Về sự phát triển số lượng giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ở huyện An Dương thành phố Hải Phòng (Trang 46)

“Giáo dục và đào tạo Hải phòng tiếp tục phát triển, giữ vững là một trong những địa phương liên tục dẫn đầu cả nước. Thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trường đào tạo sư phạm Hải Phòng đã được đổi tên thành Đại học Hải Phòng theo quyết định của Thủ tướng chính phủ ngày 09/4/2004, thực hiện đào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực khu vực Duyên Hải Bắc bộ. Một số trường học tổ chức theo mô hình dân lập, bán công....được thực hiện ở tất cả các cấp học, ngành học, bước đầu đạt hiệu quả cao.” [34, tr.53]

An Dương là một huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây bắc của thành phố Hải Phòng. Kinh tế, xã hội của huyện đang trên đà phát triển. Có rất nhiều khu công nghiệp lớn: Nomura, LG, công ty may Hồ Gươm, nhà máy giấy…

An Dương có tuyến đường 5, đây là quốc lộ giao thông huyết mạch của Hà Nội - Hải Phòng, có quốc lộ 10 nối giữa Quảng Ninh-Thái Bình- Hải Dương - Hà Nội.

Về giáo dục: Huyện An Dương có 16 xã và 01 thị trấn. Là một huyện ven đô nên sự phát triển giáo dục có sự giao thoa giữa nội thành và ngoại thành. Về giáo dục tiểu học: có 17 trường, trong đó 1 trường thuộc thị trấn An Dương, 16 trường thuộc các xã: An Hưng, Lê Thiện, Đại Bản, Hồng Phong, An Hòa, An Hồng, Lê Lợi, Tân Tiến, Đặng Cương, Bắc Sơn, Nam Sơn, Quốc Tuấn, Hồng Thái, Đồng Thái, An Đồng. Mỗi trường có một liên Đội. Mỗi liên Đội có một cán bộ tổng phụ trách. 100% các trường tiểu học tổ chức cho học sinh được học 2 buổi/ngày.[1]

Bảng 2.1 : Quy mô phát triển giáo dục tiểu học huyện An Dương năm 2008.

Stt Tên trường

Đội ngũ giáo viên

Số lớp Số hs Tổng số Nam Nữ Trình độ ĐH CĐ Đảng viên Đoàn viên 1 An Dương 42 1 41 22 17 17 13 19 563 2 Đặng Cương 38 1 37 18 16 15 12 15 468 3 Đại Bản 1 39 1 38 13 18 14 12 21 570 4 Đại Bản 2 36 2 34 12 17 12 9 18 492 5 Lê Thiện 41 2 39 16 19 14 15 21 614 6 An Hưng 43 3 40 21 18 15 16 18 465 7 Bắc Sơn 38 0 38 13 19 13 12 18 466 8 Nam Sơn 32 1 31 17 13 11 11 15 485 9 Tân Tiến 39 1 38 20 17 15 14 19 563 10 An Hồng 38 0 38 15 12 14 12 17 543 11 An Đồng 58 0 58 32 21 16 19 28 688 12 Hồng Thái 46 0 46 21 22 17 16 18 533 13 Đồng Thái 40 1 39 19 18 17 15 15 445 14 Quốc Tuấn 27 0 27 11 13 11 9 14 398 15 Lê Lợi 24 1 23 14 18 11 10 13 369 16 An Hòa 47 2 45 22 15 17 16 25 742 17 Hồng Phong 46 0 46 19 20 18 19 26 726 Tổng 674 16 658 297 293 247 220 320 9130

(Nguồn: Báo cáo của Uỷ ban nhân dân Huyện An Dương năm 2007)

- Cơ sở vật chất thiết bị dạy học phục vụ giáo dục tiểu học được tăng cường nhất là trong những năm học gần đây. Huyện An Dương có 17 trường, cơ sở vật chất trường học không ngừng được củng cố, cải tạo, đầu tư, nâng cấp sửa chữa, chống sập, chống dột, xây mới thêm phòng học, phòng chức năng,

xây dựng trường chuẩn quốc gia. Toàn huyện có đủ các phòng học 1 lớp/1 phòng, 2 lớp/ phòng, không có lớp học ca ba. Nhiều trường đã xây dựng được thư viện chuẩn và phòng thí nghiệm tạo ra các điều kiện để sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học kể cả thiết bị đồ dùng hiện đại. Nhiều trường trong toàn huyện có phòng dạy tin học. Tiểu học có 08 trường. 100% các trường có máy vi tính phục vụ công tác ứng dụng dạy học và quản lí trong nhà trường. Kết quả xây dựng trường chuẩn quốc gia tính đến tháng 8/2008 toàn huyện An Dương có 11/17 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.[2]

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ở huyện An Dương thành phố Hải Phòng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)