan và các nghiên cứu kinh nghiệm để chọn thang đo phù hợp. Dùng bảng câu hỏi này thực hiện nghiên cứu khám quá bằng phương pháp định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm để xác định sự phù hợp của thang đo lương, cơ hội đào tạo thăng tiến, môi trường làm việc, khen thưởng, phúc lợi, đồng nghiệp, cấp trên và lòng trung thành và đưa ra bảng câu hỏi nháp.

Giai đoạn 2, nghiên cứu tiến hành khảo sát thử bằng bảng câu hỏi nháp cuối cùng với mẫu n=30 để hiệu chỉnh lại từ ngữ, xem mức độ hiểu đúng câu hỏi của đối tượng khảo sát phù hợp như thế nào để chuẩn bị cho nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện với mẫu là 190, đối tượng là những nhân viên đang làm trong các khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang. Khảo sát bắt đầu từ16/4/2013 đến 8/5/2-13. Kết thúc khảo sát thu về 181 bản. trong đó có 177 bản phù hợp với điều kiện khảo sát, 4 bản không hợp lệ do bỏ trống quá nhiều hoặc không phù hợp với điều kiện khảo sát. Sau đó tiến hành nhập và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Dữ liệu sau khi làm sạch sẽđược thực hiện các bước sau:

Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha. Từ 0.8 đến 1 là thang đo tốt, từ 0.7 đến 0.8 là thang đo sử dụng được. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Peterson, 1994). Vì vậy với nghiên cứu này thì Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể chấp nhận được.

Phân tích các nhân tố khám phá EFA nhằm nhận diện các nhân tố giải thích cho các biến thành phần. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại khỏi thang đo (Nunnally & Burnstein, 1994). Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): tổng phương sai trích phải lớn hơn 0.5 và eigenvalue > 1thì thang đo mới được chấp nhận (Hair, 1998). Nghiên cứu này sẽ sử dụng chỉ số Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1.

- Kiểm định các giả thuyết của mô hình và mức độ phù hợp tổng thể của mô hình. Mô hình hồi quy đa biến và kiểm định với mức ý nghĩa là 5%

Lòng trung thành = β0+β1*Lương+β2*Môi trường làm việc+β3*Đồng nghiệp+β4*Khen thưởng+ β5*Phúc lợi+β6*Cơ hội đào tạo thăng tiến+β7*Cấp trên 3.3 Điều chỉnh thang đo

Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu gồm lương, cơ hội đào tạo thăng tiến, môi trường làm việc, khen thưởng, phúc lợi, đồng nghiệp, cấp trên, sự trung

thành. Thang đo của các khái niệm này đã được xây dựng, đo lường ở nước ngoài. Và ở Việt Nam, các thang đo này đã được một số nhà nghiên cứu xây dựng, đo lường trong điều kiện Việt Nam như của Nguyễn Thanh Mỹ Duyên (2012), và Lương Trọng Hiệp (2012). Trong luận văn này, nghiên cứu đã kế thừa các thang đo này.

3.3.1Diễn đạt và mã hóa thang đo

Nghiên cứu gồm 8 thành phần và 37 biến quan sát. Nội dung phát biểu, ký hiệu và nguồn gốc được thể hiện ở bảng 3.1

Bảng 3.1: Thang đo các thành phần, mã hóa thang đo và nguồn gốc STT Phát biểu hiệu biến Nguồn gốc Lương

1 Anh/chị được trả lương cao. L1

2 Mức lương hiện tại tương xứng với năng lực làm việc của Anh/chị.

L2

3 Công ty trả lương rất công bằng L3

4 So với các công ty khác anh/chị cảm thấy mức lương của mình là cao.

L4 5 Anh/chị có thể sống tốt hoàn toàn dựa vào mức

lương từ công ty.

L5

Nguyễn Thanh Mỹ

Duyên (2012)

Cơ hội đào tạo thăng tiến

6 Chương trình đào tạo phù hợp với khả năng của Anh/chị.

DTTT1 7 Anh/chị có nhiều cơ hội để được thăng tiến tại công

ty.

DTTT2 8 Anh/chị được tham gia các chương trình đào tạo

hằng năm của công ty theo yêu cầu công việc.

DTTT3 9 Anh/chị được biết các điều kiện cần thiết để thăng tiến. DTTT4 10 Sau khi được đào tạo kỹ năng của Anh/chị được

nâng cao hơn.

DTTT5 11 Nhà quản lý luôn quan tâm đến công tác đào tạo,

phát triển cán bộ kế thừa.

DTTT6 12 Công ty rất quan tâm đến công tác đào tạo nhân viên. DTTT7

Nguyễn Thanh Mỹ

Duyên (2012)

Môi trường làm việc

13 Nơi Anh/chị làm việc sạch sẽ, thoáng mát. MTLV1 14 Nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn ở công ty rất phù hợp

với công việc của Anh/chị.

MTLV2 15 Nơi anh/chị làm việc rất an toàn. MTLV3

Nguyễn Thanh Mỹ

Duyên (2012)

Khen thưởng

16 Anh/chị được xét thưởng công bằng khi hoàn thành tốt công việc.

KT1 17 Anh/chị được thưởng tương xứng với những đóng

góp, cống hiến của Anh/chị.

KT2 18 Công ty có chính sách khen thưởng rõ ràng, hiệu

quả.

KT3 19 Thành tích của Anh/chị được cấp trên công nhận,

đánh giá kịp thời. KT4 Nguyễn Thanh Mỹ Duyên (2012)

Bảng 3.1: Thang đo các thành phần, mã hóa thang đo và nguồn gốc STT Phát biểu hiệu biến Nguồn gốc Phúc lợi 20 Chương trình bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe của công ty mang lại lợi ích thiết thực cho Anh/chị.

PL1 21 Công ty có chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tốt. PL2 22 Anh/chị hài lòng với chế độ trợ cấp ăn trưa, quà tặng

sinh nhật. PL3 Nguyễn Thanh Mỹ Duyên (2012) Đồng nghiệp

23 Đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ Anh/chị trong công việc.

DN1 24 Anh/chị và các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt. DN2 25 Đồng nghiệp của Anh/chị thoải mái, dễ chịu. DN3

Nguyễn Thanh Mỹ

Duyễn (2012)

Cấp trên

26 Anh/chị không gặp khó khăn trong việc giao tiếp và trao đổi với cấp trên.

CT1 27 Cấp trên luôn động viên hỗ trợ anh/chị khi cần thiết. CT2 28 Cấp trên thực sự quan tâm tới Anh/chị. CT3 29 Cấp trên luôn ghi nhận đóng góp của Anh/chị với đơn

vị.

CT4 30 Cấp trên luôn sẵn sàng bảo vệ Anh/chị trước những

người khác khi cần thiết.

CT5 31 Cấp trên của Anh/chị là người có năng lực. CT6 32 Anh/chị được quyết định cách thức thực hiện công

việc, nhiệm vụ của mình.

CT7 33 Cấp trên của anh/chị đối xử công bằng với nhân viên

cấp dưới.

CT8

Lương Trọng Hiệp

(2012)

Thang đo sự trung thành

34 Anh/chị cảm thấy tự hào khi làm việc tại công ty. Ltt1 35 Anh/chị rất vui khi làm việc lâu dài với công ty. Ltt2 36 Anh/chị sẽở lại với công ty dù nơi khác có đề nghị

mức lương hấp dẫn hơn.

Ltt3 37 Anh/chị sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân khi cần thiết

để giúp công ty thành công.

Ltt4 Nguyễn Thanh Mỹ Duyên (2012

3.4Tóm tắt

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm:

Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai phương pháp. Nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm để điều chỉnh thang đo) và nghiên cứu định lượng (thu thập bằng cách thông qua bảng câu hỏi, dữ liệu thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS16.0), xây dựng quy trình nghiên cứu.

Nghiên cứu chính thức: Trình bày phương pháp chọn mẫu, thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi và mã hóa thang đo để phục vụ xử lý số liệu.

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1Giới thiệu

Chương 3 đã trình bày về phương pháp nghiên cứu trong đó bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lương, phương pháp chọn mẫu, thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi và diễn đạt và mã hóa thang đo phục vụ cho việc xử lý số liệu. Trong chương 4 này sẽ trình bày kết quả phân tích số liệu có được thông qua việc đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy đa biến và cuối cùng là phân tích thống kê mô tả

4.2 Mô tả mẫu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu theo 4 biến quan sát là giới tính, thâm niên công tác, trình độ học vấn và tuổi.

Về giới tính:

Bảng 4.1: Bảng phân bố mẫu theo giới tính

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

1 78 44.1 44.1 44.1

2 99 55.9 55.9 100.0

Valid

Total 177 100.0 100.0

Có 78 Nam tham gia trả lời câu hỏi chiếm 44.1% và 99 Nữ chiếm 55.9%. Số lượng Nữ nhiều hơn Nam không đáng kể. Thực tế ở các khách sạn thì tỉ lệ này là gần bằng nhau nên có thể chấp nhận được.

Về độ tuổi:

Bảng 4.2: Bảng phân bố mẫu theo độ tuổi

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

1 86 48.6 48.6 48.6 2 69 39.0 39.0 87.6 3 20 11.3 11.3 98.9 4 2 1.1 1.1 100.0 Valid Total 177 100.0 100.0

Có 4 nhóm tuổi được đưa ra trong đó nhóm tuổi từ 18 đến 25 chiếm nhiều nhất với tần suất là 86 và chiếm 48.1%, tiếp sau đó là các nhóm tuổi lần lượt là 26 đến 35, từ 36 đến 45 cuối cùng là trên 45 tuổi chiếm rất ít chỉ với tần suất là 2 và chiếm 1.1%. Như vậy đa phần người tham gia phỏng vấn là những người trẻ.

Về thâm niên công tác:

Bảng 4.3: Bảng phân bố mẫu theo thâm niên công tác

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

1 40 22.6 22.6 22.6 2 56 31.6 31.6 54.2 3 36 20.3 20.3 74.6 4 30 16.9 16.9 91.5 5 9 5.1 5.1 96.6 6 6 3.4 3.4 100.0 Valid Total 177 100.0 100.0

Trong 177 người tham gia phỏng vấn những người có thâm niên công tác từ 1 đến 2 năm là chiếm tần suất và tỷ lệ cao nhất với tần suất 56 và 31.6%. Tiếp đến lần lượt là thời gian công tác dưới 1 năm, từ 2 đến 3 năm, từ 4 đến 5 năm. Trong đó những người có thâm niên công tác trên 5 năm chiếm tỷ lệ rất ít chỉ có 6 người và chiếm 3.4%.

Về học vấn:

Với mẫu là 177 thì những người có trình độ trung cấp cao đẳng là chiếm nhiều nhất với 92 người và chiếm 52%. Tiếp đến là đại học với 72 người chiếm

40.7%. Trình độ phổ thông và trên đại học chiếm rất ít chỉ có 8 người trình độ phổ thông và 5 người trên đại học chiếm lần lượt là 4.5% và 2.8%.

Bảng 4.4: Bảng phân bố mẫu theo trình độ học vấn

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

1 8 4.5 4.5 4.5 2 92 52.0 52.0 56.5 3 72 40.7 40.7 97.2 4 5 2.8 2.8 100.0 Valid Total 177 100.0 100.0

4.3 Đánh giá thang đo

Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hai công cụ là hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố. Hệ số Cronbach Alpha được dùng để loại các biến “rác”, các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 (Nunnally & Bernstein, 1994).

Độ tin cậy được dùng để mô tả độ lỗi của phép đo, bởi vì ta không thể biết chính xác mức độ biến thiên của biến đúng và biến lỗi, không thể tính trực tiếp được mức độ tin cậy của thang đo. Tuy nhiên chúng ta có thể thiết lập độ tin cậy dựa vào hệ số Cronbach Alpha. Hệ số này cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng câu hỏi được dùng để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến Bob E Hays (1983, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007).

Tiếp theo, phương pháp EFA được sử dụng. Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn những vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998).

Hệ số KMO (Kaiser – Mayer - Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn (giữa 0.5 và 1) là điều kiện đủ để

phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu (Norusis, 1994).

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s Test of Sphericity) dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị, là ma trận có các thành phần (hệ số tương quan giữa các biến) bằng 0 và đường chéo (hệ số tương quan với chính nó bằng 1). Nếu kiểm định Bartlett có sig < 0.05, chúng ta từ chối giả thuyết H0 (ma trận tương quan là ma trận đơn vị) nghĩa là các biến có quan hệ với nhau Kaiser (1974, theo Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0.5. Nếu biến quan sát có hệ số tải nhân tố <0.5 sẽ bị loại (Hair, 1998).

Tổng phương sai trích TVE (Total Variance Explained), tổng này thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường. Tổng này phải đạt từ 50% trở lên và tiêu chí Eigenvalue tối thiêu phải bằng 1 (>=1), thì mô hình EFA phù hợp (Hair, 1998).

Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố >0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Hair, 1998).

4.3.1Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha

Như đã nói ở trên, hệ số Cronbach Alpha được dùng để loại các biến “rác”, các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6.

Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha của các khách sạn được thể hiện như sau:

4.3.1.1 Cronbach Alpha thang đo “Lương”

Thành phần Lương có hệ số Cronbach Alpha là 0.86 (>0.6), hệ số này có ý nghĩa. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) đều > 0.3, nên các biến đo lường của thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

4.3.1.2 Cronbach Alpha thang đo “Đào tạo, thăng tiến”

Thành phần Đào tạo tăng tiến có hệ số Cronbach Alpha là 0.826 (>0.6), hệ số này có ý nghĩa. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) đều > 0.3, nên các biến đo lường của thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

4.3.1.3 Cronbach Alpha thang đo “Môi trường làm việc”

Thành phần Môi trường làm việc có hệ số Cronbach Alpha là 0.786 (>0.6), hệ số này có ý nghĩa. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) đều > 0.3, nên các biến đo lường của thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

4.3.1.4 Cronbach Alpha thang đo “Khen thưởng”

Thành phần Khen thưởng có hệ số Cronbach Alpha là 0.772 (>0.6), hệ số này có ý nghĩa. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) đều > 0.3, nên các biến đo lường của thành phần này đều được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

4.3.1.5 Cronbach Alpha thang đo “Phúc lợi”

Thành phần Phúc lợi có hệ số Cronbach Alpha là 0.723 (>0.6), hệ số này có ý nghĩa. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) đều > 0.3. Tuy nhiên biến PL3 có hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến là 0.831 > 0.723 nên biến PL3 bị loại. Các biến còn lại PL1, PL2 được sử dụng trong phân tích tiếp theo.

4.3.1.6 Cronbach Alpha thang đo “Đồng nghiệp”

Thành phần Đồng nghiệp có hệ số Cronbach Alpha là 0.84 (>0.6), hệ số này có ý nghĩa. Các hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) đều > 0.3, nên các biến đo lường của thành phần này đều được sử dụng trong phân tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành của nhân viên tại một số khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Nha Trang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)