Môi trƣờng vi mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động bán buôn tại siêu thị Metro Cash & Carry Nha Trang (Trang 28)

Môi trƣờng vi mô bao gồm các yếu tố bên trong doanh nghiệp, các kênh Marketing, thị trƣờng khách hàng, nhà cung cấp, công chúng.

a. Các yếu tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp

Yếu tố nội bộ doanh nghiệp là một trong những yếu tố chủ yếu tạo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ. Các yếu tố thuộc tiềm lực của doanh nghiệp có thể kể đến là:

- Trình độ quản lý: yếu tố này quyết định các chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp đƣa ra có tốt, đủ sức cạnh tranh so với đối thủ….

- Tài chính: các yếu tố nhƣ nguồn vốn, cơ cấu vốn, tỷ lệ tái đầu tƣ, khả năng trả nợ, khả năng sinh lời… Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, đầu tƣ trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành nhằm duy trì và nâng cáo sức mạnh cạnh tranh, củng cố vị trí của mình trên thị trƣờng.

- Nhân lực: lực lƣợng lao động với số lƣợng, chất lƣợng, quy mô, cơ cấu, trình độ, năng suất, chiến lƣợc phát triển con ngƣời của doanh nghiệp. Con ngƣời là trung tâm của mọi hoạt động, do đó nhân sự có vai trò quan trọng trong chiến lƣợc của doanh nghiệp.

-Tiềm lực vô hình: các yếu tố văn hóa doanh nghiệp, hình ảnh uy tín của doanh nghiệp, mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu, của hàng hóa, quan hệ với công chúng...yếu tố này

-Vị trí địa lý: địa điểm kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp khả năng cạnh tranh so với đối thủ, tiết kiệm tài chính(thuê mặt bằng, xây dựng mặt bằng…), vị trí thuận tiện cho việc cung cấp hàng hóa, thuận tiện cho khách hàng lui tới quyết định tới khả năng tới mua của khách hàng.

-Hệ thống Marketing: công việc Marketing không đơn giản chỉ là quảng cáo sản phẩm mà nó còn đi kèm với rất nhiều các hoạt động khác nhau nhằm đƣa ra sản phẩm đến với khách hàng một cách tốt nhất.

-Thiết bị công nghệ: yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của mỗi doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến chất lƣợng sản phẩm, đến giá

thành và giá bán sản phẩm. Ngày nay việc trang bị máy móc thiết bị công nghệ thể hiện dễ dàng, tuy nhiên doanh nghiệp cần phảibiết sử dụng với quy mô hợp lý mới đem lại hiệu quả cao.

Các bộ phận trong doanh nghiệp phải phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ và xuyên suốt với nhau mặc dù mỗi bộ phận sẽ có những công việc riêng, chức năng riêng nhƣng tất cả đều phải hƣớng tới một mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp đó là tung ra đƣợc sản phẩm phù hợp, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trƣờng và tăng lợi nhuận.

b. Nhà cung cấp

Họ là những đối tác cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp. Để tìm đƣợc nhà cung cấp phù hợp, doanh nghiệp cần phải có sự nghiên cứu kỹ lƣỡng về mặt tài chính, uy tín, hiệu quả hoạt động, hàng hóa,… Còn để giữ họ trung thành với mình thì doanh nghiệp cần phải có các chế độ, chính sách, hoa hồng thỏa đáng, kích thích kịp thời tinh thần hợp tác của họ.

Các doanh nghiệp cũng cần thƣờng xuyên nghiên cứu nhu cầu, biến động của thị trƣờng để đƣa ra các quyết sách thêm, bớt hoặc thay thế (tức là thu hẹp hay mở rộng mạng lƣới nhà cung cấp) sao cho có hiệu quả.

c. Đối thủ cạnh tranh

Đây là những doanh nghiệp cùng chia sẻ thị phần với doanh nghiệp. Họ có thể là các công ty cùng lĩnh vực hoặc khác lĩnh vực kinh doanh với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nắm đƣợc ƣu, nhƣợc điểm của đối thủ, động thái cũng nhƣ phản ứng của họ trƣớc những biến động của thị trƣờng, các chính sách, chiến lƣợc kinh doanh của họ để có biện pháp đối phó kịp thời và tạo ra đƣợc lợi thế cạnh tranh cho mình.

d. Khách hàng

Khách hàng là mục tiêu, đối tƣợng phục vụ của doanh nghiệp do đó phản ứng, nhu cầu, hành vi tiêu dùng của họ sẽ quyết định thành công hay thất bại của doanh

nghiệp. Khách hàng quyết định loại, cơ cấu, đặc tính cơ, lý, hóa, … của hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh. Hàng hóa của doanh nghiệp đƣợc khách hàng ủng hộ, tức là họ sẽ tiêu dùng hàng hóa của doanh nghiệp đã là một thành công của doanh nghiệp. Nếu họ có thiện cảm với doanh nghiệp thì họ sẽ nói tốt về doanh nghiệp cho bạn bè, ngƣời thân… do đó, sẽ là cơ hội thu hút khách hàng mới cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, một khi khách hàng đã đến công ty thì công ty phải tìm mọi biện pháp để giữ chân họ mãi mãi.

e. Công chúng

Công chúng là một nhóm bất kỳ tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm đến doanh nghiệp, có ảnh hƣởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.

Những đối tƣợng thuộc công chúng nhƣ: giới địa phƣơng, giới tài chính, giới công chúng rộng rãi; giới công quyền; giới truyền thông; công chúng nội bộ; các công chúng xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động bán buôn tại siêu thị Metro Cash & Carry Nha Trang (Trang 28)