Trách nhiệm của hiệu trưởng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ở huyện An Dương thành phố Hải Phòng (Trang 42)

- Đề cử tổng phụ trách, cử giáo viên chủ nhiệm có năng lực tâm huyết với Đội: Hoạt động Đội được hình thành ở nhà trường hay trên địa bàn dân cư đều phải xuất phát từ nhu cầu của đội viên mà nòng cốt là những đội viên tốt. Điều đó được khẳng định qua các môi trường hoạt động được gắn bó chặt chẽ giữa gia đình - Nhà trường - Xã hội.

Trong nhà trường hiện nay, với các nội dung giáo dục toàn diện đối với học sinh tiểu học và THCS, ngoài học tập các em được hoạt động Đội với nhiều nội dung phong phú hấp dẫn mang tính giáo dục cao. Để thực hiện tốt nghị quyết Trung ương (khoá VIII) là nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực và đào tạo nhân tài, trong thời gian qua công tác giáo dục đã được xã hội hóa ở các cấp, các ngành. Đặc biệt hoạt động Đội đã giúp phần không nhỏ vào công tác thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường tiểu học.

Đội là một tổ chức của trẻ em (từ 9 đến 14 tuổi). Do vậy mọi hoạt động của Đội chỉ có thể gặt hái được thắng lợi khi hoạt động đó được chính các em đề xuất ủng hộ và thực hiện. Điều này chính là một nguyên tắc cơ bản trong quá trình tổ chức hoạt động Đội. Nhưng chúng ta thấy, mặc dù Đội là một tổ chức của thiếu nhi nhưng các em không thể tự quyết định tổ chức hoạt động của mình, mà cần phải có sự hướng dẫn , giúp đỡ của người lớn.

Tổng phụ trách là người đồng hành cùng hiệu trưởng thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh. Ở trường tiểu học, mỗi giáo viên chủ nhiệm là một phụ trách chi Đội, là người chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh của lớp đó trong suốt một năm học và có thể trong suốt cấp tiểu học nếu giáo viên theo lớp.

Về mặt nguyên lí, giáo viên chủ nhiệm - PTC là nhân tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành, sự phát triển nhân cách đội viên, quyết định đặc trưng cơ bản của Đội, là sự tự quản của thiếu niên. Đội do Đảng sáng lập, đoàn THCS Hồ Chí Minh phụ trách. Tự quản của Đội là sự tự quản có định hướng,

là sự kết hợp quá trình làm việc giữa người lớn và trẻ em trong Đội, sự định hướng của người lớn không mang tính bao biện, làm mất đi tính tự quản của thiếu niên. Trong hệ thống cán bộ phụ trách, cấp thấp nhất là PTC, ở cấp phân Đội, các đội viên tự quản hoàn toàn, tự bầu em phân đội trưởng. PTC phải bao quát toàn bộ chi Đội, bao quát đến từng đội viên, nhưng phải biết lùi ra phía sau để cho các em tự quản, đặc biệt là tự quản ở trong phân Đội. Đó là vấn đề vừa là khoa học vừa là nghệ thuật và làm cho hoạt động công tác của PTC khác biệt với các cơ cấu CBPT khác. Hoạt động công tác của CBPT mang đậm tính chất của hoạt động quản lý. Còn hoạt động công tác của PTC mang đậm tính chất của hoạt động thực tiễn. PTC vừa là người tổ chức lãnh đạo, vừa là người giáo dục, lại vừa là người bạn thân thiết của các em. Như vậy, việc đề cử tổng phụ trách và cử giáo viên chủ nhiệm có ý nghĩa quan trọng. Người tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm có năng lực chuyên môn công tác Đội, tâm huyết với nghề sẽ là người thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. Thực tế hiện nay học sinh tiểu học được học 2 buổi / ngày. Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm dạy chính khóa và một giáo viên dạy buổi 2. Hiệu trưởng cần lựa chọn giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức và kĩ năng tổ chức hoạt động Đội để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ dạy học trên lớp và giáo dục học sinh thông qua hoạt động Đội .

- Lập kế hoạch hoạt động chung toàn năm học, đưa hoạt động Đội vào chương trình chung của trường:

Hiệu trưởng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch công tác hàng năm của trường. Việc đưa hoạt động Đội vào kế hoạch chung của trường trước hết để tất cả mọi người thấy rõ: tham gia làm tốt công tác Đội là trách nhiệm của mình. Khi xây dựng kế hoạch hàng tháng, tuần, ngày, hiệu trưởng cần thống nhất với tổng phụ trách để triển khai hoạt động Đội. Có như vậy hoạt động Đội và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không bị chồng chéo, tạo ra sự thống nhất cộng đồng trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể và cá nhân trong toàn trường.

- Cùng với tổng phụ trách mở lớp tập huấn cán bộ phụ trách chi Đội, cử đi tập huấn các lớp của quận, tỉnh, thành phố. Trong mỗi tổ chức, cấp đơn vị nhỏ nhất bao giờ cũng là nhân tố căn bản quyết định sự tồn tại, mọi hoạt động thường xuyên đều tập trung ở đây. Ở trong trường phổ thông, lực lượng phụ trách chi Đội (giáo viên chủ nhiệm đối với trường tiểu học) là lực lượng chủ yếu, quyết định hiệu quả công tác tổ chức, giáo dục đội viên. Nếu như mọi chuẩn bị cho lực lượng này chỉ là 90 tiết học về lí luận phương pháp công tác Đội dạy đại trà cho giáo sinh sư phạm thì rõ ràng là chưa đủ (chủ yếu là nặng về lí thuyết, nhẹ về thực hành). Bởi vậy hầu hết giáo sinh khi ra trường, qua giảng dạy trong trường tiểu học nhiều năm nhưng vẫn thiếu những kĩ năng chủ yếu trong việc hướng dẫn hoạt động cho thiếu nhi. Thực tế tất cả giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học hiển nhiên đảm nhiệm chức danh cán bộ phụ trách chi Đội. Kiến thức, kĩ năng công tác Đội hạn chế trong khi đó hoạt động công tác Đội luôn luôn đổi mới. Do vậy hiệu trưởng cần kết hợp với tổng phụ trách mở lớp tập huấn công tác Đội cho tất cả giáo viên trong trường vào dịp hè trước khi bước vào năm học mới hoặc bồi dưỡng kĩ năng tổ chức trước khi diễn ra hoạt động lớn như hội khỏe phủ đổng, đại hội chi Đội… cử giáo viên dự lớp tập huấn công tác Đội do quận, huyện, thành phố, Trung ương đoàn tổ chức và làm cốt cán triển khai cho giáo viên toàn trường. Việc làm này sẽ bổ sung kiến thức kĩ năng công tác Đội cho giáo viên chủ nhiệm - PTC, tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho giáo viên về nghị quyết của Đảng , đoàn, Đội …về công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Từ đó giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Tạo điều kiện vật chất, kinh phí cho Đội, các chi Đội hoạt động: Hiệu trưởng nhà trường là người duyệt chi, chịu trách nhiệm quản lí tài chính, xây dựng kế hoạch thu chi theo quy định. Kinh phí của Đội rất hạn hẹp, chủ yếu là quỹ kế hoạch nhỏ. Hoạt động của Đội ngày càng phải đổi mới, đa dạng và phong phú. Có thể khẳng định rằng: nếu hiệu trưởng hỗ trợ về kinh phí thì hoạt động Đội sẽ đạt hiệu quả cao.

- Vận động Đội ngũ giáo viên, cán bộ toàn trường tham gia, ủng hộ các hoạt động do Đội tổ chức: Theo nguyên tắc thì Đội ngũ cán bộ phụ trách chi Đội thực hiện sự chỉ đạo của cán bộ tổng phụ trách. Nhưng trên thực tế họ chỉ thực hiện và thực hiện tốt khi có sự phân công cụ thể của hiệu trưởng. Họ thực hiện theo điều lệ trường tiểu học: “giáo viên phục tùng sự phân công của hiệu trưởng ”. Do vậy một mặt hiệu trưởng cần nâng cao nhận thức cho giáo viên về trách nhiệm thực hiện công tác Đội. Mặt khác, hiệu trưởng giúp tổng phụ trách thực hiện quyền quản lý của mình trong công tác Đội. Điều quan trọng giáo viên hiểu được thực hiện tốt hoạt động Đội nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh để từ đó mọi người tích cực hưởng ứng tham gia ủng hộ các hoạt động do Đội tổ chức .

- Xây dựng các tiêu chuẩn thi đua chung của trường trong đó có tiêu chí tham gia hoạt động Đội đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên, tập thể, cá nhân học sinh: Việc đưa tiêu chí tham gia hoạt động Đội trở thành một trong những tiêu chuẩn thi đua chung của trường sẽ làm cho tất cả mọi thành viên trong trường thấy rõ vị trí quan trọng của hoạt động Đội trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục. Từ đó thúc đẩy các tổ chức, cá nhân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.[10] Tóm lại: Đội TNTP Hồ Chí Minh có vị trí vai trò quan trọng thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh, hiệu trưởng có vai trò, trách nhiệm rất lớn trong việc phát huy hiệu quả hoạt động của Đội. Nhưng trên thực tế hiện nay trong công tác quản lý của mình, hiệu trưởng trường tiểu học đã và đang làm gì để phát huy hiệu quả hoạt động của Đội trong công tác giáo dục học sinh?

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CỦA HIỆU TRƢỞNG VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC HUYỆN AN DƢƠNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Vài nét về giáo dục tiểu học huyện An Dƣơng - Hải Phòng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ở huyện An Dương thành phố Hải Phòng (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)