- Mục đích, ý nghĩa: xác định những quy định thống nhất phối hợp độngcủa trường và hoạt động của Đội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh là tạo
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Có thể nói rằng tiểu học là nền, lớp 1 là móng. Móng chắc nền vững là cơ
sở bảo đảm cho việc xây dựng ngôi nhà học vấn phổ thông – nơi đây, từ vòng tay ấm áp của bố mẹ, đứa trẻ ngỡ ngàng bước vào một môi trường mới, bắt đầu thực hiện quá trình xã hội hóa cá nhân. Mầm xanh mới nhú này đòi hỏi sự chăm chút chu đáo với tình thương trách nhiệm, tay nghề tinh xảo của các thầy cô. Bằng trải nghiệm bản thân, mỗi chúng ta đều biết rõ rằng rất nhiều hiểu biết, kĩ năng và thói quen tốt đẹp đã được hình thành từ bậc học này và đã theo ta đi suốt cuộc đời. Các thầy, cô giáo giáo mẫu mực và tâm huyết đã để lại dấu ấn trong học sinh của mình từ nét chữ, cách xưng hô, ứng xử trong giao tiếp đến cách giữ gìn sách vở, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. Bác Hồ đã dạy: Trường học của chúng ta là trường học xã hội chủ nghĩa …nhà trường xã hội chủ nghĩa là nhà trường: học đi đôi với lao động; lí luận đi với thực hành, cần cù đi với tiết kiệm. Thiết nghĩ trẻ em Việt Nam cùng sinh ra và lớn lên trên đất Việt, các em được hưởng một nền giáo dục Việt Nam. Trong các em đều tiềm tàng một khả năng phát triển. Nhưng do điều kiện sống và học tập khác nhau nên sự phát triển của các em không đồng đều. Để giúp cán bộ quản lí giáo dục, thấy giáo, cô giáo không phải “Lực bất tòng tâm” trước những khó khăn chung của địa phương và của đất nước, để tất cả các em học sinh đều có điều kiện học tập tốt để phát triển và phát triển tối đa để khẳng định mình. Giải được bài toán này là trách nhiệm của Nhà trường - Gia đình - Xã hội, trước nhất là trách nhiệm của người lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo tổ chức (như hiệu trưởng một trường tiểu học).
Đối với các em học sinh tiểu học, điều quan trọng nhất là nhà trường và thầy giáo, cô giáo phải cố gắng hết sức và bằng mọi biện pháp tạo nên một môi trường vui vẻ, thoải mái, lành mạnh, hấp dẫn, có thể nói là vừa học, vừa chơi, vừa chơi vừa học, phù hợp với sinh lý, tâm lý của các em, đem lại cho các em
hứng thú trong học tập, ham học, học mau hiểu, dễ nhớ. Đây là cái chúng ta cần, cha mẹ các em cần, đất nước và dân tộc cần, hiện tại và tương lai cần.
Để xây dựng nhà trường tiểu học mà ở đó học sinh không chỉ được học chữ mà các em còn được học cách làm người, hình thành cho các em lí tưởng xã hội chủ nghĩa để trở thành chủ nhân của đất nước, đó là trách nhiệm của Nhà trường - Gia đình - Xã hội, trách nhiệm của các tổ chức chính trị, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Trong đó vai trò chủ đạo là giáo dục nhà trường và Đội TNTP Hồ Chí Minh với hoạt động Đội có vị trí vai trò quan trọng cùng nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
Để tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh phát huy hiệu quả giáo dục thiếu niên nhi đồng trong trường tiểu học, Hiệu trưởng nhà trường cần có những biện pháp quản lý phối hợp với tổ chức Đội: Tuyên truyền giáo dục nhận thức cho thầy - trò và các đối tượng xã hội liên quan đến giáo dục tiểu học và Đội. Kế hoạch hoá chương trình, nội dung hoạt động của ban giám hiệu và hoạt động của Đội nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học. Lựa chọn giáo viên có năng lực đảm bảo chỉ đạo quản lí hoạt động chung thống nhất giữa trường và Đội. Xác định những quy định thống nhất phối hợp hoạt động của trường và hoạt động của Đội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh. Thường xuyên động viên tạo điều kiện cho tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm PTC- PTNĐ, ban chỉ huy liên Đội thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và Đội. Kế hoạch hoá việc phát huy tiềm năng xã hội phục vụ cho hoạt động của Đội TNTP trong giáo dục học sinh. Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng, nhân điển hình tiên tiến, tạo ra các phong trào hoạt động Đội.
Đội TNTP Hồ Chí Minh có vị trí quan trọng trong công tác giáo dục thế hệ trẻ. Để tổ chức Đội thực sự là một lực lượng tự quản trong nhà trường tiểu học và phát huy được vai trò trong việc tập hợp thiếu nhi thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay, trong công tác quản lý của mình, hiệu trưởng cần nhận thức đầy đủ vai trò của Đội, có những
biện pháp quản lý hợp lý tạo điều kiện cho Đội hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Nếu xác định được cơ sở công tác quản lý của hiệu trưởng, tạo điều kiện cho Đội TNTP hoạt động thực hiện tốt mục tiêu của Đội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học thì chất lượng, hiệu quả giáo dục học sinh sẽ tốt hơn.