BCH TRUNG ƢƠNG ĐOÀN BAN THƢỜNG VỤ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ở huyện An Dương thành phố Hải Phòng (Trang 29)

BAN THƢỜNG VỤ HỘI ĐĐTW THƢỜNG TRỰC BCH TỈNH ĐOÀN HỘI ĐĐ TỈNH HỘI ĐĐ HUYỆN HỘI ĐĐ XÃ BCH HUYỆN ĐOÀN BCH XÃ ĐOÀN LIÊN ĐỘI

LIÊN ĐỘI CHI ĐOÀN CHI ĐOÀN CHI ĐOÀN

CHI ĐỘI CHI ĐỘI CHI ĐỘI CHI ĐỘI CHI ĐỘI CHI ĐỘI

Điều lệ Đội đã thể hiện rõ những quan điểm mới về công tác Đội của đoàn TNTP Hồ Chí Minh - Người được Đảng giao cho phụ trách Đội. Qua điều lệ Đội, hiểu rõ tính độc lập tương đối của Đội. Đội TNTP Hồ Chí Minh là một tổ chức thống nhất trong cả nước. Hệ thống tổ chức Đội bao gồm các cấp của Đội. Tổ chức cơ sở của Đội được thành lập ở các trường học, ở địa bàn dân cư bao gồm: chi Đội và liên Đội, trong các chi Đội có các phân Đội. Trên cấp liên Đội là hội đồng Đội từ các phường xã đến Trung ương do Ban chấp hành đoàn cùng cấp lập ra để giúp đoàn phụ trách Đội. Hội đồng Đội các cấp vừa có tính chất đại diện cho tổ chức Đội, vừa có tính chất là người phụ trách Đội. Hội đồng Đội các cấp hoạt động theo quy chế của ban thường vụ Trung ương đoàn. Về tổ chức cơ sở của Đội: bất cứ ở đâu có trẻ em ở đó đều có thể thành lập chi Đội, liên Đội theo quy định của điều lệ.

Các liên Đội lấy tên theo trường học hoặc tên địa phương (đối với các liên Đội ở địa bàn dân cư) chi Đội lấy tên theo lớp học, tên anh hùng liệt sĩ,… tuỳ theo nguyện vọng của đa số đội viên. Phân Đội lấy tên theo thứ tự.

Việc thành lập các liên Đội, chi Đội đều do Hội đồng Đội cùng cấp nơi đó quyết định. Ở các cơ sở không đủ điều kiện thành lập liên Đội thì các chi Đội chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng Đội quyết định thành lập.

Việc đoàn thanh niên giao cho Hội đồng Đội có quyền thành lập tổ chức cơ sở của Đội thể hiện tính độc lập tương đối của Đội và khẳng định Hội đồng Đội vừa là người đại diện, vừa là người phụ trách Đội.

Nguyên tắc hoạt động của Đội:

Đội TNTP Hồ Chí Minh hoạt động có tính chất đặc trưng, đáp ứng nhu cầu của lứa tuổi và bảo đảm các nguyên tắc giáo dục trẻ em, trong điều 5 chương 2 điều lệ Đội đã có sự hướng dẫn của phụ trách Đội. Khi quyết định công việc của Đội phải được quá nửa số đội viên đồng ý thì nghị quyết của Đội mới được thực hiện.

Có thể khẳng định hoạt động của Đội TNTP là con đường giáo dục không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ em. Bởi vì, mỗi trẻ em trong quá trình giáo dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con đường như giáo dục thông qua hệ thống nhà trường hoặc bằng giáo dục gia đình xã hội. Trong đó, phương pháp giáo dục ở mỗi môi trường có một một phương thức riêng, như bằng truyền thụ kiến thức trực tiếp hay gián tiếp (như giảng bài thực hành, qua các phương tiện thông tin, hoạt động xã hội). Đối với Đội TNTP, phương pháp giáo dục là thông qua các hoạt động thực tiễn của Đội và tự rèn luyện của đội viên, trong đó thể hiện rõ đặc trưng riêng bằng các nguyên tắc của mình.

- Những nguyên tắc cơ bản của Đội:

Nguyên tắc tự nguyện của Đội: nguyên tắc này thể hiện tính dân chủ của tổ chức Đội để đáp ứng nhu cầu của thiếu nhi trước khi bước vào Đội và của đội viên cùng với các tập thể Đội để tự nguyện vào tổ chức và tự nguyện tham gia tích cực các hoạt động của Đội. Từ đó, sẽ tạo cho đội viên có trách nhiệm xây dựng tổ chức và tập thể Đội, phải mở rộng các hình thức hoạt động phù hợp với nguyện vọng của đội viên và thiếu nhi. Nguyên tắc này thể hiện sự tự quản của Đội có sự hướng dẫn của phụ trách Đội nghĩa là khẳng định tổ chức Đội gồm đội viên và phụ trách Đội. Tự quản là thể hiện tính giáo dục của Đội. Đối với đội viên là tự giáo duc, tự rèn luyện, nhưng cần có sự hướng dẫn của phụ trách vì đội viên vẫn là trẻ em, một đối tượng giáo dục mà sự giáo dục của Đội đều thông qua các hoạt động của Đội. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của Đội với tư cách là một lực lượng giáo dục.

Đoàn phụ trách Đội thể hiện ở các mặt sau: đề ra phương hướng nhiệm vụ cuả tổ chức Đội trong từng thời kì. Quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ, nghi thức Đội cho phù hợp với đường lối quan điểm của Đảng, của đoàn qua các nhiệm kì đại hội. Củng cố, kiện toàn hội đồng Đội các cấp để giúp đoàn phụ trách Đội. Cử cán bộ, đoàn viên có nhiệt tình, năng lực phụ trách hướng

dẫn hoạt động của các tổ chức Đội và cơ sở. Cung cấp kinh phí và các phương tiện hoạt động cho Đội. Phối hợp với các lực lượng xã hội chăm lo cho hoạt động Đội, phong trào thiếu nhi và bảo vệ các quyền lợi của đội viên, thiếu nhi theo các luật quy định.[15]

Nguyên tắc tự quản của Đội thể hiện: mọi công việc của Đội đều do các tập thể và đội viên bàn bạc quyết định. Các quyết định của Đội đều được thực hiện khi quá nửa số đội viên đồng ý. Nguyên tắc tự quản của Đội là thể hiện khả năng làm chủ của đội viên. Đây là nguyên tắc cơ bản để xây dựng Đội vững mạnh.

Hoạt động thực tiễn của Đội đáp ứng nhu cầu phát triển của thiếu nhi, gắn với đời sống xã hội và mục tiêu giáo dục của Đảng. Thực tế trong những năm qua, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã và đang khẳng định được vị trí của mình, thể hiện rõ sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Để đạt được kết quả này bản thân tổ chức Đội đã có sự đổi mới về các loại hình hoạt động ở trong nhà trường, ngoài nhà trường đáp ứng nhu cầu của trẻ em để thu hút các em vào tổ chức. Đó cũng là sự đổi mới về cơ cấu tổ chức cho mọi đội viên phát huy hết khả năng của mình trong hoạt động Đội.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ở huyện An Dương thành phố Hải Phòng (Trang 29)