BIỆN PHÁP 6: ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC MARKETING VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Phillips Seafood (Trang 104)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN

BIỆN PHÁP 6: ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC MARKETING VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

Sự cần thiết của biện pháp

Trong điều kiện hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của c ơ chế thị trường thì vấn đề nan giải mà các doanh nghiệp thường mắc phải là vấn đề

tiêu thụ cho hàng hoá sản phẩm của mình. Những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn này vì chưa nắm bắt đủ và đúng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả ha y không phụ thuộc vào tiêu thụ hàng hoá sản phẩm của doanh nghiệp đó, nó thể hiện qua sự tăng hay giảm doanh thu. Việc tăng sản l ượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng l ên như : năng suất lao động bình quân sẽ tăng, giá thành giảm xuống. Do vậy khâu tiêu thụ sản phẩm là vấn đề sống còn đối với mỗi công ty.

Ở công ty Phillips Seafood thì có được nhiều lợi thế hơn những công ty khác vì không phải lo quá nhiều cho đầu ra của sản phẩm, v ì sản phẩm của công ty đã được công ty mẹ lo tiêu thụ. Tuy nhiên, chính điều này sẽ làm cho thị trường tiêu thụ của công ty bị hạn chế vì sản lượng tiêu thụ do công ty mẹ ước định. Mặt khác, sẽ làm công ty có một tâm lý chủ quan vì mọi thứ đã có công ty mẹ. Do đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tính tự lập sáng tạo và năng động cho những người thuộc bộ phận marketing, ít chú trong đến việc giới thiệu hình ảnh sản phẩm của công ty ra thị trường. Do vậy mà sản phẩm của công ty hiện nay chưa được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến.

Nội dung thực hiện

­ Đầu tư phát triển bộ phận marketing mạnh hơn:

Bộ phận này ở công ty chưa được chú trọng đáng kể và chỉ được đảm nhiệm một vài nhân viên bán hàng kiêm luôn nhi ệm vụ này. Do vậy công ty cần xác định thành lập riêng trong tương lai, có thể thị trường mục tiêu hiện nay của công ty không phải là các nước đang phát triển mà là được sự bao tiêu từ phía công ty mẹ ở Mỹ, nên chịu sự chi phối nhiều của công ty mẹ. N ên để có thể mở rộng được thị trường thì công ty cần có những thông tin về các thị trường mà mình định hướng đến, và nhiệm vụ đó thuộc về bộ phận marketing, một vài nhiệm vụ chính của bộ phận này như :

+ Nghiên cứu tính cách, phong tục tập quán của khách h àng, nhu cầu cũng như thị hiếu của họ.

+ Dự đoán nhu cầu trong tương lai, dự báo nhu cầu giá cả của từng loại sản phẩm.

+ Nghiên cứu sự thích ứng của sản phẩm, những phản ứng từ phía khách hàng.

+ Phương thức thanh toán có tạo điều kiện thuân lợi cho khách h àng chưa. + Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm mình ở từng thị trường, để qua

đó có kế hoạch nâng cao chất lượng, cải tiến sản phẩm.

Bên cạnh việc thực hiện chiến lược nghiên cứu tiếp cận thị trường để nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm thì không thể bỏ qua công tác giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Có thể nói mặc dù sản phẩm của công ty sản xuất tại Việt Nam nh ưng đối với người tiêu dùng trong nước thì chưa được biết đến nhiều, có thể do mấy nguyên nhân sau :

+ Trước đây công ty chỉ tập trung xuất khẩu sang thị tr ường công ty mẹ. + Giá trị của mặt hàng này quá cao so với thu nhập của người dân trong

nước nên việc tiêu thụ sẽ gặp khó khăn. Vì thế công ty không có kế hoạch tiêu thụ trong nước.

Vì vậy trong thời gian tới công ty nên chú ý hơn đến thị trường trong nước. Vì với dân số hơn 80 triệu dân thì đây là thị trường tiềm năng rất lớn, nhu cầu về mặt hàng thuỷ sản trong nước ngày càng tăng và đời sống của người dân hiên nay thì đang được cải thiện nên họ sẽ hướng đến những mục tiêu cao hơn trong nhu cầu về thực phẩm.

­ Chiến lược quảng cáo :

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để cung cấp thông tin cho khách hàng đang hoặc chưa có nhu cầu về sản phẩm của công ty. Đây l à phương tiện hữu hiệu để bán hàng và quảng bá sản phẩm.

Công ty nên xây dựng thêm một website bằng tiếng việt để người tiêu dùng trong nước dễ dàng truy cập thông tin liên quan tới sản phẩm công ty.

­ Chiến lược xúc tiến bán hàng :

Thông qua việc tiếp xúc với khách hàng thì các nhân viên có thể nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng về loại sản phẩm của công ty, từ đó có cách thức cải tiến để đáp ứng nhu cầu tố t hơn cho khách. Công ty có thể thực hiện thông qua các hình thức như : tham dự hội chợ triển lãm, tổ chứ hội nghị khách hàng, mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, điều này sẽ giúp cho công ty mở rộng được thị trường nhiều hơn.

Việc đẩy mạnh công tác marketing nhằm mục đích sản phẩm của công ty tiêu thụ nhiều và nhanh hơn. Vì có thể nói mặt hàng sản phẩm thuỷ sản là mặt hàng dễ bị hư hỏng nhanh, mặc dù ngày nay với những tiến bộ khoa học đã kéo dài thời gian sử dụng cho loại mặt hàng này. Do vậy công ty cần chú ý đến điều đó và cần làm tốt công tác này.

Hiệu quả mang lại

­Nếu biện pháp này được thực hiện tốt, công ty sẽ thu hút th êm một lượng khách hàng mới, điều này sẽ làm cho quy mô sản xuất của công ty tăng lên.

­Sẽ tạo được sự liên kết giữa bộ phận thu mua và bộ phận marketing. Vì biết được nhu cầu mức tiêu thụ cho sản phẩm đầu ra, từ đó công ty sẽ có kế hoạch cho nguồn nguyên liệu đầu vào, giúp công ty chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Phillips Seafood (Trang 104)