BIỆN PHÁP 5: TĂNG CƯỜNG VIỆC NGHIÊN CỨU TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CHO TỪNG

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Phillips Seafood (Trang 102)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN

BIỆN PHÁP 5: TĂNG CƯỜNG VIỆC NGHIÊN CỨU TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CHO TỪNG

TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CHO TỪNG THỊ TRƯỜNG

Sự cần thiết của biện pháp

Việc nghiên cứu tiếp cận thị trường là cơ sở giúp cho công ty định ra phương hướng mục tiêu cho sản xuất kinh doanh, đổi mới sản phẩm, đổi mới cơ cấu mặt hàng nhằm tăng cường xuất khẩu hàng thuỷ sản của công ty.

Hiện tại, công việc nghiên cứu tìm kiếm, tiếp cận thị trường lâu nay được công ty mẹ thực hiện, công ty chỉ thực hiện công việc n ày đối với những lô hàng có chất lượng thấp , bị công ty mẹ loại bỏ. Điều này làm cho công ty rất bị động trong khâu tiêu thụ.

Chính vì vậy, công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường phải thực hiện ngay từ ban đầu. Để tiếp cận thị trường công việc nghiên cứu bao gồm : nhận biết sản phẩm xuất khẩu, nghiên cứu thị trường, lựa chọn khách hàng và có những chiến lược sản phẩm cho từng thị trường.

Nội dung thực hiện

­ Nhận biết sản phẩm xuất khẩu

Mục đích của công việc này là nhằm lựa chọn mặt hàng kinh doanh có lợi nhất. Mốn vậy cần phải trả lời các câu hỏi :

Muốn kinh doanh có hiệu quả thì chúng ta cần phải bán cái gì thị trường cần chứ không phải bán cái gì mà ta có. Muốn vậy, thì phải tìm hiểu nhu cầu của thị trường về mặt hàng, quy cách, phẩm chất, đóng gói, bao bì, số lượng.

 Tình hình tiêu dùng mặt hàng đó như thế nào ?

Mỗi mặt hàng có thói quen tiêu dùng riêng th ể hiện ở thời gian tiêu dùng, quy luật của biến động cung cầu về mặt h àng đó. Cần nắm vững được tập quán tiêu dùng thì chúng ta mới có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường.

 Mặt hàng đó ở giai đoạn nào của chu kỳ sống ?

Mỗi mặt hàng có một đời sống riêng, cần phải biết được sản phẩm đó hiện nay đang ở giai đoạn nào. Nếu biết được mặt hàng mà ta dự định tung ra đang ở giai đoạn nào thì chúng ta mới xác định những biện pháp cần l àm để nâng cao doanh thu.

 Tình hình sản xuất mặt hàng đó như thế nào ?

Muốn kinh doanh có hiệu quả thì không những ta nắm vững cung cầu về mặt hàng của mình mà ta cần phải quan tâm đến khả năng sản xuất của mình nữa, nghiên cứu tìm hiểu các tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể áp dụng vào sản xuất mặt hàng đó.

­ Nghiên cứu thị trường : cần tìm hiểu những vấn đề về đất nước cũng như khu vực mà công ty đang có ý định thâm nhập vào. Một số câu hỏi cần được công ty trả lời như :

 Chính sách mua bán ra sao ?

 Tập quán mua bán nơi đó như thế nào ?  Luật pháp của họ như thế nào ?

 Hệ thống tài chính tiền tệ ra sao ?  Giá cả và quy luật biến động giá cả ?  Công tác vận chuyển và cước phí ra sao ?

Sản phẩm là đầu ra của công ty đồng thời nó là đầu vào của thị trường. Do vậy, giữa thị trường và sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Công ty nên tìm hiểu nghiên cứu các chiến lược giữa thị trường và sản phẩm để có được kết quả tốt nhất. Ta có một số chiến l ược như :

 Chiến lược thâm nhập thị trường chính là việc liên kết sản phẩm hiện có với thị trường hiện có.

 Chiến lược phát triển thị trường là chiến lược sản phẩm hiện có với thị trường mới : bằng những sản phẩm cũ nhưng công ty mở rộng, tìm kiếm những khúc tuyến thị trường mới để bán nhiều hơn sản phẩm hiện có.

 Chiến lược phát triển sản xuất là chiến lược sản phẩm mới với thị trường hiện có : công ty có thể cải tiến sản phẩm cho tốt h ơn theo nhu cầu của khách hàng trong thị trường cũ hoặc tạo ra sản phẩm mới mà công ty dự trù trong tương lai ở thị trường hiện tại của công ty sẽ bán rất chạy.

 Chiến lược sản phẩm mới với thị trường mới : bán sản phẩm mới đáp ứng với nhu cầu mới của thị trường, chiến lược này tương đối mạo hiểm.

Ngoài ra tuỳ thuộc vào : quan điểm kinh doanh , lĩnh vực kinh doanh v à khả năng vốn và cơ sở vật chất của khách hàng ma công ty cần lựa chọn đúng đắn việc ký kết hợp đồng xuất khẩu.

Hiệu quả mang lại

­ Mở rộng được thị trường tiêu thụ giúp công ty tăng được doanh thu và giúp công ty có nhiều lựa chọn trong công tác xuất khẩu.

­ Quy mô sản xuất sẽ ngày càng được mở rộng.

­ Giảm bớt được rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Phillips Seafood (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)