- Mục đích, ý nghĩa: xác định những quy định thống nhất phối hợp độngcủa trường và hoạt động của Đội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh là tạo
3.2.5. Thường xuyên động viên tạo điều kiện cho tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm, phụ trách chi đội, phụ trách thiếu nhi, Ban chỉ huy liên Đội thực
chủ nhiệm, phụ trách chi đội, phụ trách thiếu nhi, Ban chỉ huy liên Đội thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và Đội
- Mục đích ý nghĩa
Ở các nước phát triển, học sinh tiểu học được học 900 giờ trong một năm học, lớp học từ 20 đến 25 học sinh. Chi phí thường xuyên cho việc dạy và học bình quân 67 USD cho mỗi học sinh. Ở các nước dang phát triển học sinh tiểu học chỉ được học 500 giờ trong một năm, lớp học từ 50 đến 60 học sinh, chi phí thường xuyên cho việc dạy và học chỉ 0,5 USD cho mỗi học sinh. Nhìn chung đời sống kinh tế của giáo viên nước ta nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng còn rất thấp trong khi yêu cầu công việc ngày càng cao. [12]
Vì vậy hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm thường xuyên tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường cả về vật chất và tinh thần để mọi người yên tâm, phấn khởi mang hết khả năng của mình thực hiện nhiệm vụ được giao. Có thể nói không quá rằng: đầu tư bao nhiêu vào sự chăm sóc đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiểu học cũng chưa xứng với vị trí, vai trò của Đội
ngũ này trong sự nghiệp giáo dục và phát triển quốc gia. Làm tốt công tác này Hiệu trưởng sẽ từng bước xây dựng nhà trường thành một tập thể đoàn kết. Ngôi trường sẽ là ngôi nhà thứ hai của tất cả các thành viên trong trường. Xây dựng nhà trường thành một tổ chức biết học hỏi.
- Cách thực hiện biện pháp: Huy động các quỹ phúc lợi của nhà trường: quỹ 2 buổi/ngày, vận động hội cha mẹ học sinh ủng hộ kinh phí để chăm lo cho cán bộ giáo viên nhân các ngày lễ tết, khám bệnh định kì cho người lao động, tổ chức tham quan nghỉ mát vào dịp hè, xây dựng quỹ tự có giúp giáo viên vay vốn làm kinh tế nâng cao mức sống gia đình. Đảm bảo chi trả chế độ thêm giờ khi giáo viên tham gia hoạt động ngoài giờ. Hỗ trợ kinh phí tổ chức Đại hội chi Đội, hội trại, các cuộc thi …
Tạo điều kiện về thời gian, giúp đỡ giáo viên học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Trước khi bước vào năm học nhà trường hỗ trợ về kinh phí tạo điều kiện về thời gian để BCH chi đoàn, TPT mở lớp tập huấn công tác Đội cho cán bộ PTC, Ban chỉ huy chi Đội, phụ trách nhi đồng. Trong năm học, tạo điều kiện về kinh phí để tổ chức các hoạt động làm điểm. Tổ chức cho Cán bộ - Giáo viên, Cán bộ phụ trách Đội, Ban chỉ huy tham quan học tập công tác Đội ở các đơn vị điển hình, tiên tiến.
Muốn phát huy chất lượng tự quản và chất lượng hoạt động Đội, vấn đề đào tạo bồi dưỡng cho ban chỉ huy Đội là một yêu cầu cấp thiết. Việc đầu tiên là phải lựa chọn ban chỉ huy Đội: Việc lựa chọn ban chỉ huy ở một đơn vị phải vừa mang tính phổ biến, vừa đảm bảo những đặc thù của đơn vị, song cũng cần có hướng tiếp cận và giúp đỡ các em lựa chọn chỉ huy cho chính xác. Khi lựa chọn chỉ huy cần căn cứ vào yêu cầu khả năng cụ thể của từng đơn vị để lựa chọn ban chỉ huy cho thích hợp với tình hình; căn cứ vào yêu cầu chất lượng năng lực chung cần có của ban chỉ huy: học lực khá, giỏi ; đạo đức tốt; biết tổ chức điều hành các hoạt động Đội; hiểu biết về Đội TNTP Hồ Chí Minh; cởi mở, nhanh nhẹn, chủ động sáng tạo trong hoạt động. Lựa chọn ban chỉ huy
không phải là sự tiếp nhận những cái đã có ở các em vì có những phẩm chất năng lực chỉ có thể có được trong quá trình rèn luyện. Điều quan trọng hơn là cần phải rút ngắn khoảng cách giữa cái hiện có và cái cần có. Do vậy, lựa chọn bao giờ cũng phải đi đôi với bồi dưỡng.
Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của các em, vì vậy cần phải tôn trọng quyền lựa chọn ban chỉ huy của các em, song do các em chưa nhận thức được đầy đủ, chưa biết nhìn nhận và đánh giá con người một cách khách quan và toàn diện nên người phụ trách cần giúp các em tìm hiểu và hướng dẫn để các em lựa chọn cho mình một ban chỉ huy có phẩm chất và năng lực, cần chú ý một số vấn đề sau: thứ nhất là phát hiện nòng cốt để chọn chỉ huy bằng cách thông qua các hoạt động Đội, qua các cuộc giao tiếp để tìm những em có năng lực cần thiết hoặc qua việc trao đổi với phụ trách chi Đội năm trước để tìm hiểu thêm Đội ngũ nòng cốt. Thứ hai là hướng dẫn đội viên lựa chọn ban chỉ huy: chọn chỉ huy vừa là trách nhiệm vừa là nhiệm vụ của đội viên do vậy đội viên cần nghiêm túc suy nghĩ và cân nhắc trước khi lựa chọn; giúp đội viên nắm được tiêu chuẩn của ban chỉ huy, nhiệm vụ của đơn vị mình để đội viên lựa chọn đối tượng thích hợp nhất. Cuối cùng là lựa chọn ban chỉ huy qua các kì đại hội Đội: trong đại hội cần tôn trọng quyền đề cử, ứng cử và bầu cử của đội viên, phụ trách không được áp đặt, tạo không khí vui tươi và phát huy cao nhất nguyên tắc dân chủ, tự quản của đội viên.
Bồi dưỡng ban chỉ huy là việc làm thường xuyên, cần thiết của người phụ trách. Ban chỉ huy là yếu tố quyết định chất lượng hoạt động Đội. Bồi dưỡng ban chỉ huy là phát huy những mặt mạnh sẵn có của các em, đồng thời khơi dậy những tiềm năng còn tiềm ẩn trong các em, giúp các em vươn tới những phẩm chất năng lực cần có của người chỉ huy.
Phương pháp bồi dưỡng ban chỉ huy: Công tác bồi dương ban chỉ huy chính là quá trình tổ chức học đi đôi với hành, do đó phải kết hợp nhiều phương pháp bồi dưỡng khác nhau để đạt được mục tiêu, chất lượng ban chỉ
huy tại mỗi đơn vị. Có 2 phương pháp chủ yếu: phương pháp mở lớp, lớp tập trung theo đợt ngắn ngày hay dài ngày (trong năm học hoặc trong dịp hè) cần chú ý: chương trình cụ thể cho từng loại lớp, từng loại đối tượng; tài liệu hướng dẫn cho các em học tập, tổng phụ trách phải có phương pháp giảng dạy về công tác Đội tức là vừa dạy kiến thức, vừa hướng dẫn các tổ chức thực hành để rèn luyện kỹ năng công tác Đội cho chỉ huy như: phương pháp trực quan, luyện tập, ghi nhớ; các loại hình lớp phù hợp với khả năng tổ chức của đơn vị: lớp tập huấn sinh hoạt chủ đề, lớp bồi dưỡng chuyên đề, lớp bồi dưỡng định kỳ; tổ chức lớp: lên kế hoạch, xây dựng nội dung, chuẩn bị giáo viên biên chế các lớp, tổ chức kiểm tra đánh giá, tổng kết khen thưởng, rút kinh nghiệm…Ngoài ra còn có phương pháp bồi dưỡng qua thực tế: phương pháp này rất quan trọng, phong phú về nội dung và biện pháp thực hiện. Bồi dưỡng qua các cuộc họp ban chỉ huy. Họp định kỳ: duy trì họp theo lịch quy định. Nội dung họp phải đảm bảo việc kiểm tra thực hiện nghị quyết, đánh giá tình hình thi đua, bàn bạc nhiệm vụ thời gian tới và phân công nhiệm vụ tới từng ủy viên. Mỗi lần họp cần phải có ý kiến của phụ trách, hoặc tổng phụ trách, các thành viên đều phải có ý kiến tham gia. Họp giao ban cấp liên Đội. Để nắm tình hình chỉ đạo thi đua chung của liên Đội, chi Đội, có ý kiến chỉ đạo và giải quyết của ban chỉ huy liên Đội, đối với những hoạt động lớn phải có ý kiến của tổng phụ trách và ban giám hiệu. Ngòai ra có thể có các cuộc hội ý ngắn, tranh thủ vào các giờ ra chơi, giờ nghỉ, cuối buổi học khi có công tác đột xuất hoặc cần hội ý thống nhất một số vấn đề. Tổ chức các cuộc họp ban chỉ huy, hội nghị nhằm giúp chỉ huy Đội rèn luyện năng lực tự quản và người phụ trách có thể hiểu rõ trình độ nhận thức của các em để có điều kiện bồi dưỡng cụ thể hơn. Bồi dưỡng qua công tác thực tế: giao nhiệm vụ đến từng ủy viên trong ban chỉ huy liên Đội, chi Đội, có hướng dẫn cụ thể để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao song vẫn phải đảm bảo vừa sức, phù hợp với đối tượng; tổng phụ trách có thể làm mẫu để các em rút kinh nghiệm từ việc sắp xếp lên
kế hoạch, đến việc tổ chức thực hiện ở liên Đội mình hoặc liên Đội khác. Khi có hoạt động mới, có thể mời ban chỉ huy cùng tham gia; kiểm tra kỹ năng, thao tác của ban chỉ huy về cách điều hành, hướng dẫn tổ chức hoạt động bằng cách giao nội dung hoạt động cho các ban chỉ huy. Bồi dưỡng qua công tác thực tế đòi hỏi tổng phụ trách phải giúp các em biết vận dụng kiến thức đã được hướng dẫn vào thực tiễn của đơn vị. Do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổng phụ trách với phụ trách các chi Đội, cần có sự kết hợp giữa công tác bồi dưỡng của phụ trách với tự bồi dưỡng của ban chỉ huy.
Hoạt động Đội là hoạt động chính trị xã hội đặc biệt dành cho thiếu niên nhi đồng. Việc bồi dưỡng ban chỉ huy giúp cho các em thạo việc, biết tổ chức và quản lý hoạt động là yêu cầu cần thiết. Song để làm tốt công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy, đòi hỏi Tổng phụ trách phải có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có điều kiện lao động hợp lý, thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó phải có tài liệu hướng dẫn cho công tác bồi dưỡng, phải có sự chỉ đạo và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động Đội thì công tác bồi dưỡng ban chỉ huy mới đạt hiệu quả cao.
Trong công tác bồi dưỡng Ban chỉ huy cần quan tâm bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng: Đối với sao nhi đồng, phụ trách sao có vai trò hết sức quan trọng, bởi vì họ là lực lượng chủ yếu tổ chức các hoạt động cho nhi đồng theo chương trình dự bị đội viên TNTP Hồ Chí Minh. Phụ trách sao là đội viên TNTP nên về lứa tuổi, các em gần sát với tuổi nhi đồng, các em dễ đồng cảm, gần gũi, sâu sát với nhi đồng và rất hồn nhiên trong giao tiếp, ứng xử. Phụ trách lớp nhi đồng khó có điền kiện tổ chức hoạt động cho từng sao nhi đồng trong lớp mình, bởi vì trong một lớp có nhiều sao, các em có những yêu cầu, sở thích khác nhau. Phụ trách sao nhi đồng và các đội viên là cộng tác viên có thể làm được điều đó, bởi vì các em có nhiệt tình, năng động, có nghiệp vụ công tác Đội và có năng khiếu hoạt động ca hát, múa, kể chuyện …Như vậy, muốn duy trì sao nhi đồng, muốn có chất lượng hoạt động nhi đồng tốt, chúng
ta phải có đầy đủ các phụ trách sao và phải thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quan tâm và động viên các em. Trước hết phải chọn cử phụ trách sao. Phụ trách sao nhi đồng có vị trí, vai trò quan trọng đối với việc tổ chức hoạt động nhi đồng, vì vậy các chi Đội TNTP và phụ trách chi Đội các lớp trên không thể cử bất cứ đội viên nào làm phụ trách sao, mà cần có sự lựa chọn. Phụ trách sao nhi đồng cần có các tiêu chuẩn: có học lực từ khá trở lên, đạo đức tốt; nhiệt tình với công tác nhi đồng; thành thạo công tác nhi đồng; có khả năng tổ chức hoạt động cho nhi đồng; có hiểu biết nhất định hoạt động tuổi nhi đồng; có một số khả năng về hát, múa, kể chuyện, trò chơi, vẽ, thể dục thể thao…các tiêu chuẩn nêu trên chỉ là định hướng. Các đội viên TNTP là phụ trách sao nhi đồng vẫn cần phải được bồi dưỡng thường xuyên mới có thể đạt được các tiêu chuẩn trên.
Chọn cử phụ trách sao nhi đồng: Mỗi sao nhi đồng có một phụ trách và một số đội viên TNTP khác hỗ trợ các mặt hoạt động hoặc thay thế khi phụ trách sao vắng mặt. Trong trường tiểu học, việc chọn cử phụ trách sao và nhóm đội viên hỗ trợ nên như sau: Các chi Đội TNTP các lớp 4,5 trong trường cử các đội viên làm phụ trách sao nhi đồng lớp 1,2,3. Điều này có thuận lợi trong công tác quản lí điều hành vì các em cùng sinh hoạt trong liên Đội TNTP trường tiểu học. Tuy nhiên lại có khó khăn vì đội viên các lớp 4,5 vẫn còn nhỏ tuổi, còn ít kinh nghiệm và kĩ năng nghiệp vụ công tác nhi đồng nên tổ chức hoạt động sẽ hạn chế. Các phụ trách sao nhi đồng cần được bồi dưỡng về tâm lí – giáo dục tuổi nhi đồng, có như vậy họ mới có phương pháp công tác và đạt hiệu quả tốt trong công tác nhi đồng. Công việc bồi dưỡng này là trách nhiệm chính của phụ trách lớp nhi đồng và tập thể sư phạm nhà trường. Bồi dưỡng về kĩ năng nghiệp vụ công tác thiếu nhi, bao gồm: nghi thức Đội TNTP và các hoạt động mang tính nghiệp vụ của Đội (chương trình rèn luyện đội viên), nguyên tắc phương pháp công tác Đội, hát múa, kể chuyện, trò chơi, cắm trại, thể dục thể thao thiếu nhi …). Tổ chức cho phụ trách sao nhi đồng tham quan
thực tế các điển hình, mô hình hoạt động nhi đồng… ở các trường tiên tiến về công tác Đội, ở các nhà văn hoá, cung thiếu nhi… hoạt động này rất bổ ích với các em, làm tăng thêm nhiệt tình của các em với công tác nhi đồng. Sau khi đã chọn cử được Đội ngũ phụ trách sao thì phải thường xuyên làm tốt việc bồi dưỡng phụ trách sao nhi đồng. Phụ trách sao nhi đồng là trẻ em. Các em vừa phải hoàn thành nhiệm vụ của người học sinh, đội viên, vừa phải tổ chức hoạt động cho sao nhi đồng. Vì vậy, để các em hoàn thành nhiệm vụ của mình, Đội phải tổ chức, bồi dưỡng các em về văn hoá và những hiểu biết về tâm lí- giáo dục học nhi đồng.
3.2.6. Kế hoạch hoá việc phát huy tiềm năng xã hội phục vụ cho hoạt động của đội Thiếu niên Tiền phong trong giáo dục học sinh