Qua nghiên cứu lý thuyết về sự động viên và nhu cầu của nhân viên cũng như thực tiễn các mô hình nghiên cứu tiêu biểu trên thể hiện trong bảng 2.2 trên cơ sở đó tác giả thấy rằng nhân viên trong doanh nghiệp chủ yếu quan tâm đến các vấn đề sau:
(1) Lương (thu nhập) (Vũ Khắc Đạt, 2008; Bùi Thị Hồng Thủy, 2010; Nguyễn Thanh Mỹ Duyên, 2012, Đoàn Thị Trang Huyền, 2012, Nguyễn Quốc Nghi, 2012). (2) Môi trường làm việc (Vũ Khắc Đạt, 2008; Bùi Thị Hồng Thủy, 2010; Nguyễn Thanh Mỹ Duyên, 2012, Đoàn Thị Trang Huyền, 2012, Nguyễn Quốc Nghi, 2012). (3) Đồng nghiệp ( Nguyễn Thanh Mỹ Duyên, 2012; Đoàn Thị Trang Huyền, 2012). (4) Khen thưởng (Nguyễn Thanh Mỹ Duyên, 2012, Đoàn Thị Trang Huyền, 2012). (5) Phúc lợi (Bùi Thị Hồng Thủy, 2010; Nguyễn Thanh Mỹ Duyên, 2012).
(6) Cơ hội đào tạo, thăng tiến (Nguyễn Thanh Mỹ Duyên, 2012; Đoàn Thị Trang Huyền, 2012; Nguyễn Quốc Nghi, 2012).
(7) Cấp trên (Bùi Thị Hồng Thủy, 2010; Trần Thị Cẩm Thúy, 2011; Đoàn Thị Trang Huyền, 2012; Nguyễn Quốc Nghi, 2012).
Mặc dù tồn tại mối quan hệ tiềm tàng giữa các biến độc lập sử dụng trong mô hình, nhưng đề tài giả thuyết các biến số độc lập với nhau và sau đây là mô hình nghiên cứu giả thuyết:
H1: Lương cao sẽ làm cho nhân viên trung thành với doanh nghiệp hơn.
H2: Môi trường làm việc thuận tiện làm cho nhân viên trung thành với doanh nghiệp hơn.
H3: Đồng nghiệp ủng hộ làm cho nhân viên trung thành với doanh nghiệp hơn. H4: Khen thưởng công bằng sẽ làm cho nhân viên trung thành với doanh nghiệp hơn. H5: Phúc lợi đảm bảo làm cho nhân viên trung thành với doanh nghiệp hơn.
H6: Cơ hội đào tạo, thăng tiến làm cho nhân viên trung thành với doanh nghiệp hơn. H7: Cấp trên quan tâm làm cho nhân viên trung thành với doanh nghiệp hơn.
Lương Môi trường làm việc Đồng nghiệp Khen thưởng Phúc lợi Cơ hội đào tạo
thăng tiến Cấp trên Lòng trung thành của nhân viên H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến lòng trung thành của nhân viên
Bảng 2.2: Nguồn gốc các nhân tố trong mô hình nghiên cứu
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Nhân tố theo mô hình Vũ Khắc Đạt (2008)
Nhân tố theo lý thuyết Maslow và Herzberg
Nhân tố theo mô hình của Bùi Thị Hồng Thủy (2010)
Nhân tố theo mô hình của Trần Thị
Cẩm Thúy (2011)
Nhân tố theo mô hình Nguyễn Thanh
Mỹ Duyên (2012)
Nhân tố theo mô hình của Đoàn Thị Trang
Huyền (2012)
Nhân tố theo mô hình của Nguyễn Quốc Nghi (2012)
Nhân tố theo mô hình nghiên cứu đề xuất của
tác giả
Môi trường tác nghiệp Điều kiện làm việc Môi trường bầu không khí làm việc Môi trường làm việc Môi trường làm việc Môi trường làm việc
Đãi ngộ(lương + phúc lợi) Lương bổng Tiền lương và chế độ chính sách
Lương Lương
Chính sách công ty
Phúc lợi Phúc lợi
Khen thưởng Khen thưởng và công nhận thành tích Lương, thưởng, phúc lợi Khen thưởng Đào tạo phát triển
Sự thăng tiến Cơ hội đào tạo và
thăng tiến
Cơ hội đào tạo, phát triển nghê nghiệp
Cơ hội đào tạo, cơ
hội thăng tiến
Cơ hội đào tạo thăng tiến
Điều kiện làm việc
Sự giám sát của cấp trên Sự trao quyền
Triển vọng , sự phát triển của công ty Bản chất
công việc
Đặc điểm công việc Đặc điểm công việc Sự đảm bảo công việc Đặc điểm cá nhân Chuẩn mực của tổ chức Vị trí công việc Trách nhiệm công việc Đồng nghiệp Đồng nghiệp Lãnh đạo Mối quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp Mối quan hệ cấp trên Lãnh đạo Sự hỗ trợ từ cấp trên và đồng nghiệp Phong cách lãnh đạo Lãnh đạo Đánh giá Đời sống cá nhân
Ý nghĩa công việc Sự công nhận của
người khác Thành tựu